Phát triển công nghiệp hỗ trợ:

Giải pháp để ngành dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024

Vũ Long |

Ngành dệt may đặt mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đạt 44 tỉ USD, tăng 9,2% so với năm 2023.

Dệt may mạnh dạn tăng mục tiêu xuất khẩu

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) - cho biết, hiện nay, tình hình kinh tế tại các thị trường nhập khẩu dệt may lớn của Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi, nhu cầu về hàng dệt may cao hơn năm 2023, ngành dệt may Việt Nam đang có nhiều dấu hiệu cải thiện rõ rệt.

Không chỉ thị trường xuất khẩu được cải thiện, Chính phủ và các bộ, ban, ngành cũng có nhiều chính sách, giải pháp để hỗ trợ các ngành sản xuất, trong đó có ngành dệt may nói riêng, tạo cơ hội để phục hồi sản xuất, dịch vụ trong nước. Trong đó, mức lãi suất ngân hàng cho vay giảm đáng kể là giải pháp thực tế tác động tích cực lên các ngành.

Ngành dệt may đã vượt qua giai đoạn khó khăn để tăng trưởng trong năm 2024. Ảnh: Ngọc Hân
Ngành dệt may đã vượt qua giai đoạn khó khăn để tăng trưởng trong năm 2024. Ảnh: Ngọc Hân

“Mặt bằng lãi suất cho vay tại Việt Nam hiện đã giảm đáng kể, giúp giảm sức ép chi phí lãi vay lên các doanh nghiệp. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ hiện nay có thể được kéo dài trong năm 2024. Đặc biệt, Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035 đã được phê duyệt sẽ là 1 trong những lợi thế lớn” - ông Cẩm nhấn mạnh.

Từ những tín hiệu lạc quan đó, VITAS đưa ra mục tiêu phấn đấu tăng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2024 đạt 44 tỉ USD, tăng 9,2% so với năm 2023.

Theo ông Huỳnh Văn Chơi - Chủ tịch CĐCS Công ty Cổ phần Việt Hưng (TPHCM), tình hình đơn hàng của công ty có nhiều khởi sắc và doanh nghiệp đã ký được hợp đồng đến hết tháng 1.2024.

Bà Phan Thị Thiện - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Long Cương - cũng phấn khởi chia sẻ: Hiện doanh nghiệp đã ký được đơn hàng xuất khẩu đến hết năm 2024.

Tại các khu công nghiệp tại Thủ Đức (TPHCM), Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Giang... nhiều doanh nghiệp cũng cho hay, đã có đơn hàng xuất khẩu trong quý I/2024.

Giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng

Để đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024, VITAS cho rằng, cần triển khai 5 giải pháp chính: đầu tư phát triển bền vững, mở rộng thị trường, phát triển cung ứng công nghệ, vốn đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực.

Đặc biệt, với giải pháp về đầu tư phát triển bền vững, VITAS sẽ thu hút các dự án dệt-nhuộm-hoàn tất công nghệ cao vào các khu công nghiệp, đầu tư sản xuất các loại nguyên liệu mới có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường cũng như phát triển ngành thời trang dệt may.

Đối với giải pháp về thị trường, tiếp tục đa dạng hóa nguồn cung nguyên phụ liệu, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tăng cường liên kết chuyển dần từ gia công (CMT) sang FOB, ODM, OBM và tập trung phát triển thương hiệu, sản phẩm mới…

Về giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho quản trị, quản lý kỹ thuật, thiết kế ứng dụng công nghệ mới, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ông Cẩm khẳng định: “Ngành dệt may xây dựng chiến lược nhân sự trong nâng cao năng lực quản lý sản xuất, chuỗi giá trị, nhân lực đào tạo cho các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề”.

Theo Chủ tịch VITAS Vũ Đức Giang, năm 2023 là giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử của xuất khẩu hàng dệt may, nhất là về thị trường và đơn hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung, con số kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may năm 2023 vẫn đạt 40 tỉ USD là sự bứt phá, cho thấy nỗ lực rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp.

VITAS cũng đánh giá, ngành dệt may tiếp tục đối diện với những khó khăn thách thức lớn về yêu cầu của thị trường. Trong đó việc áp dụng cơ chế EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất) và CBAM (cơ chế điều chỉnh biên giới carbon) cũng như Chiến lược “thời trang bền vững” thay cho “thời trang nhanh” đòi hỏi ngành dệt may trong nước phải nhanh chóng thay đổi toàn diện để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe trên toàn cầu.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Cơ hội lớn từ APEC để dệt may Việt Nam phục hồi xuất khẩu

Đức Mạnh - Tuyết Lan (Thực hiện) |

Dệt may là một trong những ngành hưởng lợi lớn từ APEC khi đạt được nhiều bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực xuất khẩu, mở ra những thị trường đầy tiềm năng. PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam - về những cơ hội và thách thức mà APEC 2023 đặt ra với lĩnh vực này.

Nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, da giày đã có đơn hàng cho năm 2024

Nam Dương |

Nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, da giày tại TPHCM đã có đơn hàng cho năm 2024. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không phải cắt giảm lao động nữa.

350 người lao động thi đấu Ngày hội Văn hoá thể thao ngành Dệt may Hà Nội

Kiều Vũ |

Hà Nội - Ngày 6.11, Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội cho biết có 350 đoàn viên, người lao động tham gia Ngày hội Văn hóa thể thao năm 2023 do Công đoàn ngành tổ chức.

Lách luật, môi giới đưa người đi Nhật Bản lọc máu ngừa đột quỵ

NHÓM PV |

Chi phí đắt đỏ lên tới cả trăm triệu đồng, ẩn chứa nhiều nguy cơ mất an toàn, biến chứng với bệnh nhân, tuy nhiên lọc máu ngừa đột quỵ vẫn là dịch vụ được nhiều cơ sở y tế quảng cáo. Bên trong trung tâm môi giới đưa người đi Nhật Bản lọc máu dự phòng, những sai phạm được PV ghi nhận.

Giờ thứ 9: Không thể tha thứ - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Người vợ trong câu chuyện thật không may mắn. Cô vượt qua mọi thử thách để đến với cuộc hôn nhân hằng mong đợi. Nhưng vụ tai nạn đã cướp đi của cô thiên sứ làm mẹ. Liệu cô sẽ tiếp tục sống ra sao?

Tai nạn liên hoàn trên Quốc lộ 6, giao thông ùn tắc hoàn toàn

Minh Nguyễn |

Vụ tai nạn giao thông liên hoàn vừa xảy trên Quốc lộ 6 đoạn qua huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình khiến giao thông ùn tắc hoàn toàn.

Hoàng Anh Gia Lai thua trận thứ 4 ở V.League 2023-2024

Thanh Vũ |

Hành quân đến sân của Sông Lam Nghệ An ở vòng 6 Night Wolf V.League 2023-2024, Hoàng Anh Gia Lai vẫn chưa thể nếm mùi chiến thắng ở mùa giải năm nay.

Vật dạt vào biển Quảng Ngãi giống tàu ngầm không người lái, không phải thiết bị bay

VIÊN NGUYỄN |

Một ngư dân ở Quảng Ngãi trong lúc đánh cá vớt được một vật thể giống tàu ngầm, dài 3m, ghi hàng chữ nước ngoài.

Cơ hội lớn từ APEC để dệt may Việt Nam phục hồi xuất khẩu

Đức Mạnh - Tuyết Lan (Thực hiện) |

Dệt may là một trong những ngành hưởng lợi lớn từ APEC khi đạt được nhiều bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực xuất khẩu, mở ra những thị trường đầy tiềm năng. PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam - về những cơ hội và thách thức mà APEC 2023 đặt ra với lĩnh vực này.

Nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, da giày đã có đơn hàng cho năm 2024

Nam Dương |

Nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, da giày tại TPHCM đã có đơn hàng cho năm 2024. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không phải cắt giảm lao động nữa.

350 người lao động thi đấu Ngày hội Văn hoá thể thao ngành Dệt may Hà Nội

Kiều Vũ |

Hà Nội - Ngày 6.11, Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội cho biết có 350 đoàn viên, người lao động tham gia Ngày hội Văn hóa thể thao năm 2023 do Công đoàn ngành tổ chức.