Khẩn trương đẩy mạnh 7 giải pháp "nóng" để phục hồi kinh tế

Vũ Long |

Để đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra, các địa phương cần khẩn trương bắt tay vào thực hiện 7 giải pháp phục hồi kinh tế.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, bên cạnh những kết quả đã đạt được về tăng trưởng kinh tế xã hội trong tháng đầu tiên của năm 2022, vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức tác động đến tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

Để đối mặt và chiến thắng những khó khăn, thách thức từ dịch bệnh và tình hình biến động quốc tế, khu vực, đòi hỏi các cấp, các ngành không được chủ quan, lơ là, phải khẩn trương, quyết tâm, nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, kế hoạch đã đề ra ngay từ đầu năm, nhằm phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng cao nhất trong năm 2022, tạo nền tảng, động lực cho phục hồi và phát triển của cả giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, các bộ, ngành, địa phương cần nhanh chóng ban hành các chương trình, kế hoạch nhằm cụ thể hóa và thực hiện đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tại các nghị quyết số 01/NQ-CP, 02/NQ-CP của Chính phủ; khẩn trương nghiên cứu, triển khai các nhiệm vụ được giao tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội ngay sau khi được Chính phủ ban hành.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện ngay trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần:

Không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác đối với dịch bệnh

Cần chủ động theo dõi sát diễn biến, tình hình dịch bệnh trong và sau Tết để có phương án phòng, chống dịch phù hợp. Triển khai “thần tốc, thần tốc hơn nữa” Chiến dịch tiêm chủng mùa xuân an toàn, hiệu quả; hoàn tất tiêm chủng mũi tăng cường cho toàn bộ người dân trong tháng 2.2022, đẩy nhanh tiêm cho trẻ em. Nâng cao năng lực điều trị nhằm giảm nguy cơ chuyển nặng và tử vong. 

Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát giá cả, thị trường

Đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa tiêu dùng cho nhân dân trong và sau dịp Tết Nguyên đán. Theo dõi chặt chẽ, xây dựng các kịch bản và phương án kiểm soát lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế. Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, điều tiết thị trường lao động, đáp ứng đủ lao động cho các địa phương có nhiều khu công nghiệp trọng điểm để bắt tay vào sản xuất ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sớm mở lại các đường bay quốc tế, đón khách quốc tế theo lộ trình. 

Xây dựng, hoàn thiện thể chế để tháo gỡ ngay các điểm nghẽn trong phòng, chống dịch bệnh, các quy định cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ được giao ngay sau Tết, tích cực đẩy nhanh, giải quyết các công việc đang còn tồn đọng. Tập trung chỉ đạo, giải quyết các vụ án còn đang gây bức xúc trong xã hội.

Sớm ban hành chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Kiểm soát dòng tiền đi vào các hoạt động đầu cơ như bất động sản, chứng khoán, tiền số... tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Đẩy mạnh hoàn thiện thủ tục đầu tư, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương khẩn trương phân bổ và giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn Ngân sách Nhà nước năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đúng quy định, phù hợp với tiến độ thực hiện và khả năng giải ngân, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún, kéo dài. Trong thực hiện cần chủ động có kế hoạch và giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công; thanh toán vốn cho dự án ngay khi có khối lượng nghiệm thu theo quy định; chủ động điều chuyển kế hoạch vốn từ các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn. 

Chăm lo sức khỏe, đời sống người dân, bảo đảm an sinh, an toàn xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục.

Bảo đảm mọi người dân được đón Tết Nguyên đán đầy đủ, vui tươi, an toàn. Đề cao, tôn vinh những hành động, cử chỉ đẹp, nghiêm khắc phê phán, xử lý những vụ việc xã hội phát sinh, không ngừng “lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”. Xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh, sinh viên, đồng thời chuẩn bị các phương án, kịch bản phù hợp xử lý tình huống xảy ra dịch trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp tại trường học. 

Đẩy mạnh hoạt động ngoại giao, đối ngoại song phương và đa phương, khai thác hiệu quả quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, hiệp định thương mại tự do. Tiếp tục tăng cường ngoại giao y tế, kinh tế phục vụ thiết thực cho phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy những động lực mới cho tăng trưởng bền vững. Thực hiện tốt công tác thông tin đối ngoại, ngoại giao văn hóa, bảo hộ công dân và công tác người Việt Nam ở nước ngoài. 

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế 24h: Giá vàng đột ngột quay đầu; Thông quan ở Cửa khẩu Lao Bảo

Khương Duy |

Những lô hàng đầu tiên thông quan ở Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo; Xuất khẩu thép nhập câu lạc bộ “hổ” trên 10 tỉ USD; Giá vàng đột ngột quay đầu, chấm dứt chuỗi giảm sâu... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Gói kích thích kinh tế - sóng tiền dồn dập đổ vào cổ phiếu đầu tư công

Đức Mạnh |

Sóng bất động sản dần hạ nhiệt, kỳ vọng giờ đây đang nhường lại cho nhóm cổ phiếu đầu tư công - hưởng lợi trực tiếp từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022 - 2023.

Chú trọng tháo gỡ vướng mắc về chính sách, tạo thuận lợi phát triển kinh tế

THEO CHINHPHU.VN |

Trong năm 2022, Chính phủ tiếp tục ưu tiên, chú trọng công tác hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, nhất là các vấn đề thực tiễn mới phát sinh, cần điều chỉnh để tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Kinh tế 24h: Giá vàng đột ngột quay đầu; Thông quan ở Cửa khẩu Lao Bảo

Khương Duy |

Những lô hàng đầu tiên thông quan ở Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo; Xuất khẩu thép nhập câu lạc bộ “hổ” trên 10 tỉ USD; Giá vàng đột ngột quay đầu, chấm dứt chuỗi giảm sâu... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Gói kích thích kinh tế - sóng tiền dồn dập đổ vào cổ phiếu đầu tư công

Đức Mạnh |

Sóng bất động sản dần hạ nhiệt, kỳ vọng giờ đây đang nhường lại cho nhóm cổ phiếu đầu tư công - hưởng lợi trực tiếp từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022 - 2023.

Chú trọng tháo gỡ vướng mắc về chính sách, tạo thuận lợi phát triển kinh tế

THEO CHINHPHU.VN |

Trong năm 2022, Chính phủ tiếp tục ưu tiên, chú trọng công tác hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, nhất là các vấn đề thực tiễn mới phát sinh, cần điều chỉnh để tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.