Công ty Nước mặt Sông Đuống đang không có đủ dòng tiền trả nợ

Lam Duy |

Không chỉ lỗ lớn, Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống còn liên tục đối diện với tình trạng thiếu hụt dòng tiền, không có đủ dòng tiền thanh toán chi phí hoạt động và trả nợ gốc, lãi vay đến hạn cho ngân hàng.

Ngày 13.8, tìm hiểu của Lao Động cho thấy, Ban Đô thị HĐND TP Hà Nội vừa tiến hành giám sát tình hình cung cấp nước sạch cho các khu vực thuộc vùng phục vụ của Nhà máy nước mặt sông Đuống (xã Phù Đổng và xã Trung Màu, huyện Gia Lâm).

Nhà máy này hiện đang cấp nước bổ sung nguồn cấp nước sạch cho khu vực các quận, huyện: Long Biên, huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn; các khu đô thị và công nghiệp trên đường 179; khu vực trung tâm và phía Nam Hà Nội cũng như vùng phụ cận là tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên.

Với phạm vi cung cấp nước rất rộng, công suất phát nước thực tế của nhà máy đang tăng dần theo các năm, từ mức 98.800 m3/ngày đêm vào năm 2009 hiện tăng lên 230.000 m3/ngày đêm.

Đáng chú ý, trong giai đoạn cao điểm nắng nóng Hè năm 2023 vừa qua, nhà máy phát khoảng 280.000 m3/ngày đêm (gần bằng công suất thiết kế giai đoạn 1).

Điều bất ngờ theo thông tin được Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống (Công ty Nước mặt sông Đuống) báo cáo với Ban Đô thị HĐND TP Hà Nội, doanh nghiệp này hiện đang lỗ lũy kế hơn 1.000 tỉ đồng.

Đáng chú ý, doanh nghiệp này cũng báo cáo là đang chịu áp lực rất lớn về tài chính do liên tục phải đối diện với tình trạng thiếu hụt dòng tiền ngày càng nghiêm trọng, không có đủ dòng tiền thanh toán chi phí hoạt động và trả nợ gốc, lãi vay đến hạn cho ngân hàng.

Thực tế theo các dữ liệu tài chính mà Báo Lao Động có được, kết thúc năm 2022, Công ty Nước mặt sông Đuống đưa về khoảng 400 tỉ đồng doanh thu (báo cáo riêng lẻ), tăng 125% so với năm 2021. Lợi nhuận gộp công ty ghi nhận lãi 104 tỉ đồng, tăng hơn 180 tỉ đồng sau 1 năm.

Tuy nhiên, chi phí tài chính trong kì lên tới hơn 318 tỉ đồng, tăng 6% và chi phí quản lí doanh nghiệp thậm chí tăng tới 100%, lên 38 tỉ đồng... khiến doanh nghiệp này lỗ sau thuế hơn 257 tỉ đồng.

Trước đó chỉ riêng trong năm 2021, Công ty Nước mặt sông Đuống cũng lỗ tới hơn 402 tỉ đồng.

Các khoản lỗ ròng trong 2 năm liên tiếp khiến mức lỗ luỹ kế của Công ty Nước mặt sông Đuống tính đến cuối năm 2022 là xấp xỉ 1.109 tỉ đồng. Điều này dẫn đến vốn chủ sở hữu âm 109 tỉ đồng, trong khi vốn góp chủ sở hữu chỉ xấp xỉ 1.000 tỉ đồng.

Đoàn Giám sát Ban Đô thị HĐND TP Hà Nội khảo sát tại phòng điều hành trung tâm của Nhà máy nước mặt sông Đuống. Ảnh: UBND TP Hà Nội
Đoàn Giám sát Ban Đô thị HĐND TP Hà Nội khảo sát tại phòng điều hành trung tâm của Nhà máy nước mặt sông Đuống. Ảnh: UBND TP Hà Nội

Tại buổi giám sát, Ban Đô thị HĐND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ các vấn đề về quyết toán giá trị chênh lệch giá tạm thanh toán và giá bán buôn nước sạch được duyệt.

Đồng thời kiểm soát đầu nguồn nước; đánh giá lộ trình để mở rộng mạng lưới cấp nước khu vực phía Tây Nam Thủ đô.

Thông tin trên Cổng giao tiếp điện tử của UBND TP Hà Nội cho hay, kết luận buổi giám sát, Ban Đô thị HĐND TP Hà Nội đề nghị Sở Xây dựng rà soát toàn bộ quy hoạch, tham mưu điều chỉnh quy hoạch cấp nước trong quy hoạch chung Thủ đô.

Trưởng Ban Đô thị HĐND TP Hà Nội Đàm Văn Huân đề nghị Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn bàn giao hồ sơ các dự án cấp nước sạch nông thôn cho Sở Xây dựng, từng bước giảm sản lượng nước ngầm.

Bà Đỗ Thị Kim Liên (hay còn gọi là Shark Liên) từng giữ vị trí Tổng Giám đốc Công ty Nước mặt sông Đuống. Tuy nhiên thông tin cập nhật vào tháng 11.2019 cho thấy, bà Liên rời vị trí này và thay vào đó là một doanh nhân sinh năm 1980 tên là Tạ Đức Hoàng.

Lam Duy
TIN LIÊN QUAN

Công ty nước mặt Sông Đuống lỗ 1.100 tỉ, nợ vay tới 4.000 tỉ đồng

Quang Dân |

Công ty Cổ phần nước mặt Sông Đuống đang đối diện với nhiều khó khăn về mặt tài chính khi lỗ luỹ kế hơn 1.100 tỉ đồng, âm vốn chủ sở hữu. Tổng nợ phải trả cao hơn tổng tài sản, trong khi doanh thu phần lớn dùng để trả chi phí lãi vay và tiền mặt còn hơn 42 triệu đồng.

Liên quan đến Nhà máy nước mặt Sông Đuống: Hà Nội điều chỉnh những gì trong quy hoạch cấp nước?

Văn Nguyễn |

Trong Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch Cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Cty CP nước và môi trường Việt Nam (Viwase) lập và được UBND TP.Hà Nội trình xin HĐND TP thông qua, xuất hiện nhiều thay đổi lớn trong công suất cấp và mạng lưới cấp nước của các nhà máy nước mặt so với quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013.

Những ai đang sở hữu Công ty Nước mặt Sông Đuống?

Cẩm Thư |

Công ty Cổ phần Nước Aqua One (do bà Đỗ Thị Kim Liên (shark Liên) làm người đại diện pháp luật) đang là cổ đông nắm quyền kiểm soát tại Công ty Cổ phần Nước mặt Sông Đuống.

Kỷ niệm 94 năm xuất bản số báo Lao Động đầu tiên

Báo Lao Động |

Trải qua 94 năm xây dựng và phát triển, Báo Lao Động đã tạo dựng được uy tín ngày càng cao trong xã hội, trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và bạn đọc. Định vị là một tờ báo chững chạc, tin cậy, giữ vững tôn chỉ mục đích.

Hoãn xử vụ án ông Đinh Tiến Hùng - nguyên Phó Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái

Long Nguyễn |

Ngay từ sáng sớm 14.8, rất đông người dân đã có mặt tại trụ sở TAND tỉnh Yên Bái để theo dõi phiên xét xử vụ án liên quan đến ông Đinh Tiến Hùng - nguyên Phó Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái, song chỉ ít phút sau khi bắt đầu, phiên tòa bị tạm hoãn.

Những bước ngoặt trong cuộc đua vô địch giữa đội Công an Hà Nội và Hà Nội FC

MINH PHONG |

Cuộc đua vô địch V.League 2023 chỉ còn lại Công an Hà Nội và Hà Nội FC.

Doanh nghiệp đau đầu vì “giấy phép con”

Minh Ánh - Cường Ngô |

Trong bối cảnh kinh tế còn đối diện nhiều khó khăn, các vướng mắc trong thủ tục hành chính trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp. Giấy phép con, chậm ra quy định... là những vướng mắc cần sớm tháo gỡ để giúp doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi.

TPHCM có 30 dự án công có tỉ lệ giải ngân bằng 0

MINH QUÂN |

Tỉ lệ giải ngân của TPHCM trong 7 tháng hiện chỉ đạt 27,2%, thấp hơn 8,29% so với bình quân cả nước (35,49%). Trong đó có 30 dự án đầu tư công tại TPHCM có tỉ lệ giải ngân bằng 0.

Công ty nước mặt Sông Đuống lỗ 1.100 tỉ, nợ vay tới 4.000 tỉ đồng

Quang Dân |

Công ty Cổ phần nước mặt Sông Đuống đang đối diện với nhiều khó khăn về mặt tài chính khi lỗ luỹ kế hơn 1.100 tỉ đồng, âm vốn chủ sở hữu. Tổng nợ phải trả cao hơn tổng tài sản, trong khi doanh thu phần lớn dùng để trả chi phí lãi vay và tiền mặt còn hơn 42 triệu đồng.

Liên quan đến Nhà máy nước mặt Sông Đuống: Hà Nội điều chỉnh những gì trong quy hoạch cấp nước?

Văn Nguyễn |

Trong Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch Cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Cty CP nước và môi trường Việt Nam (Viwase) lập và được UBND TP.Hà Nội trình xin HĐND TP thông qua, xuất hiện nhiều thay đổi lớn trong công suất cấp và mạng lưới cấp nước của các nhà máy nước mặt so với quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013.

Những ai đang sở hữu Công ty Nước mặt Sông Đuống?

Cẩm Thư |

Công ty Cổ phần Nước Aqua One (do bà Đỗ Thị Kim Liên (shark Liên) làm người đại diện pháp luật) đang là cổ đông nắm quyền kiểm soát tại Công ty Cổ phần Nước mặt Sông Đuống.