Việt Nam đối mặt với lạm phát đến từ thế giới

Quý An |

Trước diễn biến khó lường từ những yếu tố địa chính trị, kinh tế thế giới, nhiều thách thức không nhỏ được đặt ra cho nền kinh tế nước ta.

TS Hà Thị Đoan Trang (Khoa Tài chính Công - Học viện Tài chính) đánh giá, bối cảnh vĩ mô những tháng đầu năm 2023 tuy đã có dấu hiệu tích cực nhưng vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng từ suy thoái sâu trong đại dịch COVID-19 và xung đột Nga - Ukraina, (dẫn tới tình trạng lạm phát cao kỷ lục của năm 2022 lên tới mức trên 9% tại Mỹ và gần 11% tại châu Âu; hơn 80 quốc gia lạm phát từ 2 con số trở lên...).

Đến nay, tuy tình trạng lạm phát đã có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao khiến ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia vẫn theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt. Điều này đã tác động không nhỏ tới tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tiêu dùng khiến nhiều nền kinh tế có dấu hiệu rơi vào suy thoái.

“Tại Mỹ, tuy lạm phát vẫn ở mức cao so với mục tiêu 2% mà Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đề ra, nhưng nhìn chung, giá cả đã có xu hướng tăng chậm lại ở nhiều khu vực. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 5 ghi nhận mức tăng 4% so với cùng kỳ năm 2022 và 0,1% so với tháng 4. Đây là mức tăng nhỏ nhất trong hơn 2 năm qua và là tháng thứ 11 giảm liên tiếp, điều này cho thấy tình hình lạm phát tại Mỹ đang dần được kiểm soát khi đã giảm hơn một nửa so với mức đỉnh của năm 2022” - bà Trang nhận định.

Tháng trước, FED đã quyết định giữ nguyên lãi suất và đây là dấu mốc đầu tiên chấm dứt chuỗi 10 lần tăng lãi suất liên tiếp (tăng 5% trong vòng 14 tháng), giúp giữ nguyên lãi suất chính sách của Mỹ trong phạm vi 5-5,25%.

Theo PGS.TS Phan Thế Công (Trưởng khoa Kinh tế - ĐH Thương mại), Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển, có độ mở lớn, quy mô còn khiêm tốn, sức chống chịu, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, năng suất lao động chưa cao.

Do đó, nước ta phải chịu tác động mạnh từ bên ngoài trên nhiều lĩnh vực, nhất là về xuất khẩu, thương mại, đầu tư, tài chính, tiền tệ, tỉ giá, lãi suất; các chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Bên cạnh đó, thu hút FDI bị ảnh hưởng do đầu tư toàn cầu sụt giảm; cạnh tranh trên thị trường quốc tế gia tăng... Những hạn chế, bất cập nội tại của nền kinh tế kéo dài nhiều năm đã bộc lộ rõ hơn trong điều kiện khó khăn như các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, các ngân hàng yếu kém...

Giá nguyên vật liệu đầu vào thế giới đang ở mức cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp trong nước rồi đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên. Việc thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ do Nhà nước quản lý theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố các chi phí thực hiện vào giá dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục sẽ tác động mạnh tới CPI. Giá lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc, thiết bị và đồ dùng gia đình thường tăng theo quy luật vào các tháng cuối năm và dịp lễ, tết cũng tác động mạnh đến chỉ số giá tiêu dùng.

Ngoài ra, thiên tai và dịch bệnh có thể sẽ gây ảnh hưởng đến giá lương thực, thực phẩm tại một số địa phương, kéo theo CPI tăng cao.

Quý An
TIN LIÊN QUAN

Cuộc chiến lạm phát - kết thúc của một sự khởi đầu

Quý An (theo CNBC) |

Theo nhà kinh tế học của Societe Generale, Kokou Agbo-Bloua, các ngân hàng trung ương toàn cầu đang ở “kết thúc của sự khởi đầu” trong cuộc chiến lạm phát.

Các tổ chức quốc tế tin tưởng Việt Nam dễ dàng kiểm soát tốt lạm phát

Đức Mạnh |

Các tổ chức quốc tế uy tín cho rằng tình hình lạm phát của Việt Nam liên tục mang đến những tin tốt. Con số cuối năm sẽ chỉ còn 2,8%, cách xa mức trần 4,5% đã đề ra.

Kiểm soát tốt lạm phát, tạo dư địa giảm thêm lãi suất

Anh Kiệt |

Từ đầu năm đến nay, chỉ số giá tiêu dùng so với cùng kì năm trước đang trong xu hướng giảm dần. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy Việt Nam kiểm soát lạm phát tốt hơn so với các quốc gia đang phát triển khác trong khu vực.

Đêm diễn trên sân Mỹ Đình của Blackpink đứng trước nguy cơ ế vé

Huyền Chi |

Đến gần ngày diễn ra đêm diễn của Blackpink tại Hà Nội, nhu cầu mua vé của người hâm mộ chậm lại trông thấy.

"Osin bá đạo phim Việt": Tốt nghiệp xuất sắc nhưng tôi sốc khi mình là số 0

NHÓM PV |

Trong cuộc trò chuyện với Lao Động ở Cà phê chiều thứ 7, diễn viên Anh Thơ - người được khán giả đặt biệt danh "Osin bá đạo của màn ảnh Việt" chia sẻ, chị đã sốc khi trở thành diễn viên, dù tốt nghiệp xuất sắc khóa đào tạo diễn viên ở Nhà hát Tuổi trẻ.

Dự án 1.200 tỉ đồng “treo” suốt 15 năm

NGỌC VIÊN |

Nằm ở vị trí đắc địa của TP Quảng Ngãi, nhưng dự án Vina Universal Paradise rộng gần 60 ha, cấp phép năm 2008, với tổng vốn khoảng 1.200 tỉ đồng, đến nay vẫn nằm trên giấy. Dự án này là nguyên nhân khiến cuộc sống người dân khổ sở suốt 15 năm.

Người Đà Nẵng sửa nhịp cầu xanh cho nữ hoàng linh trưởng Sơn Trà

THÙY TRANG |

Đầu tháng 7 vừa qua, Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng cùng các tình nguyện viên, những người yêu Sơn Trà đã chẳng ngại cái nắng rát giữa hè để đi sửa, treo mới những chiếc cầu cây xanh cho Voọc chà vá chân nâu.

Vì sao tổ giám sát đấu giá đất huyện Quỳnh Lưu bị kiểm điểm?

QUANG ĐẠI |

Liên quan vụ việc em trai Phó Chủ tịch huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) mua trúng đấu giá 23 lô đất bị hủy kết quả, tổ giám sát cuộc đấu giá này bị yêu cầu kiểm điểm.

Cuộc chiến lạm phát - kết thúc của một sự khởi đầu

Quý An (theo CNBC) |

Theo nhà kinh tế học của Societe Generale, Kokou Agbo-Bloua, các ngân hàng trung ương toàn cầu đang ở “kết thúc của sự khởi đầu” trong cuộc chiến lạm phát.

Các tổ chức quốc tế tin tưởng Việt Nam dễ dàng kiểm soát tốt lạm phát

Đức Mạnh |

Các tổ chức quốc tế uy tín cho rằng tình hình lạm phát của Việt Nam liên tục mang đến những tin tốt. Con số cuối năm sẽ chỉ còn 2,8%, cách xa mức trần 4,5% đã đề ra.

Kiểm soát tốt lạm phát, tạo dư địa giảm thêm lãi suất

Anh Kiệt |

Từ đầu năm đến nay, chỉ số giá tiêu dùng so với cùng kì năm trước đang trong xu hướng giảm dần. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy Việt Nam kiểm soát lạm phát tốt hơn so với các quốc gia đang phát triển khác trong khu vực.