GS Nguyễn Mại nói về nhà đầu tư Mỹ trên bản đồ FDI Việt Nam: Muốn đón “đại bàng” phải thay đổi

Đức Mạnh (Thực hiện) |

6 tháng đầu năm 2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng kí vào Việt Nam đạt hơn 13,43 tỉ USD. Trong tổng số vốn cam kết đó, nhà đầu tư Mỹ đóng góp hơn 405 triệu USD, đứng vị trí thứ 8 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Đây là một con số khá khiêm tốn so với tiềm năng của một nền kinh tế hàng đầu. PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - về những gì Việt Nam cần làm để đón “đại bàng” đến làm tổ.

Thưa ông, ông đánh giá như nào về đầu tư FDI của Mỹ vào Việt Nam hiện nay?

- Với Việt Nam, Mỹ là một trong những quốc gia có kim ngạch hai chiều lớn nhất, đồng thời cũng là nước mà chúng ta xuất khẩu nhiều nhất, xuất siêu cao nhất. Điều đáng tiếc là đầu tư của Mỹ vào Việt Nam không tương xứng với tăng trưởng thương mại, thậm chí còn kém hơn Mỹ đầu tư vào nhiều nước khác trong cùng khối ASEAN.

Việc Mỹ chỉ xếp thứ 8 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam không có ý nghĩa gì nhiều. Bởi hàng năm Mỹ đầu tư ra nước ngoài lên tới hơn 120 tỉ USD. Do đó con số đầu tư vào chúng ta là quá nhỏ. Vấn đề nằm ở việc Việt Nam chưa tiếp cận một cách bài bản để thu hút “đại bàng”. Hiện Mỹ đã nêu rõ có 4 lĩnh vực rất muốn làm ăn lâu dài ở Việt Nam.

Đầu tiên là năng lượng tái tạo, gồm điện mặt trời, điện gió, điện tái tạo… Họ đã nhiều lần cử phái đoàn sang Việt Nam cũng cam kết hai nước sẽ hợp tác trong mảng năng lượng tái tạo. Vì trong mảng này, Mỹ có công nghệ để phát triển còn Việt Nam lại rất dồi dào về nắng, gió và cả thuỷ triều.

Thứ hai, họ muốn đầu tư vào chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn. Nông nghiệp hữu cơ, xuất khẩu xanh, công nghiệp số, blockchain… cũng đúng định hướng của chúng ta.

Thứ ba là nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ con người.

Thứ tư là công nghệ tương lai như công nghiệp bán dẫn.

Bốn lĩnh vực này phù hợp với định hướng theo Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị, cũng như chiến lược phát triển FDI của chúng ta cho đến năm 2030 và tầm nhìn xa hơn.

Như ông vừa đề cập, Việt Nam chưa tiếp cận một cách bài bản để thu hút “đại bàng”. Vậy chúng ta còn thiếu điều gì mà Mỹ đang tìm kiếm?

- Hai bên Việt Mỹ đã khớp nhau về định hướng nhưng chúng ta chưa làm hết sức. Mỹ đòi hỏi rất nhiều, trong đó đặc biệt quan tâm đến quyền sở hữu trí tuệ (gồm đánh cắp bản quyền, hàng giả, hàng nhái, buôn lậu…). Thêm nữa là thủ tục hiện nay còn phiền hà, nhiều giấy phép con. Thời gian từ khi kí thoả thuận đến khi có dự án, xin cấp phép, giải phóng mặt bằng để triển khai… còn quá chậm. Với các nhà đầu tư lớn, thời gian rất quan trọng nên họ yêu cầu phải công khai, minh bạch về cả thực thi thể chế, bộ máy công quyền vững mạnh để hỗ trợ doanh nghiệp. Do đó chúng ta đã nỗ lực để chuyển đổi sang Chính phủ số để giảm thiểu thủ tục hành chính.

Trước sau, Mỹ sẽ phát triển nhanh đầu tư FDI vào Việt Nam. Nhưng nếu chúng ta chậm chân sẽ làm quá trình này kéo dài. Bởi hiện nay họ có dự án khí - điện - đạm lên tới 12 tỉ USD mới chỉ là thoả thuận. Nếu chúng ta giải quyết nhanh thủ tục thì sẽ có thể nhanh chóng giải phóng mặt bằng hàng trăm hécta. Ở miền Trung mà có dự án 12 tỉ USD thì Mỹ sẽ không còn ở vị trí thứ 8 trong danh sách đầu tư FDI mà lên vị trí số 1.

Do đó muốn có “đại bàng” thì phải thay đổi, nếu không thì chỉ có được những con “chim sẻ” thôi.

Xin cảm ơn ông!

Đức Mạnh (Thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Có nguồn hỗ trợ doanh nghiệp FDI chịu tác động thuế tối thiểu toàn cầu

TRÍ MINH |

Ngày 27.6, lãnh đạo Tổng cục Thuế vừa có trao đổi về nguồn lực để hỗ trợ các doanh nghiệp FDI chịu tác động bởi thuế tối thiểu toàn cầu, áp dụng từ đầu năm 2024.

Nghệ An thu hút 613,8 triệu USD đầu tư dự án FDI trong 6 tháng

QUANG ĐẠI |

Nghệ An đạt được những con số ấn tượng về tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư trong 6 tháng đầu năm 2023.

Dấu ấn FDI Hàn Quốc ở thủ phủ công nghiệp của miền Bắc

Trần Tuấn |

Trong tổng số hàng chục quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, các doanh nghiệp Hàn Quốc đứng đầu về tổng số dự án đầu tư, tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động, đóng góp vào sự phát triển của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Tay vợt Nguyễn Thuỳ Linh rộng cửa giành vé tham dự Olympic 2024

HOÀNG HUÊ |

Với thành tích lọt vào tứ kết giải cầu lông quốc tế Canada mở rộng 2023, tay vợt cầu lông nữ số 1 Việt Nam Nguyễn Thuỳ Linh sáng cửa giành vé tham dự Olympic Paris 2024.

Chứng khoán áp sát đỉnh cũ 1.140 điểm, nên hạn chế mua đuổi trong phiên tăng

Đức Mạnh |

Thị trường chứng khoán trong ngắn hạn vẫn tiếp tục sóng hồi nhưng đang tiệm cận ngưỡng kháng cự là vùng đỉnh cũ quanh 1.140 điểm và xa hơn là kháng cự mạnh 1.150 điểm.

Robot AI tuyên bố có thể điều hành thế giới tốt hơn con người

Thanh Hà |

Nhóm robot AI phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc ngày 7.7 rằng, cuối cùng chúng có thể điều hành thế giới tốt hơn con người.

Điểm chuẩn lớp 10 TPHCM: Trường 8,4 điểm/môn vẫn trượt, trường chỉ 3,5 điểm/môn đã đỗ

Chân Phúc |

Giống như ở Hà Nộiđiểm chuẩn lớp 10 tại TPHCM năm 2023 có sự chênh lệch lớn giữa các trường khi một số trường học sinh đạt 8 điểm/môn vẫn trượt nhưng có trường chỉ 3,5 điểm/môn đã đỗ.

Mỹ phá hủy hoàn toàn kho vũ khí hóa học cuối cùng

Thanh Hà |

Tổng thống Joe Biden tuyên bố Mỹ đã phá hủy hoàn toàn kho dự trữ vũ khí hóa học của nước này.

Có nguồn hỗ trợ doanh nghiệp FDI chịu tác động thuế tối thiểu toàn cầu

TRÍ MINH |

Ngày 27.6, lãnh đạo Tổng cục Thuế vừa có trao đổi về nguồn lực để hỗ trợ các doanh nghiệp FDI chịu tác động bởi thuế tối thiểu toàn cầu, áp dụng từ đầu năm 2024.

Nghệ An thu hút 613,8 triệu USD đầu tư dự án FDI trong 6 tháng

QUANG ĐẠI |

Nghệ An đạt được những con số ấn tượng về tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư trong 6 tháng đầu năm 2023.

Dấu ấn FDI Hàn Quốc ở thủ phủ công nghiệp của miền Bắc

Trần Tuấn |

Trong tổng số hàng chục quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, các doanh nghiệp Hàn Quốc đứng đầu về tổng số dự án đầu tư, tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động, đóng góp vào sự phát triển của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.