Lỗ hàng chục tỉ đồng, doanh nghiệp dệt may 4.000 nhân sự nay còn 37 người

Cường Ngô |

Đơn hàng sụt giảm nghiêm trọng, công nhân giảm giờ làm, thậm chí đóng cửa là chuyện đang diễn ra với ngành dệt may Việt Nam trong năm 2023. Trong đó, có công ty gần 4.000 nhân sự nhưng nay cắt giảm chỉ còn 37 người.

Doanh nghiệp dệt may lỗ nặng

Công ty Cổ phần Garmex Sài Gòn (GMC) - một doanh nghiệp xuất khẩu dệt may ở TPHCM - vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2023. Theo báo cáo tài chính, doanh thu hợp nhất trong quý này vỏn vẹn 73 triệu đồng.

Giải trình về kết quả kinh doanh, bà Nguyễn Minh Hằng - Tổng Giám đốc Garmex Sài Gòn - cho biết, công ty không có đơn hàng, doanh thu trong quý III/2023 đến từ dịch vụ.

Dù đã tiết giảm chi phí, song công ty này cho biết, giá thuê đất tăng làm tăng chi phí trong kỳ. Garmex Sài Gòn tiếp tục lỗ gần 11 tỉ đồng trong quý III/2023, xấp xỉ mức năm trước.

Lãnh đạo Garmex Sài Gòn cho hay, công ty đã cân đối lại nhân sự, thu hẹp hoạt động cho phù hợp với tình hình mới, thực hiện tiết giảm chi phí để giảm thiệt hại.

"Công ty sẽ tiếp tục tiết kiệm chi phí, rà soát tài sản, tìm kiếm cơ hội khai thác hợp lý các mặt bằng hiện có hoặc thanh lý tài sản không cần dùng" - bà Hằng nêu lộ trình khắc phục lỗ lũy kế.

Garmex Sài Gòn cắt giảm nhân sự vì không có đơn hàng. Ảnh: Liên Vân
Garmex Sài Gòn cắt giảm nhân sự vì không có đơn hàng. Ảnh: Liên Vân

Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, Garmex Sài Gòn ghi nhận doanh thu đạt 8,1 tỉ đồng, giảm 97% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế âm hơn 44 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 6,8 tỉ đồng.

Đi cùng với sự khó khăn về kinh doanh là cắt giảm nhân sự. Tại thời điểm 30.9.2023, Garmex Sài Gòn chỉ còn 37 nhân sự, giảm 4 người so với cuối quý II/2023 nhưng giảm hơn 1.900 người so với cuối năm 2022 và hơn 3.700 người so với cuối 2021.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, xuất khẩu các mặt hàng dệt may 9 tháng đầu năm nay mới đạt 29,1 tỉ USD, còn cách rất xa kế hoạch xuất khẩu 45 - 48 tỉ USD trong năm 2023 đưa ra từ đầu năm. Theo các doanh nghiệp, tình hình khó khăn vẫn còn kéo dài trong nhiều tháng tới.

Trao đổi với Báo Lao Động ngày 25.10, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 Thân Đức Việt cho biết, doanh nghiệp vẫn luôn cân bằng thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, châu Âu và các thị trường khác là Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada...

Thế mạnh của May 10 là sơ mi nhưng năm 2023, mặt hàng này lại thiệt hại nặng nhất. Trước đó, mặt hàng sơ mi chiếm tỉ trọng 60% của May 10, nhưng hiện nay chỉ chiếm 39%. Để ổn định sản xuất, kinh doanh, May 10 phải làm đơn hàng quần, áo polo, áo T-shirt ở xí nghiệp sơ mi.

“Thực tế, xu thế và hành vi tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến thị trường. Bởi tại Mỹ hiện có xu thế làm việc từ xa (work from home), không dùng sản phẩm thời trang công sở như áo sơ mi khi đi làm. Có khách hàng chia sẻ với May 10, doanh nghiệp cắt giảm tối đa chi phí từ điện, nước, bộ phận văn phòng, thiết kế làm việc tuần 2 buổi, còn IT và kế toán 2 tuần đến công ty 1 lần. Xu thế này thực sự ảnh hưởng tới sức mua, khó kích cầu” - ông Thân Đức Việt cho hay.

Giải pháp nào?

Tại hội nghị thảo luận phương hướng sản xuất kinh doanh năm 2024 ngày 13.10, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường nhận định, những tháng còn lại của năm 2023 và năm 2024, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với những rủi ro như bất ổn chính trị, xung đột vũ trang ở các khu vực có nguy cơ lan rộng; tín hiệu phục hồi bền vững ở cả Mỹ, EU, Nhật Bản đều chưa rõ ràng; thời gian áp dụng EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất) và CBAM (cơ chế điều chỉnh biên giới carbon) đến gần…

“Tổng thể thị trường năm 2024 có nhiều khả năng cải thiện nhu cầu hơn năm 2023, tuy nhiên mức độ cải thiện nhỏ. Tổng cầu 2024 dự kiến vẫn thấp hơn 2022 từ 5 - 7%; xu thế giảm số lượng hàng hóa để chuẩn bị dần cho việc có khả năng áp dụng EPR; đơn giá có thể tăng hơn trên nền số lượng giảm và yêu cầu chất lượng, tiêu chuẩn phi tài chính khác cao lên” - ông Lê Tiến Trường nói.

Tuy nhiên, thị trường cũng cho thấy, những cơ hội mới như dịch chuyển nguồn Sourcing sợi từ Trung Quốc, các doanh nghiệp FDI tăng cường sản xuất vải ở Việt Nam từ sợi trong nước; các sản phẩm chuyên dụng, cao cấp, kể cả nguồn nguyên liệu cao cấp dự báo khả năng tăng trưởng theo thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và thị trường nội địa.

Chủ tịch Vinatex đề nghị các doanh nghiệp nỗ lực hơn cho những tháng còn lại, xây dựng kế hoạch năm 2024 với ngành may tăng trưởng doanh thu từ 3 - 5%, lợi nhuận từ 85 - 100% so với năm 2023.

Để thực hiện, các doanh nghiệp, đơn vị nên tiếp cận khách hàng với sản phẩm đặc thù mới, nâng cao năng suất lao động, linh hoạt bố trí sản xuất, cơ cấu lại hệ thống sản xuất, hạn chế mở rộng để tái cấu trúc sản xuất; ngành sợi cần dự báo tần suất cao hơn cho đơn vị, hợp lực tài chính, cải thiện chất lượng liên tục, phấn đấu tạo ra những sản phẩm khác biệt…

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Công ty dệt may cắt giảm nghìn nhân sự, thanh lí tài sản vẫn không thoát lỗ

Thanh Giang |

Đơn hàng sụt giảm khiến loạt doanh nghiệp ngành dệt may đi lùi trong quý III/2023. Có doanh nghiệp thậm chí cắt giảm cả nghìn nhân sự, thanh lý tài sản vẫn không thể khắc phục tình trạng kinh doanh thua lỗ.

100% doanh nghiệp ngành Dệt may ký kết Thoả ước lao động tập thể

Kiều Vũ |

Đến nay, số doanh nghiệp trong hệ thống ngành Dệt may Việt Nam ký kết Thoả ước lao động tập thể đạt 100%. Trong đó có những nội dung có lợi hơn cho người lao động về tiền lương, mức ăn ca…

Công đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua

Hà Anh |

Nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp Công đoàn Dệt may Việt Nam luôn đồng hành cùng chuyên môn tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua trong công nhân viên chức lao động.

Messi lần thứ 8 giành Quả bóng vàng

TAM NGUYÊN |

Lionel Messi có lần thứ 8 được France Football vinh danh ở hạng mục Quả bóng vàng.

Mong Báo Lao Động tiếp tục đồng hành cùng kế toán trường học

HƯƠNG NHA - BẢO HÂN |

Khi danh mục hợp đồng lao động theo Nghị định 68 không có kế toán, nhiều nhân viên kế toán trường học tại huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội rất có thể về làm nhân viên bảo vệ hoặc phục vụ. Phòng Nội vụ, UBND huyện Phúc Thọ bày tỏ mong mỏi Báo Lao Động tiếp tục phản ánh, đồng hành với đội ngũ nhân viên trường học để họ được hưởng quyền lợi xứng đáng của mình.

Hàng chục người dân ở Thái Bình lâm vào nợ nần khi cho người quen vay tiền

LƯƠNG HÀ |

Thế chấp toàn bộ tài sản, nhà cửa; dồn hết tiền tiết kiệm… để cho một người phụ nữ quen biết vay nhưng đến nay, hàng chục người dân ở thị trấn Diêm Điền (huyện Thái Thụy) lâm vào tình cảnh nợ nần, có người còn rao bán nhà để lấy tiền chạy chữa bệnh.

Vẫn rầm rộ tổ chức đánh bạc qua ví điện tử MoMo

Trần Tuấn |

Mặc dù nhiều đường dây đánh bạc qua ví điện tử MoMo đã bị lực lượng Công an triệt phá nhưng theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, những nhà cái mới vẫn liên tục xuất hiện.

Người lao động bức xúc vì bị nợ lương thời gian dài

Quế Chi |

Sau khi Báo Lao Động đăng tải bài viết phản ánh Công ty Cổ phần Cơ khí lắp máy Sông Đà nợ lương người lao động, thêm người lao động tiếp tục phản ánh bị công ty nợ lương kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của họ.

Công ty dệt may cắt giảm nghìn nhân sự, thanh lí tài sản vẫn không thoát lỗ

Thanh Giang |

Đơn hàng sụt giảm khiến loạt doanh nghiệp ngành dệt may đi lùi trong quý III/2023. Có doanh nghiệp thậm chí cắt giảm cả nghìn nhân sự, thanh lý tài sản vẫn không thể khắc phục tình trạng kinh doanh thua lỗ.

100% doanh nghiệp ngành Dệt may ký kết Thoả ước lao động tập thể

Kiều Vũ |

Đến nay, số doanh nghiệp trong hệ thống ngành Dệt may Việt Nam ký kết Thoả ước lao động tập thể đạt 100%. Trong đó có những nội dung có lợi hơn cho người lao động về tiền lương, mức ăn ca…

Công đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua

Hà Anh |

Nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp Công đoàn Dệt may Việt Nam luôn đồng hành cùng chuyên môn tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua trong công nhân viên chức lao động.