Công ty Nước mặt Sông Đuống làm ăn ra sao sau khi vận hành chính thức?

Hải Linh |

Sau khi được khánh thành ngày 5.9.2019 và được lãnh đạo UBND TP Hà Nội nhấn nút phát nước giai đoạn 1 ngày 13.10.2019, Công ty Cổ phần Nước mặt Sông Đuống đã ghi nhận hơn 228 tỉ đồng doanh thu trong năm 2019.

Vận hành 3 tháng doanh thu hơn 228 tỉ

Dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống do Công ty Cổ phần Nước mặt Sông Đuống làm chủ đầu tư có quy mô 65ha, dự kiến cấp nguồn nước sạch cho khoảng 3 triệu hộ dân tại 8 quận, huyện của TP Hà Nội. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 lên tới 5.000 tỉ đồng.

Dự án được UBND TP Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư tại quyết định số 2869/QĐ-UBND ký ngày 3.6.2016.

Báo cáo tài chính các năm 2017 và 2018 cho thấy trong giai đoạn triển khai dự án, Công ty Nước mặt Sông Đuống không phát sinh doanh thu, chỉ ghi nhận chi phí quản lý doanh nghiệp. Đến hết năm 2018, Nước mặt Sông Đuống lỗ lũy kế 16,6 tỉ đồng.

Ngày 5.9.2019, Nhà máy Nước mặt Sông Đuống chính thức được khánh thành. Hơn 1 tháng sau, ngày 13.10.2019, lãnh đạo UBND TP Hà Nội đã nhấn nút phát nước giai đoạn 1.

Theo báo cáo tài chính 2019, Công ty Nước mặt Sông Đuống đã ghi nhận hơn 228 tỉ đồng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm ngoái. Giá vốn bán hàng chiếm 162,2 tỉ đồng dẫn tới lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 65,8 tỉ đồng.

Trong kỳ, Công ty Nước mặt Sông Đuống cũng ghi nhận hơn 5,6 tỉ đồng doanh thu tài chính.

Song song với việc ghi nhận doanh thu, Công ty Nước mặt Sông Đuống cũng ghi nhận chi phí tài chính lên tới 242,9 tỉ đồng; chi phí bán hàng hơn 4 tỉ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng hơn 2 lần so với 2018, ở mức 15,6 tỉ đồng.

Sau khi trừ các chi phí, kết thúc năm 2019, Công ty Nước mặt sông Đuống lỗ lũy kế 186,3 tỉ đồng, cao gấp 11 lần con số 16,6 tỉ đồng của năm 2018.

Trong năm 2019, vốn chủ sở hữu của Công ty Nước mặt Sông Đuống cũng giảm từ 1.006 tỉ đồng đầu kỳ xuống 813,2 tỉ đồng cuối kỳ.

Trong khi nguồn vốn chủ sở hữu chỉ quanh mức 1.000 tỉ đồng nhưng tổng mức đầu tư của dự án Nhà máy nước mặt Sông Đuống giai đoạn 1 lên tới 5.000 tỉ đồng nên phụ thuộc nhiều vào vốn vay.

Năm 2019, nợ phải trả của Công ty Nước mặt sông Đuống tăng hơn 1.200 tỉ đồng, từ 2.733 tỉ đồng đầu kỳ lên tới 3.956 tỉ đồng cuối kỳ.

Trong hơn 3.956 tỉ đồng nói trên, nợ vay tài chính dài hạn là 3.506 tỉ đồng, tăng mạnh so với 2.483 tỉ đồng của năm 2018.

Chi phí lãi vay tính vào giá thành nước

Hồi cuối năm ngoái, dư luận hoài nghi về việc giá nước của Công ty Nước mặt Sông Đuống cao gần gấp đôi các công ty cấp nước khác trên địa bàn thủ đô. Cụ thể, UBND TP.Hà Nội vào tháng 7.2017 đã ký Quyết định 3310 tạm tính giá nước sạch Sông Đuống ở mức 10.246 đồng/m3 (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) và còn có lộ trình tăng giá 7%/năm.

Tại thời điểm đó, giải thích về giá nước, Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội - ông Nguyễn Việt Hà cho biết ước tính chi phí lãi vay của dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống chiếm khoảng 20% giá thành nước, tương đương 2.103 đồng/m3; chi phí khấu hao rơi vào khoảng 2.100 đồng/m3.

Quay trở lại tình hình tài chính của Công ty Nước mặt Sông Đuống, tại ngày 31.12.2019, tổng tài sản của doanh nghiệp đạt 4.770 tỉ đồng. Trong đó, tài sản dài hạn là 4.341 tỉ đồng. Do Nhà máy nước mặt Sông Đuống được chính thức khánh thành giai đoạn 1 hồi tháng 9 năm ngoái nên tài sản cố định của công ty tăng vọt từ 6,85 tỉ đồng lên 3.386 tỉ đồng. Xây dựng cơ bản dở dang giảm từ 3.223 tỉ đồng năm 2018 xuống hơn 952 tỉ đồng năm 2019.

Kết thúc năm 2019, Công ty Nước mặt Sông Đuống ghi nhận số dư tiền và các khoản tương đương tiền là 95,7 tỉ đồng. Trong đó, tiền là 13 tỉ, các khoản tương đương tiền 81,8 tỉ đồng.

Hải Linh
TIN LIÊN QUAN

Lùm xùm giá nước Nhà máy nước mặt Sông Đuống: Hà Nội có “ưu ái” thái quá cho doanh nghiệp?

Văn Nguyễn |

Cùng là những doanh nghiệp sản xuất nước sạch bán buôn lớn nhất cho Hà Nội nhưng giá nước sạch tối đa mà lãnh đạo TP.Hà Nội giai đoạn 2016 - 2019 tạm tính cho Nhà máy Nước mặt Sông Đuống gấp tới hơn 200% giá bán thực tế của Nhà máy nước Sông Đà. Thậm chí các lãnh đạo sở chức năng của Hà Nội từng đề xuất dùng ngân sách thanh toán cả chi phí lãi vay mà doanh nghiệp phải trả ngân hàng.

Nghi vấn Nhà máy nước Sông Đuống phá vỡ quy hoạch của Thủ tướng: Trách nhiệm của lãnh đạo TP.Hà Nội giai đoạn 2016-2019 ở đâu?

Văn Nguyễn |

Dù phạm vi cấp nước của Nhà máy nước Sông Đuống được ấn định rất rõ trong Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 - tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013, đường ống nước của nhà máy này lại bất ngờ vươn đến những khu vực xa hơn và thậm chí thuộc phạm vi cấp nước của các nhà máy khác.

Cựu Chủ tịch Chung và cái giá của nước máy sông Đuống

Anh Đào |

“Không có lợi ích nhóm nào ở đây cả”- câu trả lời cử tri của cựu Chủ tịch Nguyễn Đức Chung năm ngoái, trước cái giá “cắt cổ” 10.246 đồng/m3 của nhà máy nước sông Đuống.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Lùm xùm giá nước Nhà máy nước mặt Sông Đuống: Hà Nội có “ưu ái” thái quá cho doanh nghiệp?

Văn Nguyễn |

Cùng là những doanh nghiệp sản xuất nước sạch bán buôn lớn nhất cho Hà Nội nhưng giá nước sạch tối đa mà lãnh đạo TP.Hà Nội giai đoạn 2016 - 2019 tạm tính cho Nhà máy Nước mặt Sông Đuống gấp tới hơn 200% giá bán thực tế của Nhà máy nước Sông Đà. Thậm chí các lãnh đạo sở chức năng của Hà Nội từng đề xuất dùng ngân sách thanh toán cả chi phí lãi vay mà doanh nghiệp phải trả ngân hàng.

Nghi vấn Nhà máy nước Sông Đuống phá vỡ quy hoạch của Thủ tướng: Trách nhiệm của lãnh đạo TP.Hà Nội giai đoạn 2016-2019 ở đâu?

Văn Nguyễn |

Dù phạm vi cấp nước của Nhà máy nước Sông Đuống được ấn định rất rõ trong Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 - tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013, đường ống nước của nhà máy này lại bất ngờ vươn đến những khu vực xa hơn và thậm chí thuộc phạm vi cấp nước của các nhà máy khác.

Cựu Chủ tịch Chung và cái giá của nước máy sông Đuống

Anh Đào |

“Không có lợi ích nhóm nào ở đây cả”- câu trả lời cử tri của cựu Chủ tịch Nguyễn Đức Chung năm ngoái, trước cái giá “cắt cổ” 10.246 đồng/m3 của nhà máy nước sông Đuống.