Giá lúa vẫn cao, nông dân Miền Tây chủ động né hạn mặn vụ Đông Xuân

VÂN HI |

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của El Nino, khu vực ĐBSCL có khả năng xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt vào đầu năm 2024. Hiện nhiều địa phương và người dân bắt đầu chủ động ứng phó để giảm thiệt hại vụ lúa Đông Xuân khi giá lúa vẫn đang ở mức cao.

Hạn mặn có khả năng gay gắt

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ tháng 1 đến tháng 2.2024, El Nino tiếp tục duy trì với xác suất trên 90%. Từ tháng 3 đến tháng 5.2024 hiện tượng này sẽ giảm xuống mức từ 60-85%.

Khu vực ĐBSCL có khả năng xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Độ mặn tại các sông trong mùa khô 2023-2024 hầu hết ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Do vậy, tình hình hạn mặn đầu năm 2024 được dự báo có thể sẽ rất gay gắt; mặn sẽ lấn sâu vào vùng ven biển. Trong khi đó, mưa trái mùa ít có khả năng xuất hiện. Một số tỉnh dọc theo sông Tiền, sông Hậu như Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre,... có thể xảy ra tình trạng hạn mặn cục bộ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân như trồng lúa, cây ăn trái.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cũng đưa ra dự báo, trường hợp El Nino cực đoan, đến giữa mùa khô (từ tháng 2.2024 trở đi), dù có ngăn mặn từ biển vào, bên trong vẫn thiếu nước ngọt. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cũng đưa ra dự báo về khả năng thiếu hụt nước trong mùa khô từ 10 - 15% so với trung bình nhiều năm.

Để ứng phó với nguy cơ hạn mặn, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã có công văn báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai cảnh báo tác động của El Nino; thông tin cho các bộ, ngành và địa phương để chủ động xây dựng phương án ứng phó. Yêu cầu các địa phương trong vùng phải xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể để ứng phó với tình hình xâm nhập mặn sớm và sâu hơn nhằm đảm bảo đủ lượng nước cho sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra.

Chủ động né hạn mặn

Tại tỉnh Sóc Trăng để né đợt hạn mặn vụ cuối, nông dân chủ động sạ sớm vụ lúa Đông Xuân hơn 10 ngày so với mùa vụ trước.

Anh Nguyễn Văn Phương (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) cho biết: "Đợt hạn mặn 2015-2016, lúa của tôi bị ảnh hưởng cho năng suất thấp vì lúa lép rất nhiều. Do đó, khi nghe thông tin hạn mặn, khuyến cáo của địa phương, tôi cùng bà con đã tranh thủ gieo sạ sớm để kịp lấy nước ngọt giai đoạn làm đòng, trổ bông. Hiện gia đình tôi đã thu hoạch vụ lúa Đông Xuân năm nay, lợi nhuận khoảng 45 triệu đồng, tăng khoảng 20 triệu đồng so với năm trước".

Nông dân Sóc Trăng đang khẩn trương thu hoạch lúa Đông Xuân 2023 - 2024. Ảnh: Phương Anh
Chủ động ứng phó hạn mặn, nông dân Sóc Trăng trúng mùa, được giá vụ lúa Đông Xuân 2023 - 2024. Ảnh: Phương Anh

Tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, anh Nguyễn Văn Thật cho biết: Đến thời điểm này, 1 ha lúa Đông Xuân của anh cũng đã hơn 30 ngày. Nhờ chủ động gieo sạ đúng lịch thời vụ, chủ động tự gia cố bờ bao nên hiện chưa gặp vấn đề thiếu nước cho cánh đồng. "Giá lúa hiện nay vẫn đang ở mức cao, tại địa phương dao động từ 7.000 - 8.000 đồng/kg, tùy loại. Mong là chủ động được gieo sạ, vụ lúa Đông Xuân năm nay cho năng suất cao để có lời nhiều", anh Thật nói.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, từ đầu tháng 10 ngành đã đưa ra khung lịch xuống giống vụ lúa Đông xuân 2023-2024.

Theo đó, thời điểm xuống giống được chia thành nhiều đợt, tùy thuộc vào địa hình từng khu vực, có đê bao khép kín và hệ thống bơm thoát nước hoàn chỉnh nhằm đảm bảo tránh được ảnh hưởng của triều cường vào các tháng cuối năm và các vùng có nguy cơ xâm nhập mặn để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng ở cuối vụ lúa.

Tại tỉnh Kiên Giang, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, do địa bàn có nhiều vùng khác nhau nên việc sản xuất được tính toán hợp lý vừa để né hạn mặn. Cụ thể, tỉnh sẽ áp dụng đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất nhằm rút ngắn thời gian gieo sạ; đồng thời triển khai các giải pháp thủy lợi phòng chống hạn mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô vào cuối năm 2023, đầu năm 2024.

VÂN HI
TIN LIÊN QUAN

Nông dân trồng lúa Sóc Trăng thắng lớn

PHƯƠNG ANH |

Nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang bước vào thu hoạch vụ Đông Xuân 2023 - 2024 với niềm vui được mùa, trúng giá.

Giá lúa tăng cao, người dân ồ ạt bỏ tôm chuyển sang trồng lúa

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Nhiều diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi tôm trước đây, nay người dân trồng lúa trở lại và mong muốn được thực hiện mô hình lúa - tôm.

Giáo sư Võ Tòng Xuân nói về lợi ích và cách làm 1 triệu ha lúa chất lượng cao

NHÓM PV |

Sau khi Việt Nam là quốc gia đầu tiên chính thức phát động Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, không ít người vẫn chưa hiểu rõ thế nào là trồng lúa phát thải thấp, nông dân và doanh nghiệp được lợi gì, nên bắt đầu từ đâu,... Vừa trở về sau chuyến công tác, Giáo sư - Tiến sĩ Võ Tòng Xuân - nhà khoa học đầu tiên của Việt Nam giành giải thưởng Vin Future năm 2023 - đã dành riêng cho Báo Lao Động cuộc trò chuyện để giải thích cặn kẽ về các vấn đề này.

Xét xử 100 người liên quan đến vụ nổ súng, tấn công trụ sở UBND xã ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Liên quan đến vụ nổ súng tấn công trụ sở hai UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin vào hôm 11.6.2023, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk chính thức mở phiên tòa xét xử các đối tượng liên quan.

Sập bẫy tiêm filler "dạo" làm đẹp đón Tết và những cái kết đắng

THẢO ANH |

Lập một tài khoản mạng xã hội với cái tên thật kêu - "phù thuỷ filler"; xách một chiếc vali chứa đầy đủ đồ nghề, nhiều người hành nghề tiêm filler, botox cam kết đẹp nhanh, không đau, không biến chứng. Hiện nay công nghệ làm đẹp "dạo" chưa được quản lý triệt để khiến không ít đối tượng dễ dàng hành nghề, kiếm tiền như nước.

Khu tập thể Trung Tự ở Hà Nội được đề xuất cải tạo, nâng gấp đôi chiều cao

Thu Giang |

Lấy ý kiến người dân về phương án cải tạo khu tập thể Trung Tự, UBND quận Đống Đa (Hà Nội) vừa đề xuất sẽ tăng gấp đôi số tầng cải tạo từ 24 lên 48 tầng nhưng không làm thay đổi mật độ dân cư.

Dự án xây tòa hành chính Nha Trang tăng thêm 134 tỉ đồng do chi phí tăng

Hữu Long |

Khánh Hòa - Dự án Trung tâm hành chính thành phố Nha Trang vừa được đề xuất tăng vốn thêm 134 tỉ đồng do nhiều chi phí xây dựng, quản lý tăng.

Cư dân bức xúc vì Ban quản lý khu ký túc xá Thăng Long thay đổi công năng của nhà để xe

Nhóm phóng viên |

Dịp cuối năm 2023, Ban quản lý khu ký túc xá Thăng Long (số 66 đường Cốm Vòng, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bỗng dưng di chuyển xe của các hộ dân tòa B2 ra ngoài nhà để xe, xây tường gạch ngăn nhà xe làm hai mà không có sự thỏa thuận, nhất trí từ người dân. Quá bức xúc, người dân đã gửi Đơn kêu cứu tới Báo Lao Động.

Nông dân trồng lúa Sóc Trăng thắng lớn

PHƯƠNG ANH |

Nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang bước vào thu hoạch vụ Đông Xuân 2023 - 2024 với niềm vui được mùa, trúng giá.

Giá lúa tăng cao, người dân ồ ạt bỏ tôm chuyển sang trồng lúa

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Nhiều diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi tôm trước đây, nay người dân trồng lúa trở lại và mong muốn được thực hiện mô hình lúa - tôm.

Giáo sư Võ Tòng Xuân nói về lợi ích và cách làm 1 triệu ha lúa chất lượng cao

NHÓM PV |

Sau khi Việt Nam là quốc gia đầu tiên chính thức phát động Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, không ít người vẫn chưa hiểu rõ thế nào là trồng lúa phát thải thấp, nông dân và doanh nghiệp được lợi gì, nên bắt đầu từ đâu,... Vừa trở về sau chuyến công tác, Giáo sư - Tiến sĩ Võ Tòng Xuân - nhà khoa học đầu tiên của Việt Nam giành giải thưởng Vin Future năm 2023 - đã dành riêng cho Báo Lao Động cuộc trò chuyện để giải thích cặn kẽ về các vấn đề này.