Giá hàng hóa, thực phẩm tăng giảm trái chiều

Vũ Long |

Giá thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng đang có xu hướng tăng, giảm trái chiều. Người tiêu dùng phải tính toán căn cơ, chi tiêu phù hợp với mức thu nhập.

Giá thực phẩm tăng, giảm trái chiều

Đã hơn 1 tuần nay, chị Nguyễn Thị Quỳnh (trú tại 165 Thái Hà, Đống Đa, Nội) tỏ ra phấn khởi khi giá thịt lợn và rau xanh có xu hướng giảm. Chị là giáo viên, chồng nghỉ mất sức lao động hiện đi làm bảo vệ cho một khách sạn. Lương 2 vợ chồng cộng lại chỉ khoảng 13 triệu đồng/tháng, trừ các khoản đóng góp ăn học cho 2 con, bữa ăn của gia đình 5 người chỉ được phép gói gọn trong khoảng 200.000 đồng/ngày. Giá một số mặt hàng thực phẩm giảm, giúp chị chi tiêu dễ dàng hơn.

“Nếu như trước đây giá thịt cao, mỗi bữa ăn chi tiêu chưa tới 100.000 đồng rất eo hẹp, thì nay dễ chịu hơn” - chị Quỳnh chia sẻ.

Anh Nguyễn Huy là lao động tự do (trú tại khu tập thể Văn công Quân đội, Mai Dịch, Hà Nội) cũng cho hay: Giá thịt  giảm giúp bữa ăn của anh “tươi” hơn, giúp anh tái tạo sức lao động tốt hơn.

Tuy nhiên, theo một số người tiêu dùng, giá thịt lợn giảm, nhưng trái lại, giá thịt gà công nghiệp, trứng gia cầm vẫn có xu hướng tăng.

Theo chị Nguyễn Thị Bình (Q.Bình Thạnh, TPHCM), tại một số cửa hàng, giá nhiều chủng loại vẫn được niêm yết khá cao, gần như không giảm so với tháng trước, thậm chí tăng nhiều so với 3-4 tháng trước, như: Đùi, vai lợn: 165.000 đồng/kg, nạc nạc vai: 189.000 đồng/kg, sườn chặt: 190.000 đồng/kg, ba chỉ rút xương: 270.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá các loại thịt nêu trên tại các chợ dân sinh chỉ ở mức từ 130.000-140.000 đồng/kg.

Trên thị trường, mặc dù gà công nghiệp (lông trắng) xuất chuồng đã giảm 5.000 đồng/kg so với 1 tuần trước, bán ra chỉ còn 26.000 - 29.000 đồng/kg, nhưng giá thịt gà công nghiệp bán lẻ tại nhiều siêu thị ở TPHCM vẫn ở mức cao. Đùi: 75.000-90.000 đồng/kg tùy loại; ức và cánh gà: 85.000-110.000 đồng/kg.

Chị Quỳnh, anh Huy, chị Bình... chỉ là những trường hợp được nêu tên trong số hàng triệu người có thu nhập thấp và lao động tự do đang bám các thành phố lớn để mưu sinh và phải chịu "nóng, lạnh" theo sự trồi sụt thất thường của giá thực phẩm.

Khảo sát của PV Lao Động tại một số chợ tại Hà Nội sáng 29.10.2022 cũng cho thấy, ngoại trừ giá thịt lợn, một số loại cá, tôm giảm nhẹ, nhưng giá một số mặt hàng khác như hải sản, cá đặc sản như: Chép giòn, lăng, tầm... vẫn ở mức cao, thậm chí còn tăng giá khoảng 5.000-10.000 đồng/kg tùy loại.

Hiện tại, giá cá trắm to cắt khúc nạc giá 120.000 đồng/kg (tăng 10.000 đồng/kg; tôm đồng loại to: 250.000 đồng/kg...

Giá thực phẩm, trái cây, rau xanh giảm khiến người dân mua sắm dễ dàng hơn. Ảnh: Vũ Long
Giá thực phẩm, trái cây, rau xanh tăng, giảm không đều khiến người tiêu dùng phải tính toán khi mua sắm. Ảnh: Vũ Long

Giá các loại rau xanh cũng tăng, giảm mạnh không đều. Nếu như rau muống, cải, mồng tơi, ngót có giá 7.000 đồng/kg (giảm 3.000 đồng/kg), dưa chuột, cà rốt, bí xanh, su su: 20.000 đồng/kg (giảm 5.000 đồng/kg), thì một số loại rau lại tăng như: Cà chua 30.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng/kg), nấm rơm: 200.000 đồng/kg (tăng 10.000 đồng/kg)…

Dự báo giá lợn hơi tiếp tục giảm, nhưng giá bán lẻ tại chợ vẫn cao

Trong tuần qua, giá lợn hơi đã được điều chỉnh giảm. Trong ngày cuối tuần, giá lợn hơi vẫn “ăn theo” mức giá của ngày 28.10.2022, bình quân giá lợn hơi trên cả nước ở mức 56.300 đồng/kg. Trong đó, giá lợn hơi tại miền Tây rẻ nhất, chỉ ở mức 54.850 đồng/kg; tiếp đó là miền Trung: 56.640 đồng/kg; miền Bắc: 56.690 đồng/kg. Tại các tỉnh miền Đông có giá lợn hơi cao nhất: 57.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi giảm, bình quân chỉ còn 56.300 đồng/kg. Nguồn: ANOVA FEED
Giá lợn hơi giảm, bình quân chỉ còn 56.300 đồng/kg. Nguồn: ANOVA FEED

Giá lợn hơi giảm đã kéo giá thịt lợn tại các chợ dân sinh giảm nhẹ. Ngày 29.10.2022, giá thịt lợn bán ra ở mức 110.000-140.000 đồng/kg; giá sườn non: 140.000 đồng/kg.

Chia sẻ với PV Lao Động, chị Nguyễn Thị Nhung - bán hàng tại nhà B8, ngõ 26 Doãn Kế Thiện Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) - cho hay: “Giá thịt lợn đã giảm khoảng 10.000 đồng/kg trong tuần qua. Giá lợn hơi có thể giảm thêm khoảng 1.000-3.000 đồng/kg, nhưng giá thịt lợn bán lẻ tại các chợ dân sinh khó có thể điều chỉnh giảm sâu hơn tại thời điểm này, mà có độ trễ khoảng 7-10 ngày. Nguyên nhân bởi giá bán buôn thịt mảnh tại các chợ đầu mối giảm trễ, không bắt nhịp với thời điểm giảm của giá lợn hơi".

Một số thương lái cho rằng, với mức giá lợn hơi 56.000-57.000 đồng/kg, thì giá bán lẻ khoảng 100.000 đồng/kg là có lãi. Tuy nhiên, hiện nay thịt lợn đang được bán ra với giá cao gấp 1,5 mức giá này.

Mới đây, Acecook-doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền lớn nhất Việt Nam đã điều chỉnh giá các sản phẩm ăn liền với mức tăng từ 3-19%. Trong đó, mì gói tăng 10,5%, phở ăn liền tăng 16%, mì xào ăn liền tăng hơn 19%.

Đây là lần thứ hai trong năm 2022 Acecook tăng giá bán lẻ các sản phẩm. Hồi đầu tháng 3.2022, Acecook cũng đã điều chỉnh tăng giá với lý do giá các nguyên vật liệu đầu vào và chi phí vận chuyển tăng cao.

Được biết, tháng 9.2022, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm trong chương trình bình ổn giá đã có văn bản gửi Sở Tài chính TPHCM để đề xuất tăng giá bún, mì, miến, phở vì áp lực giá nguyên liệu đầu vào tăng cao.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Rằm tháng 7 ở TPHCM: Giá thực phẩm ổn định, đồ chay hút khách

NGỌC LÊ - THANH CHÂN |

TPHCM - Thị trường Rằm tháng 7 khá sôi động, nhiều mặt hàng phục vụ như thực phẩm tươi sống, rau củ, trái cây,... giá ổn định. Trong đó, các mặt hàng đồ chay hút khách nhất, giá tăng nhẹ.

Giá thực phẩm tại TPHCM bắt đầu giảm

NGỌC LÊ |

Sau một thời gian dài tăng giá “sốc” theo giá xăng dầu, hiện giá một số loại thực phẩm tại TPHCM đã bắt đầu giảm, sau khi giá xăng dầu tổng giảm hơn 7.000 đồng/lít. Tuy nhiên, vẫn còn giá một số mặt hàng đứng im, chưa chịu giảm theo giá xăng dầu.

Giá xăng dầu giảm mạnh, vì sao giá thực phẩm vẫn cao?

Phong Nguyễn |

Hơn 1 tháng qua, giá xăng dầu và giá lợn hơi - hai mặt hàng chiếm tỉ trọng khá lớn trong “rổ” hàng hóa tác động đến chỉ số giá tiêu dùng - đã liên tiếp được điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, giá hàng hóa, thực phẩm vẫn “cố thủ” ở mức cao vô lý khiến công nhân, người lao động nghèo loay hoay với bài toán chi tiêu.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Rằm tháng 7 ở TPHCM: Giá thực phẩm ổn định, đồ chay hút khách

NGỌC LÊ - THANH CHÂN |

TPHCM - Thị trường Rằm tháng 7 khá sôi động, nhiều mặt hàng phục vụ như thực phẩm tươi sống, rau củ, trái cây,... giá ổn định. Trong đó, các mặt hàng đồ chay hút khách nhất, giá tăng nhẹ.

Giá thực phẩm tại TPHCM bắt đầu giảm

NGỌC LÊ |

Sau một thời gian dài tăng giá “sốc” theo giá xăng dầu, hiện giá một số loại thực phẩm tại TPHCM đã bắt đầu giảm, sau khi giá xăng dầu tổng giảm hơn 7.000 đồng/lít. Tuy nhiên, vẫn còn giá một số mặt hàng đứng im, chưa chịu giảm theo giá xăng dầu.

Giá xăng dầu giảm mạnh, vì sao giá thực phẩm vẫn cao?

Phong Nguyễn |

Hơn 1 tháng qua, giá xăng dầu và giá lợn hơi - hai mặt hàng chiếm tỉ trọng khá lớn trong “rổ” hàng hóa tác động đến chỉ số giá tiêu dùng - đã liên tiếp được điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, giá hàng hóa, thực phẩm vẫn “cố thủ” ở mức cao vô lý khiến công nhân, người lao động nghèo loay hoay với bài toán chi tiêu.