Doanh nghiệp Việt: Đừng để lỡ cơ hội với 4.0!

Bích Đào |

Các chuyên gia về kinh tế, công nghệ đều khẳng định, cách mạng công nghiệp 4.0 chính là cơ hội thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nước nhà.

Phải bỏ cách dạy học sinh “gọi dạ bảo vâng”

Thử thách các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt khi tiếp cận công nghệ 4.0 chính là những hạn chế của cơ sở hạ tầng, chính sách quản lý khiến nền kinh tế Việt Nam nhiều khả năng hứng chịu những tác động mạnh mẽ, thậm chí tiềm ẩn nhiều rủi ro từ cách mạng công nghiệp 4.0.

Nhìn từ góc độ kinh tế, tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng, nếu muốn bắt kịp cách mạng công nghiệp 4.0, điều đầu tiên là dừng ngay việc đào tạo học sinh chỉ biết “gọi dạ bảo vâng”.

Theo ông, tinh thần phản biện, tư duy khác biệt chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa công nghệ 4.0. Thay vì đòi hỏi học sinh phải ngoan ngoãn, gọi dạ bảo vâng, phải khuyến khích học sinh chất vấn giáo viên.

Ông cũng khẳng định, công nghệ 4.0 sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam từ bỏ thói quen sản xuất manh mún, nhỏ lẻ hay việc lạm dụng khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên, khoáng sản để làm giàu.

“Mô hình tăng trưởng của Việt Nam đã đến giới hạn tự nhiên. Nếu chúng ta không cải cách, chúng ta sẽ đối mặt với một cuộc khủng hoảng từ rất sớm. Sức ép từ cuộc cách mạng 4.0 sẽ thúc đẩy Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam thay đổi thể chế, chính sách để bắt kịp với các nền kinh tế khác trên thế giới” - ông Doanh nhận định.

Theo TS Lê Đăng Doanh, với xu thế 4.0, chúng ta sẽ chứng kiến những chiếc mũ hay tấm áo đều có Internet. Chúng ta cũng sẽ chứng kiến người tiếp đón mình ở tòa án, bệnh viện, sân bay, khách sạn hay bất kỳ một nơi nào đó không phải người thật mà là người máy.

Tuy nhiên, hệ lụy do nền công nghệ 4.0 để lại cũng vô cùng rủi ro. Lợi thế lao động giá rẻ của nền kinh tế Việt Nam sẽ dần mất đi khi máy móc sẽ thay thế rất nhiều công việc của con người.

TS Lê Đăng Doanh viện dẫn thêm về việc sản xuất đồ may mặc tại Việt Nam. Nếu sử dụng công nghệ 4.0, công nhân sẽ bị thay thế bằng hệ thống dây chuyền tự động có năng suất lao động cao hơn 500% so với người bình thường.

“Như vậy, chúng ta đã có thể tưởng tượng ra một tương lai với tình trạng thất nghiệp mà lao động Việt Nam sẽ phải đối diện. Trong một tài liệu phân tích và dự đoán mới được đưa ra, tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã công bố 86% lao động ngành dệt may, da giày của Việt Nam sẽ mất việc trong vòng 15 năm tới. Hay theo báo cáo Công nghệ và tương lai việc làm của ASEAN do Cisco phối hợp với Oxford Economics thực hiện, 1,8 triệu việc làm tại Việt Nam sẽ biến mất trong 10 năm tới” -  ông Doanh nói.

Tuy nhiên theo ông, máy móc, không thể sản xuất các mẫu áo tinh xảo, không thể quyết định xem có nên tiếp tục vụ kiện hay từ bỏ, không thể đưa ra các quyền quyết định về việc giữ lại hay từ bỏ sản phẩm hay các quyết định về việc thay thế thị trường. Đơn giản vì đó phải là tư duy của con người, của một nhà quản lý thông minh. “Nói vậy để khẳng định, nếu hiểu biết về công việc của mình, con người vẫn có chỗ đứng giữa thời đại của máy móc hay robot”.

TS Lê Thẩm Dương.
TS Lê Thẩm Dương.

Tự tìm  đường  riêng

Trả lời về những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 tới nền kinh tế, TS Trần Đình Thiên  - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - nhấn mạnh, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp.

Chuyên gia kinh tế bày tỏ sự lo lắng vì thực tế Việt Nam chưa đạt tới đỉnh cao của nền cách mạng công nghệ 3.0 để có thể tạo bước đà, tự tin chuyển sang công nghệ 4.0.

Theo TS Trần Đình Thiên, Chính phủ Việt Nam phải lập ra đội “đặc nhiệm” để nghiên cứu, soạn thảo chương trình “chuyển sang 4.0”.

Đối với các doanh nghiệp, họ nên tìm ra con đường để tự tiếp cận với cuộc cách mạng 4.0 theo cách riêng của mình, đôi khi rất… đơn giản.

Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa.
Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa.
TS Trần Đình Thiên.
TS Trần Đình Thiên.

Chuyên gia kinh tế lấy ví dụ tiến sĩ Thành Mỹ ở Trà Vinh đã áp dụng thành công cảm biến đo độ mặn trên sông để điều chỉnh mực nước chảy vào đồng ruộng. Nếu độ mặn giảm xuống đến một mức độ nhất định thì cảm biến điều khiển các máy bơm bơm nước ngay vào đồng ruộng. Khi độ mặn cao hơn thì ngừng.

Ngay cả một cửa hàng bán đồ điện tử nhỏ cũng có thể hòa mình vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, sau mỗi lần bán đi một sản phẩm, nhân viên sẽ lưu lại thông tin khách hàng trong máy tính rồi chủ động kiểm tra định kỳ xem khách có cần sửa chữa, bảo dưỡng gì không.

Lý giải thêm về khái niệm cách mạng công nghệ 4.0, TS Trần Đình Thiên khẳng định, đó không phải là điều gì quá cao siêu mà xuất phát từ những thứ đơn giản như nông nghiệp, người bán hàng, các dịch vụ khác trong đời sống hằng ngày.

“Mới đây, chúng ta chứng kiến mô hình robot phục vụ cà phê ở TP.Hồ Chí Minh và đã nhận được những phản ứng tích cực từ khách hàng. Đó là thí điểm ở một quán cà phê nhỏ. Việt Nam vẫn còn rất nhiều các doanh nghiệp sáng tạo, năng động. Tôi tin họ sẽ thực hiện cách mạng 4.0 theo cách của riêng mình” - TS Trần Đình Thiên chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Hữu Thái Hòa - Giám đốc chiến lược Tập đoàn VNPT, mỗi cuộc cách mạng công nghiệp trên toàn cầu đều có thể xóa bỏ và lập lại ở một số điểm. Đây chính là cơ hội cho các quốc gia đi sau như Việt Nam. Nhờ Internet, Ấn Độ vươn lên quốc gia toàn cầu. Việt Nam cũng đang có các yếu tố cần và đủ để tiến tới công nghệ 4.0. Việc Samsung - một nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới lựa chọn Việt Nam để đặt làm nhà máy cho thấy “bức thông điệp” rõ ràng đối với nền kinh tế Việt Nam trên con đường tiến tới cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư.

Nhưng để làm được điều này, việc đầu tiên các doanh nghiệp cần phải làm đó chính là số hóa các dữ liệu. Tiếp đó là liên thông dữ liệu, tạo ra tài sản và đưa ra các giải pháp thông minh.

5 năm nay, Việt Nam luôn đứng đầu toàn cầu về chỉ số tăng trưởng dùng Internet và mua điện thoại thông minh. Nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam lại chưa biết dùng phần mềm hiện đại nhất trong lĩnh vực của mình. Mọi đánh giá tài chính vẫn dùng cách bôi xóa trên Excel, Word, Email, trong khi chỉ cần phần mềm kế toán trực tuyến thì tất cả mọi chi tiết sẽ được ngay lập tức hiển thị một cách minh bạch.

Một báo cáo không thể làm trong thời gian cả tuần hay cả tháng được. Đây là điều không thể chấp nhận trong thời đại kỷ nguyên số.

Theo ông Hòa, cách hành xử trong cạnh tranh kinh tế của các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải thay đổi. Câu chuyện giữa các hãng taxi truyền thống và 2 doanh nghiệp nước ngoài Uber, Grab trong thời gian vừa qua là một ví dụ.

ÔNG MAI LIÊM TRỰC - NGUYÊN THỨ TRƯỞNG BỘ BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG: NỖI LO CHẬM CHÂN, LỠ BƯỚC

“Nỗi lo lớn nhất là chúng ta sẽ chậm chân, mất thời cơ trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Việc chúng ta không có một nền công nghiệp lớn lại là cơ hội lớn cho Việt Nam. Lấy ví dụ như công nghệ viễn thông, thời năm 1991, chỉ một đêm Việt Nam đã có thể chuyển đổi số hoàn toàn. Tuy nhiên, tôi lo lắng, nói đến 4.0 mà tư duy vẫn 1.0, 2.0, 3.0 thì cũng sẽ không thể làm 4.0 được”.

TS LÊ THẨM DƯƠNG: CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0, THÁCH THỨC NHIỀU HƠN CƠ HỘI

“Với công nghệ 4.0, chúng ta sẽ có xe ôtô tự lái, bệnh viện không còn bác sĩ vì đã có robot tự chẩn đoán, khám bệnh, phẫu thuật cho bệnh nhân; nhà trường không còn thầy giáo vì đã có phần mềm công nghệ số giúp sinh viên có thể học bất cứ lúc nào, ở đâu; khách sạn, sân bay không còn nhân viên, vì tất cả sẽ được thay thế bằng robot. Đến cả nông nghiệp cũng không còn nông dân vì đã có máy bay cài sẵn phần mềm để làm các công việc đồng áng, sản xuất, thu hoạch… Đây là những thách thức đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam khi cách mạng công nghệ đang đến gần”. NGUYÊN DAO (ghi)

Bích Đào
TIN LIÊN QUAN

Công tác học sinh, sinh viên thời 4.0

thế vinh |

Ngày 3.10, tại khách sạn Hương Giang, thành phố Huế, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã tổ chức hội nghị tập huấn Công tác học sinh sinh viên (HSSV) các trường Cao đẳng, Trung cấp năm 2018 để phổ biến, trao đổi, thảo luận về một số xu thế mới do sự xuất hiện cuộc CMCN 4.0 và tác động của nó. 

Loa phường 4.0: “Nhà có khách mà phát oang oang không chỉnh được”

Tùng Nguyễn |

Được quảng cáo là “Giải pháp truyền thông trong thời đại mới 4.0”, nhưng thiết bị điện tử thông minh M-Gateway đang lắp đặt thí điểm thay thế cho loa phường ở Hà Nội vẫn gây ra không ít phiền toái và tranh cãi.

Chủ động để bước lên con tàu “cách mạng công nghiệp 4.0”

Quế Chi |

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang là mối quan tâm của cả xã hội hiện nay. Có người nói, cách mạng 4.0 như một đoàn tàu, chỉ có những người chủ động mới có thể bước lên để bắt đầu một hành trình mới; còn những người bị động đứng trước nguy cơ “lỡ tàu”.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Công tác học sinh, sinh viên thời 4.0

thế vinh |

Ngày 3.10, tại khách sạn Hương Giang, thành phố Huế, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã tổ chức hội nghị tập huấn Công tác học sinh sinh viên (HSSV) các trường Cao đẳng, Trung cấp năm 2018 để phổ biến, trao đổi, thảo luận về một số xu thế mới do sự xuất hiện cuộc CMCN 4.0 và tác động của nó. 

Loa phường 4.0: “Nhà có khách mà phát oang oang không chỉnh được”

Tùng Nguyễn |

Được quảng cáo là “Giải pháp truyền thông trong thời đại mới 4.0”, nhưng thiết bị điện tử thông minh M-Gateway đang lắp đặt thí điểm thay thế cho loa phường ở Hà Nội vẫn gây ra không ít phiền toái và tranh cãi.

Chủ động để bước lên con tàu “cách mạng công nghiệp 4.0”

Quế Chi |

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang là mối quan tâm của cả xã hội hiện nay. Có người nói, cách mạng 4.0 như một đoàn tàu, chỉ có những người chủ động mới có thể bước lên để bắt đầu một hành trình mới; còn những người bị động đứng trước nguy cơ “lỡ tàu”.