Kinh tế xanh, tín dụng xanh là điều không thể chậm trễ

Đức Mạnh |

Tín dụng xanh, ngân hàng xanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thành công Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Tuy nhiên sự phát triển của lĩnh vực này ở Việt Nam vẫn chưa khai thác hết tiềm năng.

Chưa khai thác hết tiềm năng

Tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết Việt Nam phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong đó, tín dụng xanh, ngân hàng xanh đóng vai trò rất quan trọng. Mặc dù Việt Nam đã có những tín hiệu tích cực trong tăng trưởng tín dụng xanh, ngân hàng xanh, song sự phát triển của lĩnh vực này ở Việt Nam vẫn chưa khai thác hết tiềm năng.

Theo đó, tổng dư nợ tín dụng xanh hiện nay mới đạt 528 nghìn tỉ đồng, chiếm 4,20% trong tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Tốc độ tăng dư nợ bình quân đạt khoảng 26%/năm với tín dụng xanh. Nhưng đến năm 2050 đòi hỏi tiến tới Net Zero, vốn và nguồn đầu tư thông qua kênh tín dụng là nguồn lực chính, do đó tốc độ này chưa hẳn đáp ứng được yêu cầu chính đặt ra.

Phát biểu tại hội thảo "Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero" do Báo Lao Động phối hợp tổ chức cùng Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực NHNN - cho biết, ngành ngân hàng đóng vai trò quan trọng để tạo nguồn lực giúp các doanh nghiệp đầu tư dự án, chương trình, cơ sở hạ tầng nhằm giảm thiểu phát thải, bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh, tín dụng xanh.

"Gần đây, rất nhiều hiệp hội, doanh nghiệp đã đặt ra vấn đề này bởi đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội, làm sao để tiếp cận nguồn vốn để đầu tư cho các dự án. Tiêu biểu với dệt may, họ nói đây là cơ hội và không thể chậm chân trong tiếp cận với những quy định trong chứng chỉ carbon. Bởi sau này tất cả những sản phẩm xuất khẩu ra thế giới sẽ đều quy định có những chứng chỉ tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường. Nền kinh tế xanh nói chung và và tín dụng xanh nói riêng đang rất thời sự. Đây là vấn đề cấp bách chứ không thể chậm trễ trong chuyển đổi” - ông Tú cho hay.

Rất nhiều cơ hội sẽ mở ra với các ngân hàng khi tham gia thị trường vốn xanh. Ông Nguyễn Chí Hiếu - Giám đốc khối Tư vấn Môi trường Xã hội và Quản trị (ESG) tại KPMG Việt Nam và Campuchia - chỉ ra gồm cơ hội tăng cường tính minh bạch và tính giải trình; phát triển những sản phẩm mới và dịch vụ đa dạng hơn; tăng lợi thế cạnh tranh và sự khác biệt so với các ngân hàng khác. Bên cạnh đó, công bố rõ ràng khung thông tin về tài chính còn giúp ngân hàng tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn. Và sau tất cả chính là đóng góp cho mục tiêu phát triển xanh của toàn cầu cũng như của Chính phủ Việt Nam.

Lúng túng trong định nghĩa "xanh"

Là một trong những ngân hàng sớm nhận ra tầm quan trọng của phát triển bền vững nhưng BIDV đến nay vẫn gặp nhiều vướng mắc. Ông Nguyễn Quốc Hưng - Giám đốc Ban Tài trợ dự án Ngân hàng BIDV - cho biết: "Việt Nam chưa có cơ sở, căn cứ cụ thể trong việc xác định và phân loại dự án xanh. Điều này gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh. Hành lang pháp lý để triển khai quản lý rủi ro môi trường - xã hội với tín dụng xanh đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện".

Về nguồn nhân lực của đơn vị khi triển khai tín dụng xanh, ông Hưng cho rằng, còn hạn chế về kiến thức kỹ thuật chuyên ngành về môi trường, yếu tố xanh và bền vững trong việc triển khai tín dụng xanh.

Kết nối tài chính xanh với tín chỉ carbon để sớm chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Ảnh: DELOITTE
Kết nối tài chính xanh với tín chỉ carbon để sớm chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Ảnh: DELOITTE

Đồng quan điểm, ông Phạm Minh Tú - Phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng, NHNN - cũng cho rằng, kiến thức, kinh nghiệm của các cán bộ ngân hàng thực hiện công tác thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng liên quan đến các vấn đề môi trường xã hội nhìn chung còn hạn chế. Một số ngân hàng rất chủ động, tiên phong nhưng số khác lại chậm chân. Điều này sẽ là thiệt thòi và khiến chính những ngân hàng đó đánh mất đi cơ hội lớn.

Bên cạnh đó, các quy định về ngân hàng xanh, tín dụng xanh về cơ bản mới chỉ mang tính chất định hướng, khuyến khích các tổ chức tín dụng thực hiện mà chưa mang tính bắt buộc. Nhiều ngân hàng chưa xây dựng được quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội, chưa có đơn vị/bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro với mảng này. Cơ chế huy động tạo nguồn vốn cho tín dụng xanh còn hạn chế. Việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi dành cho tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính quốc tế còn gặp nhiều khó khăn.

Cần sớm ban hành "Danh mục phân loại xanh"

Để các cơ chế, chính sách của ngành ngân hàng thực sự phát huy hiệu quả nhằm mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh, ông Nguyễn Xuân Bắc - Phó Vụ Trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN - nhấn mạnh, cần sớm ban hành "Danh mục phân loại xanh" làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng có căn cứ thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh.

Đồng thời xây dựng lộ trình thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ các ngành xanh của từng ngành/lĩnh vực một cách đồng bộ nhằm thu hút và phát huy hiệu quả của nguồn vốn tín dụng xanh. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu xanh, tạo kênh huy động vốn cho các chủ đầu tư có thêm nguồn lực triển khai các dự án xanh. Sớm hoàn thiện Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, trong đó làm rõ vai trò tham gia của các định chế tài chính, các tổ chức tín dụng trong triển khai, thực hiện.

Bổ sung thêm về phía các ngân hàng thương mại, ông Nguyễn Chí Hiếu gợi ý có thể tích hợp các rủi ro môi trường vào khung quản trị rủi ro toàn ngân hàng. Liên tục giám sát và đo lường các rủi ro môi trường đối với các dự án và các khoản tín dụng xanh đã cung cấp cho khách hàng.

"Việc kiểm soát phải được thực hiện chặt chẽ ngay từ khâu thẩm định nhằm hạn chế cấp tín dụng cho các dự án tác động xấu đến môi trường và xã hội, đồng thời giám sát thường xuyên khoản tín dụng đã cấp sẽ góp phần hạn chế những rủi ro về mặt môi trường, đặc biệt giúp các ngân hàng tránh được các hành vi “tẩy xanh” từ khách hàng" - ông Hiếu phân tích.

Đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng xanh và bền vững cho các ngành nghề ưu tiên. Điều này sẽ góp phần giúp các ngân hàng thu hút được nhiều đối tượng khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh. Riêng với khách hàng doanh nghiệp, các ngân hàng nên thiết kế các sản phẩm tín dụng xanh khác nhau, phù hợp với nhu cầu của từng loại hình doanh nghiệp.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Mỗi ngân hàng cần có chính sách và chiến lược riêng về tín dụng xanh

Đức Mạnh |

Các ngân hàng cần xây dựng chính sách và chiến lược cho hoạt động tín dụng xanh gắn với các mục tiêu phù hợp với chiến lược phát triển chung của mình, cũng như chiến lược phát triển chung của quốc gia hướng đến Net Zero.

Hội thảo "Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero"

Nhóm PV |

Tín dụng xanh, ngân hàng xanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thành công Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Hội thảo “Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero” do báo Lao Động phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước tổ chức sẽ được truyền hình trực tiếp trên Lao Động điện tử www.laodong.vn và Fanpage của Báo Lao Động, Báo điện tử Chính phủ và Fanpage Thông tin Chính phủ.

Thúc đẩy tín dụng xanh hỗ trợ tăng trưởng và phát triển bền vững

Nhóm PV |

Tại hội thảo "Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero” do báo Lao Động phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 9.9, các chuyên gia sẽ đưa ra những kiến nghị, đóng góp thiết thực giúp các tổ chức tín dụng có giải pháp và tận dụng các cơ hội trong việc thúc đẩy tín dụng xanh, ngân hàng xanh hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam.

Trách nhiệm của nhân viên ngân hàng vụ sập bẫy đầu tư Tập đoàn Sen Tài Thu

NHÓM PHÓNG VIÊN THỜI SỰ |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhiều người dân kiến nghị, cơ quan chức năng cần làm rõ vai trò của các nhân viên ngân hàng đã giúp sức tích cực cho Tập đoàn Sen Tài Thu trong hoạt động huy động vốn có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Nữ hiệu trưởng bị cấp dưới tố đánh bài trong phòng làm việc

Tô Công |

Phú Thọ - Hiệu trưởng trường Mầm non Gia Cẩm (phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì) bị tố 12 hành vi sai trái; đặc biệt có những hình ảnh vị này và các giáo viên đánh bài trong phòng làm việc.

Sau loạt sai phạm, Sun Life Việt Nam giảm lỗ hơn 180 tỉ đồng

Thanh Giang |

Sun Life Việt Nam đã có công bố báo cáo tài chính bán niên 2023, báo lỗ sau thuế khoảng 279 tỉ đồng. Bên cạnh đó, lần đầu tiên, doanh nghiệp ghi nhận vay và nợ ngắn hạn 100 tỉ đồng kể từ khi công bố báo cáo tài chính trên website của mình.

Tàu chở ông Kim Jong-un đã đi qua biên giới vào Nga

Thanh Hà |

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tới Nga ngày 12.9 và dự kiến gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Công trình nước sạch bỏ hoang, người dân phải mua 800.000 đồng/4m3 nước

Minh Thành |

Sơn La – Công trình nước sạch ở huyện vùng cao Thuận Châu đang bị bỏ hoang, trong khi người dân thiếu nước sinh hoạt.

Mỗi ngân hàng cần có chính sách và chiến lược riêng về tín dụng xanh

Đức Mạnh |

Các ngân hàng cần xây dựng chính sách và chiến lược cho hoạt động tín dụng xanh gắn với các mục tiêu phù hợp với chiến lược phát triển chung của mình, cũng như chiến lược phát triển chung của quốc gia hướng đến Net Zero.

Hội thảo "Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero"

Nhóm PV |

Tín dụng xanh, ngân hàng xanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thành công Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Hội thảo “Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero” do báo Lao Động phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước tổ chức sẽ được truyền hình trực tiếp trên Lao Động điện tử www.laodong.vn và Fanpage của Báo Lao Động, Báo điện tử Chính phủ và Fanpage Thông tin Chính phủ.

Thúc đẩy tín dụng xanh hỗ trợ tăng trưởng và phát triển bền vững

Nhóm PV |

Tại hội thảo "Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero” do báo Lao Động phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 9.9, các chuyên gia sẽ đưa ra những kiến nghị, đóng góp thiết thực giúp các tổ chức tín dụng có giải pháp và tận dụng các cơ hội trong việc thúc đẩy tín dụng xanh, ngân hàng xanh hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam.