Đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nguồn hàng phục vụ mua sắm Tết

Vũ Long |

Ngành nông nghiệp đang tăng tốc sản xuất để kịp thu hoạch đúng thời vụ, đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết của người tiêu dùng.

Sản xuất gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, ước tính tổng đàn trâu trong tháng qua đã giảm khoảng 2%. Tuy nhiên, tổng đàn bò tăng khoảng 2,5% so với cùng thời điểm năm 2019.

Đàn lợn tiếp tục đà hồi phục trên cả nước, giá lợn giống đã có xu hướng giảm nhẹ là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc tái đàn. Ước tính tổng số lợn tăng khoảng 12% so cùng thời điểm năm trước. Tốc độ tăng cao do thời điểm cuối năm 2019, tổng đàn lợn cả nước đã giảm sâu vì dịch tả lợn Châu Phi.

"Trong tháng 11.2020, giá thịt lợn hơi biến động không nhiều so với tháng 10, dao động trong khoảng từ 65.000 – 76.000 đồng/kg tùy thời điểm và tùy địa phương" - ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NNPTNT) cho biết.

Theo Bộ NNPTNT, sản xuất chăn nuôi 11 tháng năm 2020 gặp nhiều khó khăn do hậu quả thiệt hại của mưa lũ miền Trung, cùng với diễn biến của dịch tả lợn Châu Phi đang diễn ra phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước.

Đối với đàn gia cầm, do ảnh hưởng lũ lụt nên tổng đàn giảm tại các tỉnh miền Trung, dẫn đến làm chậm tốc độ tăng tổng đàn chung của cả nước. Ước tính tổng số gia cầm cả nước tăng khoảng 4,1% so với cùng thời điểm năm 2019.

Trong khi đó, theo báo cáo của Cục Thú y, hiện nay, cả nước có 358 xã thuộc 117 huyện của 30 tỉnh, thành phố có bệnh dịch tả lợn Châu Phi chưa qua 21 ngày. Cả nước có 1 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại tỉnh Tiền Giang chưa qua 21 ngày.

Ngoài ra, cả nước cũng đang có 13 ổ dịch lở mồm long móng tại 4 tỉnh: Quảng Nam, Kon Tum, Trà Vinh và Hà Tĩnh chưa qua 21 ngày. Ngoài ra, đang có 1 ổ dịch tai xanh tại xã Nhân Thịnh, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam chưa qua 21 ngày.

Đẩy mạnh sản xuất, kịp đưa hàng ra thị trường dịp Tết

Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Quốc Toản phân tích: Trong tháng 11.2020, tại một số tỉnh miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam giá một số loại rau củ tăng mạnh do mưa kéo dài khiến nguồn cung hạn chế. Cụ thể, tại TP.Tam Kỳ, Quảng Nam, rau cải tăng từ 20.000 đồng/kg lên 50.000 đồng/kg, rau húng đã tăng lên 100.000 đồng/kg, rau muống, mồng tơi tăng từ 5.000 đồng/kg lên 20.000 đồng/kg.

Một số mặt hàng dự báo tăng cao do nhu cầu mua sắm Tết của người dân. Ảnh: Vũ Long
Một số mặt hàng dự báo tăng cao do nhu cầu mua sắm Tết của người dân. Ảnh: Vũ Long

Về mặt hàng thủy sản, tổng sản lượng ước đạt 7.673,3 nghìn tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đáp ứng cả nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, với sự hỗ trợ của Bộ NNPTNT và chính quyền địa phương, người dân miền Trung đã bắt tay vào sản xuất ngay sau lũ rút, đến nay một loạt diện tích bắt đầu cho thu hoạch, dự báo có thể cung cấp nguồn hàng phục vụ người dân mua sắm Tết.

“Bộ đã cấp cho các địa phương 1,1 triệu con gà, 750.000 cặp giống cá bố mẹ tốt nhất..., sau khoảng 3 - 5 tháng nữa có ngay 15 triệu con cá giống; 140 triệu tôm giống cũng đã cấp cho người dân. Như vậy, nhu cầu mua sắm Tết của người dân sẽ đảm bảo” – Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nói.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Chuẩn bị đón Tết, nhà vườn Bến Tre đủ kiểu chống “kiểng tặc”

Kỳ Quan |

Dùng dây xích cây kiểng; nuôi chó, ngỗng giữ vườn; lắp đèn, lắp camera, dựng hàng rào, thậm chí là gắn chip định vị là cách mà nhiều nhà vườn ở Bến Tre thực hiện để bảo vệ cây kiểng trước nạn “kiểng tặc” dịp Tết.

Cung ứng hàng hóa phục vụ mua sắm Tết: Cần quan tâm đến người nghèo

Vũ Long |

Các bộ, ngành và các địa phương cung ứng hàng hóa cho người dân sắm Tết, đặc biệt là tại các vùng bị thiệt hại do bão, lũ, khó khăn.

Chỉ còn chưa tới 3 tuần, người dân vẫn đủng đỉnh chưa mặn mà mua sắm Tết

Kh.V |

Tại các siêu thị mini tại các khu dân cư quận Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm (Hà Nội), không khí mua sắm Tết khá trầm lắng. Tại một số Trung tâm thương mại, lượng khách đông nhưng chủ yếu là ăn uống, vui chơi.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Chuẩn bị đón Tết, nhà vườn Bến Tre đủ kiểu chống “kiểng tặc”

Kỳ Quan |

Dùng dây xích cây kiểng; nuôi chó, ngỗng giữ vườn; lắp đèn, lắp camera, dựng hàng rào, thậm chí là gắn chip định vị là cách mà nhiều nhà vườn ở Bến Tre thực hiện để bảo vệ cây kiểng trước nạn “kiểng tặc” dịp Tết.

Cung ứng hàng hóa phục vụ mua sắm Tết: Cần quan tâm đến người nghèo

Vũ Long |

Các bộ, ngành và các địa phương cung ứng hàng hóa cho người dân sắm Tết, đặc biệt là tại các vùng bị thiệt hại do bão, lũ, khó khăn.

Chỉ còn chưa tới 3 tuần, người dân vẫn đủng đỉnh chưa mặn mà mua sắm Tết

Kh.V |

Tại các siêu thị mini tại các khu dân cư quận Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm (Hà Nội), không khí mua sắm Tết khá trầm lắng. Tại một số Trung tâm thương mại, lượng khách đông nhưng chủ yếu là ăn uống, vui chơi.