Hàng không hồi phục, hãng bay vẫn đau đầu vì lỗ

An Giang |

Thị trường hàng không đã khởi sắc trở lại nhưng các hãng bay Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, chưa thể có lãi từ hoạt động kinh doanh cốt lõi là vận tải hành khách, hàng hóa.

Thị trường hồi phục, lượng khách đi máy bay tăng mạnh nhưng các hãng bay vẫn đối mặt với thua lỗ. Ảnh: Tùng Giang
Thị trường hồi phục, lượng khách đi máy bay tăng mạnh nhưng các hãng bay vẫn đối mặt với thua lỗ. Ảnh: Tùng Giang
Lỗ 11 quý liên tiếp

Trong quý III/2022, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - HVN) ghi nhận doanh thu thuần gần 21.200 tỉ đồng, cao gấp 4,5 lần cùng kỳ 2021 và cũng là mức cao nhất kể từ đầu dịch đến nay.

Doanh thu của riêng hoạt động vận tải hàng không là hơn 15.500 tỉ đồng, cao gấp 5,7 lần quý III năm ngoái. Doanh thu từ hoạt động phụ trợ tăng 12,5% lên gần 837 tỉ. Lần đầu tiên kể từ khi COVID-19 bùng phát, Vietnam Airlines có lãi gộp 165 tỉ đồng.

Mặc dù hoạt động có cải thiện nhưng Vietnam Airlines vẫn lỗ sau thuế hơn 2.500 tỉ đồng, đánh dấu quý lỗ thứ 11 liên tiếp. Khoản lỗ trong quý III vừa qua của Vietnam Airlines thấp hơn so với quý liền trước cũng như cải thiện so với cùng kỳ năm ngoái, song vẫn là khoản lỗ lớn.

Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (VJC) chưa năm nào lỗ sau thuế dù gặp nhiều khó khăn vì đại dịch, nhưng kết quả này đạt được là nhờ khoản doanh thu tài chính và các thu nhập bất thường khổng lồ. Ví dụ năm 2021, Vietjet lỗ gộp hơn 2.000 tỉ đồng nhưng ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính hơn 4.000 tỉ, giúp tổng kết có lãi sau thuế gần 80 tỉ đồng.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu hoạt động tài chính hợp nhất của Vietjet lao dốc 85% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn 552 tỉ đồng. Sự đi xuống của nguồn thu tài chính là điều khó tránh khỏi do doanh nghiệp không thể có công ty con để bán mãi và không thể có các khoản đầu tư để thanh lý mãi. Việc tìm người sẵn sàng bỏ ra hàng nghìn tỉ đồng để mua cổ phần trong các công ty con, công ty liên kết là nhiệm vụ không hề đơn giản.

Trong 9 tháng đầu năm nay, dòng tiền kinh doanh của Vietjet âm gần 3.600 tỉ đồng, chủ yếu do bị chiếm dụng vốn khi các khoản phải thu tăng mạnh. Riêng giá trị phải thu ngắn hạn khách hàng tại ngày 30.9 là gần 17.500 tỉ đồng. Tổng giá trị các khoản phải thu là gần 53.900 tỉ, chiếm 80% tổng tài sản và tăng 34,2% so với ngày đầu năm.

 Có doanh thu tài chính nghìn tỉ vẫn lỗ

Bamboo Airways cũng đã báo lỗ sau thời gian đầu có lãi nhờ hoạt động tài chính. Năm 2019 là năm đầu tiên Bamboo bay thương mại, lỗ gộp là hơn 1.100 tỉ đồng trong khi doanh thu hoạt động tài chính lên tới trên 1.800 tỉ đồng, giúp cho Bamboo có lãi trước thuế 303 tỉ đồng.

Năm 2020 khi COVID lần đầu bùng phát, Bamboo Airways ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính lên tới trên 4.600 tỉ đồng, lớn hơn cả doanh thu từ hoạt động kinh doanh cốt lõi và dư sức bù đắp khoản lỗ gộp 3.604 tỉ đồng.

Kết quả là hãng bay mang thương hiệu cây tre này tiếp tục báo lãi trước thuế 398 tỉ đồng. Sang năm 2021, doanh thu từ hoạt động tài chính giảm còn dưới 2.600 tỉ đồng trong khi lỗ gộp vượt 4.000 tỉ, Bamboo Airways báo lỗ ròng gần 2.300 tỉ đồng.

Thực tế cho thấy thị trường vận tải hàng không đã hồi phục mạnh mẽ trong năm 2022 khi các biện pháp phong tỏa chống dịch được gỡ bỏ, nhưng các hãng hàng không vẫn phải phụ thuộc vào nguồn thu từ hoạt động tài chính, chưa thể có lãi từ lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.

Hãng nào không có hoặc chỉ có ít doanh thu tài chính thì cầm chắc thua lỗ. Theo ông Bùi Minh Đăng - Phó Trưởng phòng Vận tải (Cục Hàng không Việt Nam), sau hơn 2 năm chống chọi với đại dịch, các hãng hàng không Việt Nam đều chật vật, xoay xở để có nguồn tài chính, dòng tiền trong việc duy trì hoạt động. “Bộ đệm” tài chính của các hãng hàng không đã mỏng đi nhiều, “của để dành” đã được mang ra dùng gần hết nên nhu cầu được Nhà nước hỗ trợ trong thời gian tới là rất lớn.

Chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành cũng cho rằng, với ngành lớn như hàng không và du lịch, Chính phủ cần phải hỗ trợ để doanh nghiệp hai lĩnh vực này có sự thích ứng, phục hồi hiệu quả. Thực tế 2 năm qua, Chính phủ đang tiếp tục có những chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để giúp cho hai ngành hàng không và du lịch phục hồi nhanh chóng, Chính phủ cần giữ được ổn định và duy trì đà phục hồi của nền kinh tế; tiếp tục có kế hoạch mở cửa bầu trời, kể cả thị trường mới.

Ngoài ra, liên quan đến thị trường hành khách, Nhà nước cần đẩy mạnh quảng bá và cải thiện vấn đề visa (thị thực). Cuối cùng là nhìn nhận thông tin từ các quốc gia để Việt Nam có sự cải thiện chất lượng dịch vụ, xây dựng chính sách thu hút thị trường quốc tế hợp lý qua đó hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp hàng không, du lịch khai thác thị trường.

An Giang
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất cải tạo Cảng hàng không Buôn Ma Thuột thành sân bay quốc tế

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa xin ý kiến trung ương về việc nâng cấp Cảng hàng không Buôn Ma Thuột trở thành sân bay Quốc tế trong tương lai.

Diễn tập vô hiệu hóa các hành vi khủng bố ở cảng hàng không Buôn Ma Thuột

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Các đơn vị tác chiến đến từ nhiều lực lượng đã diễn tập, nhanh chóng vô hiệu hóa, gây nhiễu, tiêu diệt hàng loạt thiết bị bay không người lái xâm nhập trái phép vào không phận của Cảng hàng không Buôn Ma Thuột.

Đà Nẵng đề xuất nâng cấp Cảng hàng không quốc tế hơn 30.000 tỉ đồng

THUỲ TRANG |

UBND TP Đà Nẵng vừa có tờ trình gửi Bộ Giao thông vận tải đề nghị thẩm định, phê duyệt quy hoạch điều chỉnh Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, tổng vốn cho việc nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng là 30.999 tỉ đồng, bao gồm chi phí xây dựng 3 giai đoạn, chi phí quản lý dự án, giải phóng mặt bằng, dự phòng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Đề xuất cải tạo Cảng hàng không Buôn Ma Thuột thành sân bay quốc tế

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa xin ý kiến trung ương về việc nâng cấp Cảng hàng không Buôn Ma Thuột trở thành sân bay Quốc tế trong tương lai.

Diễn tập vô hiệu hóa các hành vi khủng bố ở cảng hàng không Buôn Ma Thuột

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Các đơn vị tác chiến đến từ nhiều lực lượng đã diễn tập, nhanh chóng vô hiệu hóa, gây nhiễu, tiêu diệt hàng loạt thiết bị bay không người lái xâm nhập trái phép vào không phận của Cảng hàng không Buôn Ma Thuột.

Đà Nẵng đề xuất nâng cấp Cảng hàng không quốc tế hơn 30.000 tỉ đồng

THUỲ TRANG |

UBND TP Đà Nẵng vừa có tờ trình gửi Bộ Giao thông vận tải đề nghị thẩm định, phê duyệt quy hoạch điều chỉnh Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, tổng vốn cho việc nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng là 30.999 tỉ đồng, bao gồm chi phí xây dựng 3 giai đoạn, chi phí quản lý dự án, giải phóng mặt bằng, dự phòng.