Công nhân lao động và cán bộ công đoàn:

Chủ động để bước lên con tàu “cách mạng công nghiệp 4.0”

Quế Chi |

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang là mối quan tâm của cả xã hội hiện nay. Có người nói, cách mạng 4.0 như một đoàn tàu, chỉ có những người chủ động mới có thể bước lên để bắt đầu một hành trình mới; còn những người bị động đứng trước nguy cơ “lỡ tàu”.

Để không bị động, mắc kẹt ở sân ga, về phía mình, những “hành khách”, trong đó có CNLĐ, cán bộ CĐ cần phải chủ động hơn, tự nâng tầm mình bằng bồi đắp kỹ năng, tri thức, tay nghề, bản lĩnh…

Đề cao chữ "học"

Theo TS Lý Hoàng Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ KH&CN - có thể thấy, nhân lực lao động đã, đang và sẽ tiếp tục bị thay thế bằng tự động hóa, robot và trí thông minh nhân tạo. Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 được dự báo có tiềm năng tác động tiêu cực lớn nhất đến lực lượng lao động ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Theo một báo cáo của ILO công bố tháng 7.2016, Việt Nam có đến 70% lao động trong các ngành nghề sản xuất có nguy cơ cao mất việc dưới tác động của những đột phá về công nghệ của CMCN 4.0. Đặc biệt đối với nguồn nhân lực ngành dệt, may, báo cáo cho thấy Việt Nam có đến 86% lao động trong các ngành dệt may và giày dép có nguy cơ cao mất việc khi các công nghệ tự động hóa sản xuất được đưa vào.

Tỉ lệ rất lớn này sẽ chuyển thành con số tuyệt đối rất lớn vì dệt may và giày dép là các ngành đang tạo việc làm cho nhiều lao động (khoảng gần 2,3 triệu người làm việc trong ngành dệt may; gần 0,98 triệu người làm việc trong ngành giày dép).

Bên cạnh nguy cơ bị mất việc, NLĐ còn có thể không được bảo vệ quyền lợi do có sự thay đổi về bản chất của quan hệ lao động do ứng dụng công nghệ mới; bị phân biệt đối xử bất bình đẳng trong xã hội giữa lao động có kỹ năng cao và lao động có kỹ năng thấp, giữa ông chủ sở hữu máy móc và NLĐ. Đây là một điều đáng lo ngại, bởi Việt Nam có tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo hoặc đã qua đào tạo nhưng kỹ năng còn thấp vẫn còn chiếm đa số.

Trước bối cảnh trên, cần nhiều giải pháp, nhưng trong đó, CNLĐ cần phải tự nâng tầm của mình để đối phó với cuộc CMCN 4.0. Để nâng tầm của mình, không còn cách nào khác, NLĐ cần phải chủ động học tập, nâng cao tay nghề, bồi dưỡng kỹ năng của mình để luôn trong tâm thế chủ động khi “chờ” cuộc CMCN 4.0 ập đến. 

Về vấn đề này, theo CĐ Dệt May Việt Nam, NLĐ cần nhận thức rõ thực trạng của bản thân, nhận thức rõ quy luật đào thải của xã hội và những yêu cầu của công việc để chủ động học tập, chủ động cập nhật và bổ sung những kiến thức còn khuyết thiếu, rèn luyện những kỹ năng còn chưa thuần thục, tăng khả năng đảm nhiệm được những công việc khác nhau nhằm đáp ứng những yêu cầu của vị trí việc làm trong điều kiện mới.

Bên cạnh đó, cần chủ động, tích cực tham gia vào tất cả những hoạt động, những cơ hội học tập, phát triển bản thân mà DN đem lại; tích cực xây dựng văn hóa DN, đề cao tính kỷ luật và trách nhiệm cá nhân trong mọi hoạt động của DN.

Cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc chủ động học của NLĐ, trong một lần nói chuyện gần đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, trước bối cảnh mới, không có cách nào khác, từ LĐ giản đơn đến người về hưu, lao động trí thức phải đề cao chữ học, vì suy cho cùng thế giới sẽ thay đổi, nhưng những ai nắm được tri thức, chịu khó học và cầu thị thì sẽ thắng lợi. Hơn nữa, có nghề mất đi nhưng cũng có nghề mới sẽ sinh ra, vì thế, những người nào chủ động tiếp cận, nắm bắt KHCN thì sẽ thắng lợi.

Cán bộ Công đoàn cơ sở cùng người lao động tại dây chuyền sản xuất. Ảnh: HÀ NINH
Cán bộ Công đoàn cơ sở cùng người lao động tại dây chuyền sản xuất. Ảnh: HÀ NINH

Phải hình thành tinh thần chủ động thích ứng sáng tạo 

Về phía tổ chức CĐ, theo LĐLĐ tỉnh Vĩnh Phúc, để giúp NLĐ bảo vệ việc làm, thu nhập của NLĐ trước ảnh hưởng của cuộc CMCN 4.0, ngay từ bây giờ, tổ chức CĐ phải là cơ quan tham mưu cho Đảng, Chính phủ những định hướng, những chính sách đổi mới hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai; đồng thời, nghiên cứu tìm cơ chế, chính sách và giải pháp phù hợp để nhanh chóng nâng cao chất lượng nhân lực hiện có.

Còn theo CĐ NNPTNT Việt Nam, các cấp CĐ cần làm tốt công tác thông tin tuyên truyền giúp cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ nâng cao nhận thức, hiểu đúng, đủ về tác động của CMCN 4.0; hình thành được tinh thần chủ động thích ứng sáng tạo của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ trên phạm vi toàn quốc đối với CMCN 4.0.

Cùng với đó, các cấp CĐ cần chủ động tham gia hoặc có khả năng thì chủ trì xây dựng môi trường, cơ chế, điều kiện để mỗi cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ của mình có thể tự học tập thường xuyên, học tập suốt đời để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động luôn biến đổi.

Cùng với đó, theo nhiều cán bộ CĐ, tổ chức CĐ phải chủ động đề nghị với DN có Chương trình hỗ trợ NLĐ trong kế hoạch chuyển đổi của mình. Nghĩa là, DN cần có kế hoạch đào tạo cho NLĐ ngay từ bây giờ để chuẩn bị cho áp dụng công nghệ 4.0 cũng như trong quá trình chuyển đổi công nghệ 4.0.

Bên cạnh đó, trong quá trình chuyển đổi, một bộ phận người lao động mất việc làm, vì vậy tổ chức CĐ cần tham gia tích cực với DN quan tâm đào tạo cho NLĐ các kỹ năng của công việc hiện tại và các kiến thức, kỹ năng chuyên môn khác mà thị trường lao động trong tương lai cần tới.

CĐ cũng cần giám sát DN thực hiện nghiêm chế độ, chính sách cho NLĐ theo quy định của pháp luật; tham gia BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ để người lao động yên tâm trong công việc, có nguồn hỗ trợ khi mất việc do thay đổi công nghệ 4.0 từ BHXH; đề xuất hiệp hội các DN nên hình thành một “Quỹ hỗ trợ NLĐ trong công nghiệp 4.0” do các DN đóng góp để hỗ trợ NLĐ chuyển đổi việc làm phù hợp.

Mặt khác, các công việc đòi hỏi sức lao động cơ bắp đều có thể bị robot và trí tuệ nhân tạo thay thế, vì vậy NLĐ cần có những kỹ năng mềm quan trọng như: Xử lý vấn đề phức hợp, tư duy phản biện, sáng tạo, quản lý con người, phối hợp với người khác, trí tuệ xúc cảm, phán đoán và ra quyết định, định hướng dịch vụ, thương lượng, linh hoạt nhận thức. Vì vậy tổ chức CĐ cùng với DN cần quan tâm đào tạo cho NLĐ các kỹ năng mềm ngay từ bây giờ.

Còn theo ông Lại Hoàng Dũng - Chủ tịch CĐCS Cty TNHH Electronics Samsung Việt Nam, trước những sự thay đổi to lớn của CMCN 4.0, CNLĐ sẽ gặp nhiều vấn đề về vấn đề tâm lý cũng như những kỹ năng cần thiết để ứng phó. Chính vì vậy, trong thời gian tới, cán bộ CĐ cũng cần phải cập nhật các kiến thức, công nghệ mới để đáp ứng công việc cũng như để phục vụ cho công tác vận động, tuyên truyền, tư vấn cho CNLĐ được tốt hơn.

Đối với cấp CĐCS, ông Dũng đề xuất, cần thường xuyên tham mưu chủ sử dụng LĐ thường xuyên tổ chức các lớp tư vấn tâm lý cho CNLĐ, tạo cho họ bản lĩnh, chủ động đối phó với các vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển đổi đang diễn ra mạnh mẽ này.

Quế Chi
TIN LIÊN QUAN

Trau dồi kiến thức để người lao động vững bước vào cách mạng 4.0

HƯNG THƠ |

Với đặc thù là các khu công nghiệp (KCN) không tập trung, số lượng người lao động (NLĐ) không lớn và ngành nghề khác nhau, nên chỉ khi tổ chức CĐ đứng ra làm đầu mối, thì NLĐ ở các địa phương tại khu vực Bắc Trung Bộ mới có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, tìm hiểu. Đặc biệt, trong dịp Tháng Công nhân, tùy theo tình hình ở từng địa phương, LĐLĐ các tỉnh đã tổ chức những hoạt động văn hóa, thể dục thể thao phù hợp, lồng ghép với nội dung tuyên truyền nên được NLĐ hưởng ứng. 

Cách mạng công nghiệp 4.0: Người lao động sẽ bị bỏ rơi nếu “chiến đấu đơn lẻ”

LÊ PHƯƠNG |

Trước thềm Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 sắp diễn ra tại Việt Nam với một nội dung “xương sống” là cách mạng 4.0, có câu chuyện liên quan đến người lao động đã được nói đi nói lại nhiều lần nhưng chưa bao giờ hết nóng. Đó là những người lao động có bị bỏ rơi lại phía sau và các cơ quan hữu quan phải làm gì để sát cánh cùng họ? Báo Lao Động cùng các chuyên gia tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Giai cấp công nhân Việt Nam sẽ đi đầu trong cách mạng công nghiệp 4.0

Xuân Trường (thực hiện) |

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2.9.1945) đã mở ra bước ngoặt lớn của cách mạng, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Trong thắng lợi ý nghĩa đó, vai trò của công nhân (CN) và tổ chức công đoàn (CĐ) là rất to lớn.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Trau dồi kiến thức để người lao động vững bước vào cách mạng 4.0

HƯNG THƠ |

Với đặc thù là các khu công nghiệp (KCN) không tập trung, số lượng người lao động (NLĐ) không lớn và ngành nghề khác nhau, nên chỉ khi tổ chức CĐ đứng ra làm đầu mối, thì NLĐ ở các địa phương tại khu vực Bắc Trung Bộ mới có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, tìm hiểu. Đặc biệt, trong dịp Tháng Công nhân, tùy theo tình hình ở từng địa phương, LĐLĐ các tỉnh đã tổ chức những hoạt động văn hóa, thể dục thể thao phù hợp, lồng ghép với nội dung tuyên truyền nên được NLĐ hưởng ứng. 

Cách mạng công nghiệp 4.0: Người lao động sẽ bị bỏ rơi nếu “chiến đấu đơn lẻ”

LÊ PHƯƠNG |

Trước thềm Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 sắp diễn ra tại Việt Nam với một nội dung “xương sống” là cách mạng 4.0, có câu chuyện liên quan đến người lao động đã được nói đi nói lại nhiều lần nhưng chưa bao giờ hết nóng. Đó là những người lao động có bị bỏ rơi lại phía sau và các cơ quan hữu quan phải làm gì để sát cánh cùng họ? Báo Lao Động cùng các chuyên gia tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Giai cấp công nhân Việt Nam sẽ đi đầu trong cách mạng công nghiệp 4.0

Xuân Trường (thực hiện) |

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2.9.1945) đã mở ra bước ngoặt lớn của cách mạng, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Trong thắng lợi ý nghĩa đó, vai trò của công nhân (CN) và tổ chức công đoàn (CĐ) là rất to lớn.