Có giải pháp điều hành cân đối ngân sách chủ động, bảo đảm an toàn nợ công

Nhóm PV |

Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ phân tích kỹ, có giải pháp điều hành cân đối ngân sách nhà nước chủ động, bảo đảm an toàn nợ công.

Thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở mức rất thấp

Chiều 23.10, ông Hồ Đức Phớc - Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày báo cáo 3 năm thực hiện Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Theo báo cáo, tổng thu ngân sách nhà nước 3 năm ước đạt khoảng 5 triệu tỉ đồng; tỉ lệ huy động thu vào ngân sách nhà nước bình quân đạt 17,9% GDP, trong đó từ thuế, phí khoảng 14,5% GDP.

Thu nội địa lũy kế 3 năm ước đạt 4,1 triệu tỉ đồng. Trong khi đó, tổng chi 3 năm khoảng 5,9 triệu tỉ đồng.

"Các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ, ưu tiên chi đầu tư phát triển, tiết kiệm chi thường xuyên; đảm bảo kinh phí phòng chống dịch, an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, nhiệm vụ chính trị quan trọng, bố trí vốn đầy đủ cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và kịp thời điều chỉnh tăng lương cơ sở năm 2023", báo cáo của Chính phủ cho hay.

Về tổng chi thường xuyên 3 năm, theo báo cáo của Chính phủ "ước thực hiện khoảng 3,3 triệu tỉ đồng, bao gồm cả chi tạo nguồn cải cách tiền lương".

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo 3 năm thực hiện Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Văn phòng Quốc hội

Về bội chi, báo cáo của Chính phủ nêu rõ tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước bình quân 2021-2023 ước khoảng 3,4% GDP, trong phạm vi được Quốc hội phê duyệt.

Theo báo cáo của Chính phủ, dự kiến tổng thu ngân sách nhà nước 5 năm (2021-2025) đạt trên 8,4 triệu tỉ đồng, bằng 101% kế hoạch.

Tuy nhiên, thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp giai đoạn 2021-205 ở mức rất thấp, khoảng 25 nghìn tỉ đồng, chỉ bằng 10% so với mục tiêu. Tỉ trọng thu nội địa bình quân 5 năm khoảng 83%, chưa đạt mục tiêu 85-86% (chủ yếu thu cổ phần hóa, thoái vốn đạt thấp; đồng thời, đã thực hiện miễn giảm nhiều khoản thu hỗ trợ nền kinh tế...).

Dự kiến tổng thu ngân sách nhà nước 5 năm (2021-2025) khoảng 10,14 triệu tỉ đồng, bằng 99% kế hoạch.

Về bội chi ngân sách nhà nước và nợ công, theo ông Hồ Đức Phớc, tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước bình quân giai đoạn 2021-2025 trong phạm vi mục tiêu 3,7%GDP; số tuyệt đối dự kiến giảm.

Chính phủ có nghĩa vụ phải trả nợ trực tiếp khoảng 906,7 nghìn tỉ đồng

Về kế hoạch vay, trả nợ công: Theo báo cáo của Chính phủ, tổng mức vay của Chính phủ khoảng 1,317 triệu tỉ đồng. Trong đó, vay của ngân sách trung ương khoảng 1,279 triệu tỉ đồng; vay của Chính phủ chủ yếu huy động với kỳ hạn dài, lãi suất ưu đãi và tập trung vào vốn vay trong nước.

Giai đoạn 2021-2025, Chính phủ có nghĩa vụ phải trả nợ trực tiếp khoảng 906,7 nghìn tỉ đồng.

Báo cáo của Chính phủ cho rằng, thời gian qua, công tác quản lý nợ công cũng phát sinh một số khó khăn, hạn chế như quy mô thị trường trái phiếu Chính phủ trong nước chưa phát triển;

Điều kiện vay ngày càng thắt chặt hơn trong khi áp lực huy động vốn vay cho đầu tư phát triển lớn; việc huy động nguồn vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài ngày càng khó khăn, giải ngân đạt thấp so với dự toán; công tác quản lý nợ của chính quyền địa phương cần được tiếp tục củng cố.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho hay, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành công tác quản lý vay, trả nợ công, song vẫn còn những hạn chế cần khắc phục.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội. Ảnh: Văn phòng Quốc hội
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: Văn phòng Quốc hội

Đó là vay để trả nợ gốc có xu hướng tăng; tỉ lệ nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ/thu ngân sách nhà nước năm 2024 khoảng 24-25%, đã tiệm cận mức trần theo Nghị quyết của Quốc hội. Do vậy, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ phân tích kỹ những vấn đề này, có giải pháp điều hành cân đối ngân sách nhà nước chủ động, bảo đảm an toàn nợ công.

Báo cáo của Chính phủ cũng chưa phân tích kỹ về hiệu quả sử dụng vốn vay, hiệu quả huy động vốn gắn với nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước.

"Qua số liệu quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm cho thấy, số chuyển nguồn ngân sách lớn, giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài rất chậm, trong khi ngân sách phải đi vay để bù đắp bội chi và phải chịu lãi suất, trả phí cam kết, cho thấy tình trạng lãng phí nguồn lực. Đề nghị Chính phủ đánh giá tổng thể về vấn đề này", báo cáo thẩm tra nêu.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Tài chính Mỹ bày tỏ lạc quan về tình hình nợ công

Quý An |

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen tỏ ra không lo lắng về khoản nợ công lên đến 33 nghìn tỉ USD của Mỹ.

Quản lý nợ công sẽ đối mặt với nhiều thách thức

TRÍ MINH |

Ngày 18.8, Bộ Tài chính cho biết, vừa có phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức đánh giá giữa kỳ kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm, giai đoạn 2021-2025.

Tăng tốc cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp

TRÍ MINH |

Tình hình cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang khá chậm chạp. Trong khi đó, Bộ Tài chính cho biết, rất muốn đẩy nhanh công tác này, đồng thời, đang rà soát, xây dựng báo cáo để trình cấp có thẩm quyền về việc sửa đổi hàng loạt các nghị định có liên quan.

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: Lay lắt trên đất vàng sau cổ phần hóa

QUANG DÂN - ĐÌNH TRƯỜNG |

Dù sở hữu nhiều lô đất có vị trí đẹp, song cả Tổng Công ty Sông Hồng và Công ty CP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Quốc tế (Interserco) sau cổ phần hoá (CPH) đều đang vận hành theo hình thái “phú quý giật lùi”. Giải pháp tối ưu hiện nay là buộc phải nhanh chóng thoái vốn nhà nước với hy vọng thu hút được các nguồn lực khác nhằm vực dậy doanh nghiệp.

Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước yếu kém, tránh đồng nhất với cổ phần hoá

Vương Trần |

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ; duy trì, củng cố và phát triển các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả, các tập đoàn, tổng công ty có thương hiệu tốt. Làm rõ, tránh đồng nhất việc cơ cấu lại là thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp.

Bi hài chuyện người dân KĐT Thanh Hà hướng dẫn nhau cách tiết kiệm nước

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Thiếu nước sạch sinh hoạt, những ngày này, cư dân khu đô thị Thanh Hà (huyện Thanh Oai, Hà Nội) phải hướng dẫn nhau hay tìm đủ mọi cách để tiết kiệm nước. Những cách thức nghe qua có vẻ hài hước, nhưng đó lại là sự thật đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ tại đây.

Lý do các ngân hàng đồng loạt báo lợi nhuận giảm trong khi đang thừa tiền

Minh Ánh |

Theo các ngân hàng, tổng lợi nhuận quý III chủ yếu đến từ thu nhập lãi thuần, hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, một vài ngân hàng lãi đến từ việc mua bán chứng khoán. Trong khi đó, nợ xấu cũng được cho là nguyên nhân khiến lợi nhuận các ngân hàng giảm.

Cách thức trùm đường dây đánh bạc nghìn tỉ biến tiền trong game thành tiền mặt

Việt Dũng |

Hàng trăm tỉ đồng người chơi nạp vào game qua thẻ cào của các nhà mạng di động, ví Momo, ông trùm đường dây đánh bạc nghìn tỉ Nguyễn Minh Thành chỉ đạo đồng phạm "hô biến" thành tiền để hưởng lợi.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ bày tỏ lạc quan về tình hình nợ công

Quý An |

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen tỏ ra không lo lắng về khoản nợ công lên đến 33 nghìn tỉ USD của Mỹ.

Quản lý nợ công sẽ đối mặt với nhiều thách thức

TRÍ MINH |

Ngày 18.8, Bộ Tài chính cho biết, vừa có phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức đánh giá giữa kỳ kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm, giai đoạn 2021-2025.

Tăng tốc cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp

TRÍ MINH |

Tình hình cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang khá chậm chạp. Trong khi đó, Bộ Tài chính cho biết, rất muốn đẩy nhanh công tác này, đồng thời, đang rà soát, xây dựng báo cáo để trình cấp có thẩm quyền về việc sửa đổi hàng loạt các nghị định có liên quan.

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: Lay lắt trên đất vàng sau cổ phần hóa

QUANG DÂN - ĐÌNH TRƯỜNG |

Dù sở hữu nhiều lô đất có vị trí đẹp, song cả Tổng Công ty Sông Hồng và Công ty CP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Quốc tế (Interserco) sau cổ phần hoá (CPH) đều đang vận hành theo hình thái “phú quý giật lùi”. Giải pháp tối ưu hiện nay là buộc phải nhanh chóng thoái vốn nhà nước với hy vọng thu hút được các nguồn lực khác nhằm vực dậy doanh nghiệp.

Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước yếu kém, tránh đồng nhất với cổ phần hoá

Vương Trần |

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ; duy trì, củng cố và phát triển các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả, các tập đoàn, tổng công ty có thương hiệu tốt. Làm rõ, tránh đồng nhất việc cơ cấu lại là thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp.