Đắk Nông: Cụm công nghiệp thiếu hạ tầng hoàn thiện, doanh nghiệp gặp khó

Phan Tuấn |

Năm 2014, Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Thuận An, ở huyện Đắk Mil (Đắk Nông) chính thức đi vào hoạt động. Thế nhưng, từ đó cho đến nay, cụm công nghiệp này vẫn chưa được đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông, điện chiếu sáng, hệ thống cấp nước sinh hoạt, sản xuất...

Hạ tầng Cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Thuận An chỉ mới đầu tư hệ thống giao thông cấp phối nên thường xuyên hư hỏng, xuống cấp. Ảnh: Phan Tuấn
Hạ tầng Cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Thuận An chỉ mới đầu tư hệ thống giao thông cấp phối nên thường xuyên hư hỏng, xuống cấp. Ảnh: Phan Tuấn

Đầu tư chưa tới?

Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Thuận An được UBND tỉnh Đắk Nông thành lập vào tháng 5.2009. Theo quy hoạch ban đầu Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Thuận An có quy mô rộng hơn 52ha.

Đến thời điểm này, tổng số vốn đầu tư vào hạ tầng Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Thuận An là hơn 32 tỉ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh Đắk Nông, ngân sách huyện Đắk Mil. Do đó, Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Thuận An mới hoàn thành giai đoạn 1 với tổng diện tích hơn 25ha.

Ông Trần Hữu Hạnh, Giám đốc Trung tâm phát triển Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Thuận An cho biết, đến thời điểm này, hạ tầng Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Thuận An vẫn chưa được đầu tư đồng bộ.

Cụ thể, ở đây còn thiếu hệ thống xử lý nước thải tập trung; chưa có hệ thống thu gom nước mặt, nước mưa; chưa có hệ thống cấp nước sạch phục vụ sản xuất, sinh hoạt.

Mặt khác, hiện nay, hệ thống điện cũng chưa được ngành điện tiếp nhận, quản lý; đường giao thông chỉ đầu tư cấp phối; khuôn viên cụm công nghiệp mới có cổng chính, chưa có hàng rào, hệ thống cây xanh...

Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Thuận An mới được đầu tư cổng chính, chưa được xây dựng tường rào, cây xanh, điện chiếu sáng...  Ảnh: Phan Tuấn
Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Thuận An mới được đầu tư cổng chính, chưa được xây dựng tường rào, cây xanh, điện chiếu sáng... Ảnh: Phan Tuấn

Nhà đầu tư gặp khó

Theo Trung tâm phát triển Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Thuận An, tháng 4.2014, cụm công nghiệp bắt đầu có nhà đầu tư đến đăng ký thuê đất, xây dựng nhà xưởng và hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đến thời điểm này, tại đây đã có 17 nhà đầu tư với tổng số vốn đăng ký hơn 300 tỉ đồng. Tỉ lệ lấp đầy dự án lên đến 96%.

Theo các nhà đầu tư, khi doanh nghiệp đăng ký vào Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Thuận An hoạt động sản xuất, kinh doanh thì phải tự lo rất nhiều thứ.

Cụ thể, nhà đầu tư phải tự kéo điện từ trạm biến áp về nhà máy sản xuất. Ngoài ra, do chưa có hệ thống cấp nước nên các nhà máy sản xuất ở đây phải mua xe bồn đi hút từ hồ Tây Đắk Mil, cách cụm công nghiệp hơn 6km về sử dụng.

Không chỉ có vậy, hàng năm, hệ thống đường giao thông được đầu tư cấp phối nên thường xuyên xuống cấp. Lúc này, doanh nghiệp tiếp tục phải bỏ tiền túi ra để sửa chữa, khắc phục.

Khổ nhất đối với các nhà máy sản xuất đang hoạt động sản xuất, kinh doanh ở đây là việc doanh nghiệp phải tự tìm cách xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt.

"Việc hạ tầng cụm công nghiệp còn thiếu thốn nhiều mặt trong khi doanh nghiệp phải tự lo khắc phục những điều này đã làm tăng thêm chi phí hoạt động, giảm hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của đơn vị" - một chủ đầu tư dự án trong Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Thuận An cho hay.

Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Hữu Hạnh, Giám đốc Trung tâm phát triển Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Thuận An đề nghị các cơ quan chức năng tiếp tục quan tâm, đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cụm công nghiệp để doanh nghiệp thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Xây cụm công nghiệp… để chăn bò

Nhóm Phóng viên |

Với mục đích giải quyết việc làm cho lao động địa phương, năm 2006, UBND thành phố Hà Nội ban hành quy hoạch chi tiết (tỉ lệ 1/500) Cụm công nghiệp Nguyên Khê, huyện Đông Anh (Hà Nội). Thế nhưng sau 16 năm, nhiều “miếng đất vàng” ở thủ đô để hoang hóa thành nơi chăn bò, trồng cây.

Cụm công nghiệp bỏ hoang: Nguyên nhân chính là chưa được giao đất

Nhóm phóng viên |

Vừa qua, Báo Lao Động đăng tải thông tin các dự án cụm công nghiệp làng nghề mà Hà Nội giao cho Tập đoàn Minh Dương làm chủ đầu tư chậm tiến độ. Theo doanh nghiệp này, nguyên nhân chính là do chưa được UBND thành phố giao đất.

Doanh nghiệp bỏ bê dự án, đất sạch cụm công nghiệp biến thành... "đất tư"

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Năm 2012, UBND tỉnh Đắk Nông giao gần 35ha đất sạch cho doanh nghiệp làm dự án Cụm công nghiệp Quảng Tâm, ở huyện Tuy Đức. Thế nhưng, sau đó, chủ đầu tư đã bỏ bê dự án để người dân lấn chiếm gần hết đất đai, hình thành cụm dân cư tự phát. Hiện nay, địa phương đang thực hiện các biện pháp để khôi phục lại hiện trạng ban đầu.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

Bế tắc tìm việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Đã hơn 1 tháng sau Tết Nguyên đán, chị Thắm vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Rơi vào bế tắc, thậm chí, chị đã nảy sinh ý định xuất khẩu lao động để thoát cảnh thất nghiệp.

Chính thức thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 10 tỉnh

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành các nghị quyết về việc thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 10 tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10: Phụ huynh thở phào nhẹ nhõm

KHÁNH AN |

Nhiều phụ huynh cho biết cảm thấy bớt áp lực sau khi đọc được thông tin Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10.

Kiến nghị tạm thời chốt bảo hiểm xã hội để giải quyết quyền lợi của người lao động

HÀ ANH CHIẾN |

Tại tỉnh Đồng Nai, tình trạng doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) vẫn còn phổ biến. Trong đó có nhiều doanh nghiệp nợ BHXH hàng chục tháng với số tiền hàng chục tỉ đồng, nhưng tìm cách né tránh, trây ỳ không đóng khiến người lao động (NLĐ) phải gánh chịu hậu quả… Theo ông Vũ Ngọc Hà - Giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp luật Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai - khi NLĐ đóng BHXH đến thời điểm nào thì cơ quan BHXH tạm thời chốt BHXH cho NLĐ đến thời điểm đó để giải quyết các chế độ chính sách cho NLĐ.

Hà Nội: Xây cụm công nghiệp… để chăn bò

Nhóm Phóng viên |

Với mục đích giải quyết việc làm cho lao động địa phương, năm 2006, UBND thành phố Hà Nội ban hành quy hoạch chi tiết (tỉ lệ 1/500) Cụm công nghiệp Nguyên Khê, huyện Đông Anh (Hà Nội). Thế nhưng sau 16 năm, nhiều “miếng đất vàng” ở thủ đô để hoang hóa thành nơi chăn bò, trồng cây.

Cụm công nghiệp bỏ hoang: Nguyên nhân chính là chưa được giao đất

Nhóm phóng viên |

Vừa qua, Báo Lao Động đăng tải thông tin các dự án cụm công nghiệp làng nghề mà Hà Nội giao cho Tập đoàn Minh Dương làm chủ đầu tư chậm tiến độ. Theo doanh nghiệp này, nguyên nhân chính là do chưa được UBND thành phố giao đất.

Doanh nghiệp bỏ bê dự án, đất sạch cụm công nghiệp biến thành... "đất tư"

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Năm 2012, UBND tỉnh Đắk Nông giao gần 35ha đất sạch cho doanh nghiệp làm dự án Cụm công nghiệp Quảng Tâm, ở huyện Tuy Đức. Thế nhưng, sau đó, chủ đầu tư đã bỏ bê dự án để người dân lấn chiếm gần hết đất đai, hình thành cụm dân cư tự phát. Hiện nay, địa phương đang thực hiện các biện pháp để khôi phục lại hiện trạng ban đầu.