Công nghiệp hỗ trợ: Tạo đột phá cho ngành cơ khí

Minh Long |

Mục tiêu Chiến lược Phát triển ngành cơ khí Việt Nam theo Quyết định số 319/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 là: Đến năm 2025 ngành cơ khí được phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu hơn nữa vào giá trị toàn cầu; giai đoạn đến năm 2030 đạt 40% tổng sản lượng ngành cơ khí, đến năm 2035 đạt 45% tổng sản lượng ngành cơ khí.

Cụ thể, đến năm 2025, tập trung phát triển một số phân ngành cơ khí ôtô, máy kéo, máy nông nghiệp, thiết bị công trình; sau năm 2025 hình thành một số tổ hợp nhà thầu tư vấn và chế tạo có khả năng làm chủ công tác thiết kế, chế tạo nhóm thiết bị phụ, gói thầu EPC của các công trình công nghiệp; hình thành một số nhà thầu tư vấn và chế tạo có khả năng làm chủ công tác thiết kế, chế tạo nhóm thiết bị phụ công trình công nghiệp…

Tại cuộc hội thảo mới đây về Kiến tạo thị trường cho doanh nghiệp ngành cơ khí và tự động hoá, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết: “Ngành cơ khí trong nước từng bước làm chủ và nâng cao tỉ lệ nội địa hoá, tạo động lực thúc đẩy ngành công nghiệp và kinh tế phát triển, qua đó trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm cho hàng triệu lao động.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cơ khí đang đối mặt với những hạn chế, như cạnh tranh từ sản phẩm nhập khẩu tương đối gay gắt, thiếu thông tin thị trường và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước chưa đủ mạnh”.

Còn Tổng thư kí Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI) Nguyễn Chỉ Sáng nêu thực trạng hiện ngành cơ khí đang đối mặt với việc giảm sút về đơn hàng từ trong nước lẫn từ nước ngoài do ảnh hưởng của đại dịch, số lượng các công trình công nghiệp được khởi công giảm làm đơn hàng trong nước đã ít lại càng ít hơn, ảnh hưởng của biến động thế giới làm cho đơn hàng giảm sút, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành cơ khí đang phải tìm mọi biện pháp để giữ cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Đối với công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất và lắp ráp ôtô, ông Ninh Hữu Chấn - Tổng Thư kí Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) - đề xuất bỏ các giấy phép con trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xem xét lại việc đánh thuế cho sản phẩm hoàn chỉnh; bỏ cấp chứng chỉ hành nghề đối với các cá nhân đã được đào tạo đúng chuyên ngành…

Ông Ninh Hữu Chấn cũng chia sẻ về việc phát triển nhà cung cấp để từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp ôtô.

Cụ thể khi đề cập đến ngành sản xuất linh kiện cho lĩnh vực ôtô, ông Chấn cho rằng, bên cạnh những lợi thế như nguồn nhân lực chất lượng cao, chi phí thấp, giảm chi phí vận chuyển, ngành sản xuất còn đối mặt với một số khó khăn về quy mô thị trường, sự thiếu hụt ngành công nghiệp vật liệu, thiếu kinh nghiệm quản trị.

Đồng thời, Hiệp hội VAMA cũng đưa ra những nhận định về ngành công nghiệp hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi sang xe điện - một trong những chủ đề đang được quan tâm hiện nay.

Minh Long
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tìm đường bứt phá

An Giang |

Ngày càng nhiều các doanh nghiệp FDI muốn xây dựng cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Để tận dụng cơ hội ‘vàng’ từ làn sóng dịch chuyển sản xuất và cạnh tranh với các quốc gia láng giềng, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã có sự thay đổi tích cực.

Giải bài toán thiếu nhân lực ngành cơ khí, kỹ thuật

HẠNH LƯƠNG |

Các ngành cơ khí, kỹ thuật, cắt gọt kim loại… dù có mức lương cao, nhưng luôn trong tình trạng khó tuyển dụng. Để giải bài toán nhân lực cho ngành này, doanh nghiệp đã đặt hàng nhân lực tại các trường nghề nhằm tìm kiếm đầu ra cho sinh viên. 

Đào tạo lao động ngành cơ khí không kịp nhu cầu của thị trường

LƯƠNG HẠNH |

Dù là lĩnh vực "xương sống" phát triển công nghiệp của mỗi quốc gia nhưng các trường nghề vẫn chật vật tuyển sinh lao động ngành cơ khí.

Đông Anh lên quận, giao dịch đất nền vẫn ảm đạm, môi giới chán nản

Tuyết Lan |

Huyện Đông Anh (Hà Nội) vừa được HĐND thành phố thông qua đề án thành lập quận. Trái ngược với kỳ vọng của nhiều người, thị trường đất nền tại đây vẫn trầm lắng, chưa khởi sắc rõ rệt.

Công nhân miền núi yên tâm với thu nhập chục triệu đồng/tháng

Minh Nguyễn |

Chị Bùi Thị Ngân (công nhân Công ty Nhựa Lạc Sơn, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn) chia sẻ, Công ty về huyện hoạt động được hơn 2 năm nay, giải quyết việc làm cho nhiều người dân địa phương. Trước đây mọi người muốn làm việc thì phải đi các thành phố lớn như Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh... nhưng giờ ở quê vẫn có việc làm, thu nhập ổn định.

Bảo tồn voi ở Đắk Lắk, đã thấy ánh sáng cuối... đường hầm

Phan Tuấn - Tiến Thoại |

Đắk Lắk đã thực hiện nhiều chương trình, dự án... bảo tồn, giúp voi nhà sinh sản, nhân đàn. Nhưng hàng chục năm qua, rất nhiều chương trình, dự án chưa mang lại hiệu quả. Thậm chí thất bại vì số lượng voi nhà ngày một chết dần, chết mòn. Khi đang mông lung, chưa tìm được lối đi thì dự án cởi bỏ xiềng xích, trả lại bản năng sinh tồn cho voi nhà trở về rừng xanh ở Vườn quốc gia Yok Đôn được triển khai, được ví như ánh sáng ở cuối... đường hầm.

Thu Minh tiết lộ từng "ghen tị" với Phương Thanh

ĐÔNG DU |

Cả Phương Thanh, Thu Minh đều khẳng định họ chưa từng dùng chất kích thích để tìm cảm xúc trong âm nhạc.

Nắng nóng gay gắt, tiểu thương bán áo chống nắng vẫn than ế

NGỌC CHI - NGỌC KHUÊ |

Hà Nội đang trong những ngày nắng nóng cao điểm, tuy nhiên theo nhiều tiểu thương mặt hàng áo chống nắng lại bán chậm

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tìm đường bứt phá

An Giang |

Ngày càng nhiều các doanh nghiệp FDI muốn xây dựng cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Để tận dụng cơ hội ‘vàng’ từ làn sóng dịch chuyển sản xuất và cạnh tranh với các quốc gia láng giềng, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã có sự thay đổi tích cực.

Giải bài toán thiếu nhân lực ngành cơ khí, kỹ thuật

HẠNH LƯƠNG |

Các ngành cơ khí, kỹ thuật, cắt gọt kim loại… dù có mức lương cao, nhưng luôn trong tình trạng khó tuyển dụng. Để giải bài toán nhân lực cho ngành này, doanh nghiệp đã đặt hàng nhân lực tại các trường nghề nhằm tìm kiếm đầu ra cho sinh viên. 

Đào tạo lao động ngành cơ khí không kịp nhu cầu của thị trường

LƯƠNG HẠNH |

Dù là lĩnh vực "xương sống" phát triển công nghiệp của mỗi quốc gia nhưng các trường nghề vẫn chật vật tuyển sinh lao động ngành cơ khí.