Phát triển công nghiệp hỗ trợ:

Hỗ trợ một số nhà cung cấp trong nước cải thiện quy trình sản xuất

H.Anh |

Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) và Toyota Việt Nam vừa ký kết Biên bản ghi nhớ Dự án Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ôtô giai đoạn 2023-2024 nhằm nâng cao năng lực và tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp hỗ trợ trong nước với các nhà lắp ráp ôtô.

Lễ ký kết diễn ra ngày 18.7, tại Vĩnh Phúc. Dự án sẽ được triển khai từ năm 2023 đến năm 2024. Đây là năm đầu tiên Toyota Việt Nam hợp tác với Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam triển khai dự án.

Cụ thể, Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam và Toyota Việt Nam sẽ triển khai hai hoạt động chính. Một là, sàng lọc các doanh nghiệp sản xuất và lập danh sách nhà cung cấp tiềm năng về phụ tùng, linh kiện ôtô để kết nối với các nhà sản xuất lắp ráp ôtô tại Việt Nam. Hai là, thực hiện chương trình hỗ trợ cải tiến hoạt động cho một số nhà cung cấp trong nước nhằm cải thiện quy trình sản xuất.

Ông Phan Đăng Tuất - Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - cho hay: “Toyota Việt Nam là công ty đầu chuỗi đầu tiên hợp tác với Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam để hỗ trợ tư vấn trực tiếp cho doanh nghiệp trong nước, hướng tới nâng cao năng lực, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp đó với các nhà lắp ráp ôtô".

Thông qua dự án hợp tác, ông Tuất cũng kỳ vọng các doanh nghiệp được lựa chọn tham gia sẽ chia sẻ kiến thức tiếp thu được và lan tỏa tới các doanh nghiệp khác.

Còn ông Phạm Thanh Tùng - Phó Tổng Giám đốc Toyota Việt Nam - cho biết, Toyota Việt Nam cam kết sẽ dành sự quan tâm, các nguồn lực để hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia dự án và luôn đặt mục tiêu phát triển chuỗi cung ứng là hoạt động cốt lõi, cần được duy trì và mở rộng.

Trước đó, vào ngày 4.7, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương và Toyota Việt Nam đã ký kết lần thứ tư Biên bản ghi nhớ và triển khai chương trình tìm kiếm và hỗ trợ phát triển năng lực cho các nhà cung cấp chưa thuộc hệ thống các nhà cung cấp của Toyota. Sau 3 năm triển khai, các nhà cung cấp được Toyota hỗ trợ đã ghi nhận kết quả rất khả quan như: giảm diện tích nhà máy và tồn kho, tiết kiệm thời gian, tăng năng suất lao động… Bên cạnh đó, Toyota đã tuyển dụng được 1 nhà cung cấp và lựa chọn thêm 7 nhà cung cấp tiềm năng. Đặc biệt, từ năm 2023, các đơn vị đã được hỗ trợ trước đó sẽ đóng vai trò là doanh nghiệp nòng cốt, hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia của Toyota để chia sẻ kiến thức và kỹ năng cho các doanh nghiệp mới.

Với định hướng mở rộng số lượng nhà cung cấp, tính đến nay, Toyota đã xây dựng được mạng lưới với hơn 60 nhà cung cấp nội địa, trong đó có 13 nhà cung cấp Việt Nam với tổng sản phẩm nội địa hóa đạt gần 1.000 sản phẩm các loại. Toyota đã trở thành một trong những hãng xe có số lượng nhà cung cấp lớn nhất Việt Nam.

H.Anh
TIN LIÊN QUAN

Công nghiệp hỗ trợ: Tạo đột phá cho ngành cơ khí

Minh Long |

Mục tiêu Chiến lược Phát triển ngành cơ khí Việt Nam theo Quyết định số 319/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 là: Đến năm 2025 ngành cơ khí được phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu hơn nữa vào giá trị toàn cầu; giai đoạn đến năm 2030 đạt 40% tổng sản lượng ngành cơ khí, đến năm 2035 đạt 45% tổng sản lượng ngành cơ khí.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tìm đường bứt phá

An Giang |

Ngày càng nhiều các doanh nghiệp FDI muốn xây dựng cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Để tận dụng cơ hội ‘vàng’ từ làn sóng dịch chuyển sản xuất và cạnh tranh với các quốc gia láng giềng, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã có sự thay đổi tích cực.

Công nghiệp hỗ trợ sản xuất ôtô khởi sắc

Minh Hà |

Toyota Việt Nam cam kết sẽ hỗ trợ phát triển một số nhà cung cấp đạt trình độ để trở thành các công ty nòng cốt, tiếp tục triển khai nhân rộng những kiến thức đã được Toyota Việt Nam đào tạo để lan tỏa sự hỗ trợ tích cực tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác, qua đó đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ cũng như ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.

Những sáng kiến cải thiện môi trường làm việc không thể tính bằng tiền

Kiều Vũ |

Không chỉ có nhiều sáng kiến, giải pháp kỹ thuật được áp dụng tại đơn vị, anh Bùi Tiến Dũng ở Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (VSP) còn xây dựng nên một tập thể luôn đoàn kết, gắn bó, gần gũi và đạt được sự thống nhất cao trong công việc và sinh hoạt trên giàn khoan. Anh Dũng là một trong những người lao động vinh dự được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV, năm 2023.

Giá vàng hôm nay 21.7: Ồ ạt giảm, nín thở chờ đợi

Khương Duy (T/H) |

Giá vàng hôm nay giảm ở cả thị trường trong nước và thế giới. Nhà đầu tư đang chờ đợi quyết định của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) về việc điều chỉnh lãi suất.

Tiết lộ lý do 3 phụ nữ bị nhốt, xích chân trong căn nhà ở Bảo Lộc

Hữu Long |

Lâm Đồng - Chính quyền TP Bảo Lộc đã lập đoàn công tác đến kiểm tra tin báo về việc 3 người phụ nữ bị nhốt, xích chân trong một căn nhà.

Mò mẫm trên những con đường "không ánh sáng" tại Thủ đô

Linh Trang - Hải Danh |

Theo ghi nhận, dọc theo các con đường, tuyến phố như Hoàng Đôn Hòa, Hà Trì, Nông Quốc Chấn,... (Hà Đông, Hà Nội) nhiều người dân đang phải sống trong cảnh tối tăm, khốn khổ khi không có đèn đường chiếu sáng công cộng hoặc có nhưng chỉ để “làm cảnh”.

Cuộc sống làng chài chân thủy điện Hòa Bình sau chuỗi ngày lao đao nước cạn

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Cuộc sống ở làng chài dưới chân thủy điện Hòa Bình đã trở lại bình thường sau những ngày sông Đà cạn nước.

Công nghiệp hỗ trợ: Tạo đột phá cho ngành cơ khí

Minh Long |

Mục tiêu Chiến lược Phát triển ngành cơ khí Việt Nam theo Quyết định số 319/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 là: Đến năm 2025 ngành cơ khí được phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu hơn nữa vào giá trị toàn cầu; giai đoạn đến năm 2030 đạt 40% tổng sản lượng ngành cơ khí, đến năm 2035 đạt 45% tổng sản lượng ngành cơ khí.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tìm đường bứt phá

An Giang |

Ngày càng nhiều các doanh nghiệp FDI muốn xây dựng cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Để tận dụng cơ hội ‘vàng’ từ làn sóng dịch chuyển sản xuất và cạnh tranh với các quốc gia láng giềng, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã có sự thay đổi tích cực.

Công nghiệp hỗ trợ sản xuất ôtô khởi sắc

Minh Hà |

Toyota Việt Nam cam kết sẽ hỗ trợ phát triển một số nhà cung cấp đạt trình độ để trở thành các công ty nòng cốt, tiếp tục triển khai nhân rộng những kiến thức đã được Toyota Việt Nam đào tạo để lan tỏa sự hỗ trợ tích cực tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác, qua đó đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ cũng như ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.