Đông Nam Á là điểm sáng của kinh tế thế giới

ANH VŨ (Theo CNBC) |

Mặc dù nhiều dự đoán cho rằng kinh tế thế giới sẽ bước vào suy thoái trong năm tới, nhưng Châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á vẫn là điểm sáng.

Sự hồi phục mạnh mẽ của kinh tế Châu Á đầu năm nay đã bị mất đà do ba lực cản là lãi suất tăng, xung đột vũ trang và ảnh hưởng của các chính sách kinh tế của Trung Quốc. 

Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng: “Mặc dù vậy, Châu Á vẫn là điểm sáng trong bức tranh u ám của kinh tế thế giới”. IMF dự báo tăng trưởng khu vực Châu Á và Thái Bình Dương đạt 4% năm nay và 4,3% vào năm 2023. Những dự báo này vẫn cao hơn dự báo cho khu vực Châu Âu và Mỹ. IMF dự báo tăng trưởng 3,1% năm 2022 và 0,5% năm 2023 đối với Châu Âu; và 1,6% năm 2022 và 1% năm 2023 đối với nước Mỹ.

Tổng quan tình hình của Châu Á sẽ khác với các khu vực khác do những thay đổi hiệu quả, giúp khu vực này không gặp phải những khó khăn mà Châu Âu đang gặp phải.

Nhà quản lý danh mục đầu tư của Tập đoàn tài chính Fidelity, Taosha Wang nhận định: “Có nhiều không gian cho các chính sách phát triển của Đông Nam Á, điều này khác với nhiều nơi đang đối mặt với lạm phát cao khiến các ngân hàng trung ương phải thắt chặt các chính sách tài chính”.

Trong bức tranh của Châu Á, khu vực Đông Nam Á dự báo sẽ có một năm 2023 tăng trưởng mạnh mẽ, theo IMF. Việt Nam đang mở rộng thành trung tâm chuỗi cung ứng đa dạng. Trong khi, Philippines, Indonesia, Malaysia có thể đạt tăng trưởng 4% đến 6%. Ngành du lịch của Campuchia và Thái Lan cũng sẽ đi lên.

Đến nay, xuất khẩu từ nhóm ASEAN 6 gồm Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Philippines, Việt Nam đang vượt trội hơn khu vực Bắc Á và các phần khác của Châu Á, theo Ngân hàng DBS. Giá hàng hóa cao hơn và sự gián đoạn cung ứng trên thế giới đã tạo điều khi cho các quốc gia như Indonesia.

Các chỉ số nhà quản trị mua hàng sản xuất chế tạo tại Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đều đạt trên 50 điểm vào tháng 9, cao hơn Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc).

Mặc dù vậy, khu vực Nam Á như Sri Lanka và Bangladesh vẫn khá u ám. Sri Lanka vẫn đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ, trong khi Bangladesh chịu ảnh hưởng từ giá hàng hóa cao và cuộc chiến tại Ukraine. Điều này khiến các quốc gia này càng khó hồi phục từ sau đại dịch COVID-19.

IMF cho rằng: “Các nền kinh tế Châu Á đang có nợ cao như Maldives, Lào và Papua New Guinea, và các quốc gia đối mặt với rủi ro tái cấp tài chính như Mông Cổ, đang gặp thách thức lớn”.

Đối với Trung Quốc, tăng trưởng của nước này có thể đạt 3,2% năm nay và tăng lên 4,4% vào năm 2023 khi các chính sách liên quan tới COVID-19 đang được nới lỏng dần.

ANH VŨ (Theo CNBC)
TIN LIÊN QUAN

Bloomberg: Dự báo chắc chắn tới 100% về suy thoái kinh tế Mỹ

Khánh Minh |

Suy thoái kinh tế Mỹ trong vòng 12 tháng tới chắc chắn tới 100%, theo mô hình dự báo mới.

Việt Nam - Singapore nghiên cứu quan hệ đối tác kinh tế số, kinh tế xanh

Thanh Hà |

Việt Nam - Singapore nhất trí nghiên cứu xây dựng Quan hệ Đối tác kinh tế số - kinh tế xanh trong thời gian tới.

Chỉ số GII 2022: Việt Nam đứng thứ 2 trong nhóm 36 nền kinh tế cùng mức thu nhập

Minh Hạnh |

Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) vừa tổ chức Hội thảo công bố báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo (GII) năm 2022 và kết quả của Việt Nam. Với sự tham gia trực tuyến của các chuyên gia từ Tổ chức WIPO; Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế tại Geneva (Thụy Sĩ). Theo GII 2022, Việt Nam đứng thứ 48/132 nền kinh tế, nằm trong Top 50 và đứng thứ 2 trong nhóm 36 nền kinh tế thu nhập trung bình thấp, đứng thứ 10 trong số 17 nền kinh tế ở Đông Nam Á và Châu Đại Dương.

Dự báo bất ngờ về nền kinh tế Nga và EU

Ngọc Vân |

Nền kinh tế Nga - quốc gia bị trừng phạt - sống động hơn so với nền kinh tế của EU.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Bloomberg: Dự báo chắc chắn tới 100% về suy thoái kinh tế Mỹ

Khánh Minh |

Suy thoái kinh tế Mỹ trong vòng 12 tháng tới chắc chắn tới 100%, theo mô hình dự báo mới.

Việt Nam - Singapore nghiên cứu quan hệ đối tác kinh tế số, kinh tế xanh

Thanh Hà |

Việt Nam - Singapore nhất trí nghiên cứu xây dựng Quan hệ Đối tác kinh tế số - kinh tế xanh trong thời gian tới.

Chỉ số GII 2022: Việt Nam đứng thứ 2 trong nhóm 36 nền kinh tế cùng mức thu nhập

Minh Hạnh |

Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) vừa tổ chức Hội thảo công bố báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo (GII) năm 2022 và kết quả của Việt Nam. Với sự tham gia trực tuyến của các chuyên gia từ Tổ chức WIPO; Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế tại Geneva (Thụy Sĩ). Theo GII 2022, Việt Nam đứng thứ 48/132 nền kinh tế, nằm trong Top 50 và đứng thứ 2 trong nhóm 36 nền kinh tế thu nhập trung bình thấp, đứng thứ 10 trong số 17 nền kinh tế ở Đông Nam Á và Châu Đại Dương.

Dự báo bất ngờ về nền kinh tế Nga và EU

Ngọc Vân |

Nền kinh tế Nga - quốc gia bị trừng phạt - sống động hơn so với nền kinh tế của EU.