Giới đầu tư cần chuẩn bị cho kịch bản lạm phát cao hơn có thể kéo dài

Quý An (theo The Economist) |

Lạm phát vẫn chưa thực sự biến mất. Giới đầu tư cổ phiếu đang hy vọng lạm phát sẽ trở lại mục tiêu 2% mà không gây ra suy thoái kinh tế.

Thoạt nhìn, nền kinh tế thế giới dường như đã thoát khỏi tình trạng ngặt nghèo. Tại Mỹ, lạm phát hàng năm đã giảm xuống 4%. Suy thoái kinh tế không còn xuất hiện và Cục Dự trữ Liên bang (FED) cảm thấy có thể tạm dừng việc tăng lãi suất.

Sau một năm 2022 khủng khiếp, thị trường chứng khoán đã được ăn mừng: chỉ số S&P 500 đã tăng 14% từ đầu năm đến nay nhờ sự hồi sinh của cổ phiếu công nghệ. Chỉ riêng ở Anh, lạm phát dường như đang gia tăng một cách đáng lo ngại.

Vấn đề ở chỗ, lạm phát vẫn chưa thực sự biến mất. Trong đó, vấn đề của nước Anh là nghiêm trọng nhất: Tiền lương và lạm phát lõi đang tăng khoảng 7% mỗi năm. Ngay cả khi lãi suất cơ bản ở những nước khác đã giảm do cú sốc năng lượng qua đi, lạm phát cơ bản vẫn “ngoan cố”. Ở cả Mỹ và khu vực đồng euro, tỉ lệ này vượt quá 5% và đã ở mức cao trong năm qua. Nhiều chính phủ đang thâm hụt ngân sách ở quy mô thường thấy trong thời kỳ suy thoái kinh tế sâu sắc.

Kết quả là, các ngân hàng trung ương phải đối mặt với những lựa chọn bất đắc dĩ. Những bước đi tiếp theo có nguy cơ đe dọa trực tiếp người lao động, doanh nghiệp và người hưu trí.

Nước Anh đang phải vật lộn với lạm phát. Ảnh: Xinhua
Nước Anh đang phải vật lộn với lạm phát. Ảnh: Xinhua

Giới đầu tư cổ phiếu đang hy vọng lạm phát sẽ trở lại mục tiêu 2% mà không gây ra suy thoái kinh tế. Nhưng lịch sử cho thấy, việc giảm lạm phát sẽ phải trả giá. Ở Anh, lãi suất thế chấp đang tăng mạnh. Hiếm khi nền kinh tế Mỹ không bị tổn hại khi FED tăng lãi suất.

Theo một tính toán, tỉ lệ thất nghiệp sẽ phải tăng lên 6,5% để lạm phát về 2% - phải cần thêm 5 triệu người không có việc làm. Lãi suất tăng gây nguy hiểm cho sự ổn định tài chính ở các quốc gia thành viên mắc nợ nhiều nhất của khu vực đồng euro, đặc biệt là Italia.

Hơn nữa, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang khiến giá cả từ các chuỗi cung ứng đắt đỏ hơn. Ngân sách sẽ phải chịu thêm các chi phí.

Các ngân hàng trung ương nhấn mạnh về quyết tâm đạt được mục tiêu của mình bằng cách tăng lãi suất. Nếu đúng như kịch bản, một cuộc suy thoái có vẻ dễ xảy ra hơn là một đợt “hạ cánh mềm”.

Song, chi phí gây ra suy thoái, cùng với áp lực lạm phát trong dài hạn đã gợi ý một kịch bản khác: Các ngân hàng trung ương tìm cách trốn tránh sự đánh đổi, bằng cách tăng lãi suất ít hơn mức cần thiết để đạt được mục tiêu. Thay vào đó, tiếp tục sống chung với lạm phát cao hơn (giả sử là 3% hoặc 4%).

Cách tiếp cận này sẽ giống với cách thức “giảm lạm phát cơ hội” được một số lãnh đạo FED tán thành vào cuối những năm 1980. Thay vì chủ động gây ra suy thoái để giảm lạm phát, họ tự biến mình trong thế thụ động từ chu kỳ này sang chu kỳ khác. Tuy nhiên, thị trường ngày nay lại biến động nhanh chóng hơn. Theo thời gian, rất có thể các ngân hàng trung ương sẽ mất uy tín với doanh nghiệp và người lao động, đẩy lạm phát vào vòng xoáy.

Lạm phát không ổn định sẽ gây tổn hại cho các công ty và cổ phiếu của họ. Mặt khác, sẽ gây tổn hại cho hầu hết các loại tài sản khi các ngân hàng trung ương bị động ứng biến. Điều này có thể mang lại sự dao động lớn về lợi suất thực tế.

Quý An (theo The Economist)
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia chỉ cách kìm chế lạm phát nửa cuối năm

Xuyên Đông |

Một trong số các giải pháp được đưa ra là cần chủ động chuẩn bị nguồn hàng dự trữ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tránh tình trạng khan hiếm đẩy giá tăng đột biến.

Việt Nam đối mặt với lạm phát đến từ thế giới

Quý An |

Trước diễn biến khó lường từ những yếu tố địa chính trị, kinh tế thế giới, nhiều thách thức không nhỏ được đặt ra cho nền kinh tế nước ta.

Cuộc chiến lạm phát - kết thúc của một sự khởi đầu

Quý An (theo CNBC) |

Theo nhà kinh tế học của Societe Generale, Kokou Agbo-Bloua, các ngân hàng trung ương toàn cầu đang ở “kết thúc của sự khởi đầu” trong cuộc chiến lạm phát.

Đã qua thời hoàng kim, tài xế công nghệ than ít khách, thu nhập giảm sâu

NGỌC ÁNH |

Đứng trước sự gia tăng của nhiều tài xế xe công nghệ mới, cộng thêm việc thay đổi mức chiết khấu của nhiều hãng xe khiến các tài xế tại TP Hồ Chí Minh lo ngại mức thu nhập sẽ khó có thể quay lại như thời điểm trước dịch, nhất là trong tình cảnh nền kinh tế đang chưa kịp phục hồi.

Dự báo thời tiết hôm nay 20.7: Xuất hiện mưa dông khắp cả nước

MINH HÀ |

Dự báo thời tiết hôm nay 20.7, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đêm và sáng có mưa, mưa vừa, mưa to. Tây Nguyên, Nam Bộ chiều, đêm có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

World Cup 2023 và hành trình “hơn cả sự vĩ đại”

TAM NGUYÊN |

Hôm nay (20.7), World Cup 2023 của bóng đá nữ chính thức khai mạc cùng khẩu hiệu “Hơn cả sự vĩ đại”.

Van de Beek lập siêu phẩm giúp Man United thắng Lyon

Chi Trần |

Man United thắng trận giao hữu thứ hai liên tiếp khi đánh bại Lyon với tỉ số tối thiểu.

Điểm sàn xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT các trường trên cả nước

Bích Hà |

Đến tối 19.7, trên cả nước đã có 26 trường đại học công bố điểm sàn xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Ghi nhận mức điểm cao nhất đến thời điểm này là 23 điểm.

Chuyên gia chỉ cách kìm chế lạm phát nửa cuối năm

Xuyên Đông |

Một trong số các giải pháp được đưa ra là cần chủ động chuẩn bị nguồn hàng dự trữ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tránh tình trạng khan hiếm đẩy giá tăng đột biến.

Việt Nam đối mặt với lạm phát đến từ thế giới

Quý An |

Trước diễn biến khó lường từ những yếu tố địa chính trị, kinh tế thế giới, nhiều thách thức không nhỏ được đặt ra cho nền kinh tế nước ta.

Cuộc chiến lạm phát - kết thúc của một sự khởi đầu

Quý An (theo CNBC) |

Theo nhà kinh tế học của Societe Generale, Kokou Agbo-Bloua, các ngân hàng trung ương toàn cầu đang ở “kết thúc của sự khởi đầu” trong cuộc chiến lạm phát.