Nuôi gà ăn Tết

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Trong văn hóa của người Việt, con là lễ vật thường được dùng để dâng cúng tổ tiên và thần linh trong hầu hết các nghi lễ tín ngưỡng của người Việt.

Con gà là lễ vật cúng tế quan trọng

Trong văn hóa dân gian của người Việt, con gà được coi là vật quan trọng, báo hiệu điềm lành dữ và có thể dùng để đoán định tương lai. Gà có mặt trong mâm cúng của hầu hết các lễ nghi từ những nghi lễ nhỏ như lễ cúng ma, nghi lễ vòng đời, lễ tết - hội hè…

Phong tục truyền thống của người Việt quan niệm trong mâm cúng tất niên thường phải có con gà trống thiến, đã được luộc chín. Con gà gắn với truyền thuyết gọi mặt trời mọc, để nhân gian được mưa thuận gió hòa, ngoài ra gà cũng là biểu tượng của sự cương trực, sức khỏe và công danh.

Trong ngày tất niên, tùy theo từng địa phương mà người ta đặt gà cúng theo nhiều kiểu khác nhau, có nơi đặt đầu gà hướng về phía bàn thờ, có nơi đặt con gà ngang trên bàn thờ… Cách đặt gà cúng ở mỗi nơi một khác, sự khác biệt này được quy định bởi phong tục của từng địa phương.

Với người H’mông ở Thanh Hóa, con gà đóng vai trò vô cùng quan trọng cả trong đời sống thường ngày và đời sống tâm linh. Từ ngày 27 đến ngày 30 tháng Chạp người H’mông nơi đây tổ chức Tết con gà nhằm cầu mong năm mới bình an, mùa màng tươi tốt.

Gà là lễ vật cúng thần Thổ công của người Nùng. Ảnh: Lý Viết Trường
Gà là lễ vật cúng thần Thổ công của người Nùng. Ảnh: Lý Viết Trường

Người H’mông quan niệm con gà cũng như chiếc gùi, cây khèn là biểu tượng văn hóa; trong đó con gà là cầu nối giữa thế giới con người với thế giới thần linh, là con vật thiêng trong nghi lễ tín ngưỡng. Người dân lấy lông gà buộc thành nhúm rồi nhúng vào tiết gà, dán lên những nơi trang trọng nhất trong ngôi nhà để cúng thần Xử Ca, với hy vọng cầu mong năm mới hạnh phúc, may mắn và bình an…

Con gà trống thiến là lễ vật vật quan trọng nhất trong mâm cúng thần Thổ công của người Nùng, Tày ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn… Mọi người tin rằng con gà của ai to hơn, thì trong năm mới thần linh sẽ chúc cho người đó và gia đình của họ thật nhiều may mắn.

Trong các dịp cúng tế và nghi lễ tín ngưỡng đồng bào đều thịt gà để cúng, vào dịp Tết Nguyên đán, trong mâm cúng tất niên con gà trống thiến là nghi lễ quan trọng nhất, thể hiện sự thành kính của con cháu với tổ tiên. Ngoài ra trong lễ “pây tái” (sêu Tết) họ ngoại, diễn ra từ ngày mùng Hai tháng Giêng đến hết rằm, những người con rể đều mang theo lễ vật gồm con gà trống thiến, rượu, bánh chưng… đến nhà ngoại để báo hiếu. Con gà trống thiến càng to và đẹp mã, thì người con rể càng được khen là có tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ vợ.

Nuôi gà Tết từ đầu năm

Trong mâm cơm ngày thường của người Việt rất ít khi có thịt gà, mặc dù gà là vật nuôi của tất thảy mọi gia đình. Lý do bởi vì con gà là lễ vật cúng tế quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, vậy nên hầu như người Việt nuôi gà quanh năm chỉ để phục vụ cho các ngày lễ.

Con gà dùng để cúng trong dịp Tết Nguyên đán được nuôi từ giữa năm, cuối mùa Thu đầu mùa Đông khi trời khô ráo người dân thôn quê sẽ nhờ những người biết thiến gà đến giúp thiến những chú gà trống choai. Đến đầu tháng Chạp các gia đình bắt gà nhốt vào lồng, cho chúng ăn ngô để vỗ béo và vàng thịt.

Trong những phiên chợ Tết, góc bán gà là một trong những nơi nhộn nhịp nhất, người có gà thì tranh thủ mang ra bán để kiếm chút tiền sắm sanh quà Tết, những ai chưa có gà Tết thì ra mua về để cúng.

 
Nuôi gà phục vụ việc tín ngưỡng. Ảnh: Xâu Xì
Nuôi gà phục vụ việc tín ngưỡng. Ảnh: Xâu Xì

Khi đặt gà cúng, tùy theo từng địa phương, người ta có thể đặt đầu gà hướng về phía bát hương hoặc để ngang, theo các nhà nghiên cứu thì việc đặt gà như thế nào là phụ thuộc vào phong tục và quan niệm của từng địa phương, văn hóa là khác biệt không có mẫu số chung cho tất cả.

Con gà đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người Việt, trong hầu hết các lễ nghi tín ngưỡng đều xuất hiện con gà. Vì con gà quan trọng như vậy, nên quanh năm trong gia đình người Việt đều nuôi gà, đặc biệt con gà Tết đã được nuôi từ đầu năm.

LÝ VIẾT TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Nghi thức dựng cây nêu ngày Tết như thế nào?

Vân Hoa |

Cây nêu thường là cây tre được dựng trước sân nhà. Mỗi dịp Tết đến, người Mường hay vào rừng chọn những cây tre bánh tẻ chắc khỏe và có ngọn cao vút thì mới cong và đẹp. Cây nêu có ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, giúp người dân có một cái Tết an yên.

Rằm tháng Giêng: Gà cúng bất ngờ ế ẩm, đồ chay cháy hàng

NGỌC LÊ |

TPHCM - Ngày 15.2, giá các mặt hàng tươi sống, các loại quả phục vụ Rằm tháng Giêng tại TPHCM vẫn ở mức ổn định. Trong khi đó, các mặt hàng đồ chay tăng sản lượng nhưng vẫn “cháy hàng".

Xếp hàng cả tiếng đồng hồ để chờ mua gà cúng sáng mùng 3 Tết ở TPHCM

THANH VŨ - NGỌC LÊ |

TPHCM - Sáng ngày 3.2 (mùng 3 Tết), đông đảo người dân xếp hàng dài trước các cửa hàng để chờ mua gà cúng.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nghi thức dựng cây nêu ngày Tết như thế nào?

Vân Hoa |

Cây nêu thường là cây tre được dựng trước sân nhà. Mỗi dịp Tết đến, người Mường hay vào rừng chọn những cây tre bánh tẻ chắc khỏe và có ngọn cao vút thì mới cong và đẹp. Cây nêu có ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, giúp người dân có một cái Tết an yên.

Rằm tháng Giêng: Gà cúng bất ngờ ế ẩm, đồ chay cháy hàng

NGỌC LÊ |

TPHCM - Ngày 15.2, giá các mặt hàng tươi sống, các loại quả phục vụ Rằm tháng Giêng tại TPHCM vẫn ở mức ổn định. Trong khi đó, các mặt hàng đồ chay tăng sản lượng nhưng vẫn “cháy hàng".

Xếp hàng cả tiếng đồng hồ để chờ mua gà cúng sáng mùng 3 Tết ở TPHCM

THANH VŨ - NGỌC LÊ |

TPHCM - Sáng ngày 3.2 (mùng 3 Tết), đông đảo người dân xếp hàng dài trước các cửa hàng để chờ mua gà cúng.