Nghi vấn Nhà máy nước Sông Đuống phá vỡ quy hoạch của Thủ tướng: Trách nhiệm của lãnh đạo TP.Hà Nội giai đoạn 2016-2019 ở đâu?

Văn Nguyễn |

Dù phạm vi cấp nước của Nhà máy nước Sông Đuống được ấn định rất rõ trong Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 - tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013, đường ống nước của nhà máy này lại bất ngờ vươn đến những khu vực xa hơn và thậm chí thuộc phạm vi cấp nước của các nhà máy khác.

Thủ tướng ấn định phạm vi cấp nước

Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch cấp nước Thủ đô) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 499 ngày 21.3.2013 với quan điểm quy hoạch là phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch cấp nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2030 cũng như Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 cùng hàng loạt quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan được các cấp có thẩm quyền phê duyệt trước đó.

Trên cơ sở mục tiêu khai thác tối ưu các nguồn lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch với chất lượng bảo đảm, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô cũng như bảo đảm khai thác sử dụng nguồn nước hợp lý và ưu tiên nước mặt, dần thay thế nguồn nước ngầm, Quy hoạch cấp nước Thủ đô đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng Hà Nội sẽ có 3 nhà máy nước mặt gồm Nhà máy nước Sông Đà, Nhà máy nước Sông Hồng và Nhà máy nước Sông Đuống.

Phạm vi cấp nước của từng nhà máy nước mặt này cũng được ấn định rất rõ và theo đó phạm vi cấp nước của Nhà máy nước Sông Đuống bao gồm: Khu vực đô thị trung tâm phía Đông Bắc Hà Nội (quận Long Biên, huyện Gia Lâm, một phần huyện Đông Anh), khu vực Nam Hà Nội (một phần quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai); đô thị vệ tinh Phú Xuyên và nông thôn liền kề. Tương tự, phạm vi cấp nước của Nhà máy nước Sông Đà và phạm vi cấp nước của Nhà máy nước Sông Hồng cũng được ấn định rất rõ trong quy hoạch và không hề chồng chéo hay trùng lắp với phạm vi cấp nước của Nhà máy nước Sông Đuống.

Nhiều khác biệt trong phạm vi cấp nước

Tuy nhiên, điều bất ngờ theo Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư số 2869/QĐ-UBND của UBND TP.Hà Nội ký ngày 3.6.2016, phạm vi cấp nước của Nhà máy nước Sông Đuống bao phủ quận Long Biên (14 phường), huyện Gia Lâm (22 xã), huyện Đông Anh (20 xã), huyện Sóc Sơn (26 xã), các khu đô thị, công nghiệp trên đường 179, quận Hoàng Mai (14 phường), huyện Thanh Trì (15 xã), huyện Thường Tín (29 xã) và huyện Phú Xuyên (28 xã). So với phạm vi cấp nước cho Nhà máy nước Sông Đuống được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2013 tại Quy hoạch cấp nước Thủ đô, dễ dàng nhận thấy phạm vi cấp nước của nhà máy trong quyết định chủ trương đầu tư của người đứng đầu UBND TP.Hà Nội vào năm 2016 có rất nhiều khác biệt.

Đến ngày 24.6.2017, UBND TP.Hà Nội tiếp tục ký ban hành Quyết định số 3846 chấp thuận liên danh Công ty Cổ phần Nước Aqua One và Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống (chủ đầu tư Nhà máy nước Sông Đuống) là nhà đầu tư dự án phát triển mạng lưới phân phối nước sạch cho các xã thuộc huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm.

Trong số này, Sóc Sơn là địa bàn huyện không hề được nhắc đến trong phạm vi cấp nước của Nhà máy nước Sông Đuống trong quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ ký năm 2013. Chưa kể theo quy hoạch, một phần khu vực đô thị phía Bắc Hà Nội (Mê Linh, Đông Anh và Sóc Sơn) lại thuộc phạm vi cấp nước của Nhà máy nước Sông Hồng.

Đáng chú ý, theo thông tin mới nhất từ Phòng Quản lý đô thị huyện Sóc Sơn, mặc dù từ tháng 1.2018 đến nay, chủ đầu tư đều đặn gửi báo cáo tiến độ hằng tháng, nhưng thực tế tiến độ thi công công trình chậm. Ngoài ra, đến đầu năm 2020, đường ống truyền dẫn nước từ Nhà máy nước Sông Đuống cũng chưa được lắp đặt để cấp nước trên địa bàn huyện, dẫn đến người dân Sóc Sơn chưa được sử dụng nước sạch.

Đến thời điểm giữa năm 2019, dư luận tiếp tục ồn ào với việc Nhà máy nước Sông Đuống cho thi công đường cấp nước trên đường 70 đoạn từ Quốc lộ 1A đến Cầu Bươu - Hà Đông dù Nhà máy nước Sông Đà đang khai thác khu vực này từ lâu. Đáng chú ý, quyết định thi công này cũng được Nhà máy nước Sông Đuống thực hiện theo Quyết định số 4491 của UBND TP.Hà Nội, đồng ý cho Công ty Cổ phần nước mặt Sông Đuống triển khai tuyến ống truyền dẫn nước sạch DN800 trên đường 70 đoạn từ Quốc lộ 1A đến Cầu Bươu - Hà Đông.

Những cái tên mới và có nhiều khác biệt trong phạm vi cấp nước của Nhà máy nước Sông Đuống hiện nay với phạm vi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013 đặt ra nhiều câu hỏi, phải chăng Nhà máy nước Sông Đuống có đang liên tiếp phá vỡ, “lấn làn” quy hoạch cấp nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phải chăng bắt nguồn từ chính Quyết định chủ trương đầu tư của các lãnh đạo UBND TP.Hà Nội lúc bấy giờ?

Nhà máy nước sông Đuống (Gia Lâm, Hà Nội) là nhà máy nước sạch do Tập đoàn AquaOne đầu tư, với tổng diện tích 65ha, mức đầu tư giai đoạn 1 là gần 5.000 tỉ đồng với hai phân kỳ. Phân kỳ 1 khánh thành tháng 10.2018 với công suất 150.000m3/ngày đêm. Phân kỳ 2 có công suất 300.000m3/ngày đêm, đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch cho khoảng 3 triệu người. Tại lễ khánh thành giai đoạn 1 vào thời điểm ngày 5.9.2019, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh đây là sự kiện quan trọng đối với TP.Hà Nội và là công trình tiêu biểu cho công tư kết hợp; liên danh giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việc điều chỉnh phạm vi cấp nước vẫn chưa được thông qua

Thực tế từ cuối năm 2017, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng ký Quyết định số 2055 phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đáng chú ý, ngoài yêu cầu phải đảm bảo kế thừa Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013, Quyết định 2055 cũng giao nhiệm vụ cho UBND TP.Hà Nội nghiên cứu điều chỉnh phạm vi cấp nước của các nhà máy nước có quy mô lớn cho phù hợp với tình hình phát triển thực tế của Thủ đô.

Tuy nhiên từ cuối năm 2017 đến nay, Đồ án điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do UBND TP.Hà Nội chịu trách nhiệm xây dựng vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, lấy ý kiến thẩm định từ các bộ ngành, cơ quan liên quan. Đặc biệt, phải đến ngày 25.12.2019, cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thẩm định đồ án là Bộ Xây dựng mới ký Quyết định 1072 thành lập Hội đồng Thẩm định đồ án do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn làm Chủ tịch.

Tại cuộc họp thẩm định đồ án sau đó của hội đồng, Chủ tịch Hội đồng - Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn đề nghị đồ án cần bổ sung các văn bản có tính pháp lý, các chỉ tiêu về cấp nước, nhu cầu sử dụng nước và phân bổ nhà máy. Hệ thống truyền tải cần nêu rõ hiện trạng từ truyền tải khu vực đến liên vùng, từ đó đưa ra số liệu cụ thể về làm mới, cải tạo và phải được chỉ rõ trên bản đồ (phân kỳ các giai đoạn đầu tư, nguồn vốn…). Việc quy hoạch xây dựng mới các nhà máy phải dựa trên cơ sở tính toán về công suất tiêu thụ từ các nhà máy cũ do không đáp ứng được, từ đó đưa ra phương án cải tạo các nhà máy cũ.

Cho đến thời điểm hiện nay, Đồ án điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vẫn chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thông qua.

Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Cựu Chủ tịch Chung và cái giá của nước máy sông Đuống

Anh Đào |

“Không có lợi ích nhóm nào ở đây cả”- câu trả lời cử tri của cựu Chủ tịch Nguyễn Đức Chung năm ngoái, trước cái giá “cắt cổ” 10.246 đồng/m3 của nhà máy nước sông Đuống.

Nhà máy nước sông Đuống chưa nghiệm thu đã bán nước, uỷ ban xã "lần đầu biết"

Nhóm Phóng viên |

Thời điểm nhà máy nước sông Đuống khánh thành bán nước cho dân, Cục Kiểm định chất lượng (Bộ Xây dựng) vẫn chưa có văn bản nghiệm thu dự án. Cho đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức từ Bộ Xây dựng về việc nghiệm thu dự án này. Trao đổi với phóng viên mới đây, lãnh đạo các xã Trung Mầu, Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) - nơi đang được cung cấp nước từ nhà máy sông Đuống tỏ ra bất ngờ trước thông tin này.

Bộ Tài chính trả lời Hà Nội về giá nước nhà máy nước Sông Đuống

Hương Nguyễn - Nguyễn Hà |

Bộ Tài chính vừa có công văn trả lời UBND thành phố Hà Nội về giá nước của Nhà máy nước mặt Sông Đuống.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Cựu Chủ tịch Chung và cái giá của nước máy sông Đuống

Anh Đào |

“Không có lợi ích nhóm nào ở đây cả”- câu trả lời cử tri của cựu Chủ tịch Nguyễn Đức Chung năm ngoái, trước cái giá “cắt cổ” 10.246 đồng/m3 của nhà máy nước sông Đuống.

Nhà máy nước sông Đuống chưa nghiệm thu đã bán nước, uỷ ban xã "lần đầu biết"

Nhóm Phóng viên |

Thời điểm nhà máy nước sông Đuống khánh thành bán nước cho dân, Cục Kiểm định chất lượng (Bộ Xây dựng) vẫn chưa có văn bản nghiệm thu dự án. Cho đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức từ Bộ Xây dựng về việc nghiệm thu dự án này. Trao đổi với phóng viên mới đây, lãnh đạo các xã Trung Mầu, Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) - nơi đang được cung cấp nước từ nhà máy sông Đuống tỏ ra bất ngờ trước thông tin này.

Bộ Tài chính trả lời Hà Nội về giá nước nhà máy nước Sông Đuống

Hương Nguyễn - Nguyễn Hà |

Bộ Tài chính vừa có công văn trả lời UBND thành phố Hà Nội về giá nước của Nhà máy nước mặt Sông Đuống.