Châu Âu và Trung Quốc cạnh tranh mua LNG của Mỹ

Khánh Minh |

Lo ngại về an ninh năng lượng, châu Âu và Trung Quốc đang cạnh tranh gay gắt để ký kết các thỏa thuận cung cấp dài hạn với các nhà phát triển và xuất khẩu LNG của Mỹ.

Tờ Financial Times cho hay, số lượng hợp đồng dài hạn ngày càng tăng sẽ giúp Mỹ mở rộng cơ sở hạ tầng xuất khẩu để tăng nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong hai đến ba năm tới.

Nhu cầu của châu Âu đối với LNG đã tăng mạnh trong cuộc xung đột Nga - Ukraina khi châu lục này tìm cách thay thế khí đốt qua đường ống mà Nga từng cung cấp.

Nhu cầu về khí đốt cũng tăng bất chấp áp lực chuyển sang năng lượng tái tạo để đáp ứng các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, tạo ra một thị trường khan hiếm và khiến giá khí đốt tăng cao vào năm ngoái.

Trong vài tuần qua, nhà xuất khẩu LNG của Mỹ Cheniere đã ký hợp đồng 15 năm để cung cấp LNG cho công ty Equinor của Na Uy và một hợp đồng hơn 20 năm với ENN của Trung Quốc.

Ngoài ra, đối thủ Venture Global LNG ký một thỏa thuận 20 năm với Securing Energy for Europe (SEFE) của Đức, trong khi TotalEnergies của Pháp mua cổ phần trị giá 219 triệu USD trong một nhà ga ở Texas để vận chuyển LNG.

Đây là những thỏa thuận mới nhất sau một loạt giao dịch ổn định giữa các nhà xuất khẩu Mỹ và các thực thể châu Âu hoặc Trung Quốc trong vài năm qua.

Dữ liệu từ S&P Global Commodity Insights cho thấy, châu Âu và Trung Quốc chiếm gần 40% hợp đồng cung cấp LNG của Mỹ từ năm 2021 đến cuối tháng 6.2023. Trung Quốc chiếm 24,4%, do khối lượng lớn được ký kết vào năm 2021 và 2022. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này trong năm 2023, châu Âu ký hợp đồng với khối lượng nhiều hơn Trung Quốc.

Các thỏa thuận mua hàng dài hạn này là cần thiết cho các dự án LNG mới hoặc đang mở rộng do đảm bảo được nguồn tài chính cần thiết.

Sindre Knutsson - đối tác nghiên cứu khí đốt và LNG tại Rystad Energy - cho biết: “Khối lượng nhiều hơn là tốt cho thị trường và với các thỏa thuận mới, chúng ta sẽ thấy nhiều dự án xuất khẩu LNG được phát triển".

Tuy nhiên, các dự án mới sẽ cần có thời gian. Hầu hết năng lực xuất khẩu bổ sung theo kế hoạch của Mỹ sẽ chưa thành hiện thực cho đến giữa thập kỷ này.

Michael Stoppard - Trưởng bộ phận chiến lược khí đốt toàn cầu tại S&P Global Commodity Insights - cho biết, những người mua châu Âu đang tạo thêm động lực cho Mỹ đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các dự án.

Mối quan tâm của châu Âu trong việc đảm bảo LNG của Mỹ là một sự thay đổi rõ rệt so với chỉ vài năm trước, khi những lo ngại về ô nhiễm khiến chính phủ Pháp can thiệp để phá vỡ thỏa thuận trị giá 7 tỉ USD giữa công ty Engie của Pháp và NextDecade của Mỹ.

Phát biểu sau khi TotalEnergies ký thỏa thuận với NextDecade vài tuần trước, Giám đốc điều hành của tập đoàn năng lượng Pháp, Patrick Pouyanne, cho biết thỏa thuận “tăng cường khả năng của chúng tôi trong việc đảm bảo an ninh cung cấp khí đốt cho châu Âu”.

Ngay sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina vào năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã công bố một hiệp ước chiến lược, theo đó các công ty EU sẽ mua LNG của Mỹ nhiều hơn.

Các nhà phát triển Mỹ tự tin rằng nhu cầu của châu Âu sẽ bền vững. Giám đốc thương mại của công ty khí đốt Cheniere, Anatol Feygin, gần đây đã nói với các nhà phân tích rằng, nhập khẩu LNG của châu Âu được dự báo sẽ duy trì ổn định ở mức cao “bất chấp những lời hoa mỹ phát thải ròng bằng 0 và chính sách gây áp lực lên triển vọng nhu cầu”.

Về châu Á, ông Feygin cho hay, tăng trưởng kinh tế và sự phát triển năng lượng của khu vực sẽ tạo nền tảng để nhu cầu LNG tăng trong nhiều thập kỷ, thúc đẩy nhu cầu đầu tư đáng kể vào công suất hóa lỏng mới.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Giá điện ở châu Âu một lần nữa xuống mức âm

Song Minh |

Giá điện ở châu Âu lại giảm xuống dưới 0 khi sản lượng từ các trang trại điện mặt trời áp đảo lưới điện vào đầu giờ chiều 4.7. Để đỡ tốn kém hơn so với việc phải đóng cửa tạm thời, một số nhà máy điện trả tiền cho người tiêu dùng khuyến khích họ sử dụng nhiều hơn.

Trung Quốc vẫn mua nhiều khí đốt dù khủng hoảng năng lượng tạm lắng

Thanh Hà |

Trung Quốc vẫn đẩy nhanh việc mua khí đốt dù khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã lắng xuống.

Châu Âu đối mặt rủi ro khủng hoảng khí đốt mới

Song Minh |

Giá khí đốt ở châu Âu lại tăng sau nhiều tháng giảm, gợi nhớ về cuộc khủng hoảng khí đốt năm ngoái.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.

Giá điện ở châu Âu một lần nữa xuống mức âm

Song Minh |

Giá điện ở châu Âu lại giảm xuống dưới 0 khi sản lượng từ các trang trại điện mặt trời áp đảo lưới điện vào đầu giờ chiều 4.7. Để đỡ tốn kém hơn so với việc phải đóng cửa tạm thời, một số nhà máy điện trả tiền cho người tiêu dùng khuyến khích họ sử dụng nhiều hơn.

Trung Quốc vẫn mua nhiều khí đốt dù khủng hoảng năng lượng tạm lắng

Thanh Hà |

Trung Quốc vẫn đẩy nhanh việc mua khí đốt dù khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã lắng xuống.

Châu Âu đối mặt rủi ro khủng hoảng khí đốt mới

Song Minh |

Giá khí đốt ở châu Âu lại tăng sau nhiều tháng giảm, gợi nhớ về cuộc khủng hoảng khí đốt năm ngoái.