GDP 6 tháng cao nhất trong 7 năm trở lại đây

ĐẶNG TIẾN |

Sáng 29.6, theo Tổng cục Thống kê (Bộ KHĐT), tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2018 ước tính tăng 7,08% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất của 6 tháng kể từ năm 2011 trở lại đây.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm, kết quả này khẳng định tính kịp thời và hiệu quả trong việc chỉ đạo và điều hành của chính phủ trong nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2018. Trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,93%, đóng góp 9,7% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,07%, đóng góp 48,9%; khu vực dịch vụ tăng 6,90%, đóng góp 41,4%; Khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm tăng 6,90%, là mức tăng trưởng cao nhất 7 năm gần đây.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6.2018 cũng tăng 0,61% so với tháng 5 (tăng cao nhất trong 7 năm qua), tăng 4,67% so với cùng kỳ. Nguyên nhân tăng CPI của tháng 6 do giá thịt lợn tăng cao sau một thời gian dài thua lỗ, người chăn nuôi nhỏ lẻ bỏ chuồng nên sản phẩm thịt lợn cung ứng ra thị trường giảm khiến giá thịt lợn tăng 8,12% so với tháng trước. Cùng đó, mặc dù giá xăng dầu được điều chỉnh giảm vào ngày 22.6, nhưng do ảnh hưởng của đợt tăng giá trước nên bình quân vẫn tăng 2,38%.

Theo ông Nguyễn Bích Lâm, kinh tế 6 tháng cuối năm sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhưng quý sau thấp hơn quý trước. Trong đó, công nghiệp tăng chậm lại do khai khoáng 6 tháng cuối năm rơi vào mùa mưa, nông nghiệp cũng giảm. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng cuối năm nay có điểm đáng chú ý là Samsung có sản phẩm mới nhưng đóng góp cũng không làm GDP tăng cao như 6 tháng năm trước. Bên cạnh đó, nền kinh tế cũng phải đối mặt với vấn đề lạm phát. Lạm phát dù trong tầm kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ, bởi CPI tháng 6 cao nhất trong 7 năm qua. Ngoài ra, vấn đề tín dụng và giải ngân vốn đầu tư chậm so với kế hoạch, tuy tăng 9,4% cùng kỳ nhưng mới đạt 36% kế hoạch năm, thấp hơn cùng kỳ một số năm.

ĐẶNG TIẾN
TIN LIÊN QUAN

Do khó khăn, khoảng 450.000 lao động ở lại Bình Dương ăn Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, có khoảng 450.000 lao động ngoại tỉnh không về quê dịp Tết. Nguyên nhân số lượng lớn công nhân ở lại Bình Dương ăn Tết do điều kiện kinh tế, cuộc sống còn nhiều khó khăn, không đủ chi phí để về quê.

Hà Nội: Tấp nập người mua, kẻ bán tại chợ hoa Hoàng Hoa Thám ngày cận Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

Những ngày cuối năm, đường Hoàng Hoa Thám trở nên rất náo nhiệt và nhộn nhịp, nhiều người dân Hà Nội đã tới đây mua sắm các cây cảnh, hoa cảnh để trang trí dịp Tết Quý Mão 2023.

Trung Quốc mở cửa và lãi suất chi phối thị trường hàng hóa 2023

Song Minh |

Lãi suất của Fed và việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là những biến số chính trên thị trường hàng hóa toàn cầu trong năm nay, sau khi nhiều mặt hàng thiết lập mức cao lịch sử vào năm 2022 do lạm phát và chiến sự Ukraina.

Tóc Tiên: “Tết tôi thường cùng chồng về Hà Nội đón năm mới”

Mi Lan |

Nữ ca sĩ Tóc Tiên chia sẻ, cô thích khí hậu se lạnh, những món ăn đường phố ở Hà Nội. Tóc Tiên thường cùng chồng là nhà sản xuất âm nhạc Hoàng Touliver về Hà Nội đón năm mới.

Chợ đầu mối Long Biên tấp nập ngày cận Tết, cửu vạn làm không ngơi tay

Minh Hà - Việt Anh |

Tại chợ Long Biên ngày cận Tết, xe chở hàng về các chợ đầu mối càng đông, nối đuôi nhau thành một hàng dài. Không khí làm việc tại đây luôn khẩn trương, tất bật. Cửu vạn làm không nghỉ tay.

Nỗi niềm của du học sinh xa xứ: Thèm hương vị Tết quê nhà

Nhung Phùng |

Tết là dịp để mọi người sum vầy, ôn lại chuyện cũ, chúc nhau năm mới may mắn, bình an. Đối với những du học sinh học tập xa quê, đã lâu họ chưa được đón Tết trọn vẹn bên gia đình.

Những giải pháp nào vực dậy thị trường bất động sản năm 2023?

Bảo Chương |

Vướng mắc pháp lý của thị trường bất động sản hiện nay là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở mà nếu không có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả thì thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.