Quản lý nợ công sẽ đối mặt với nhiều thách thức

TRÍ MINH |

Ngày 18.8, Bộ Tài chính cho biết, vừa có phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức đánh giá giữa kỳ kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm, giai đoạn 2021-2025.

Cụ thể, theo ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), nhìn lại giai đoạn 2021-2023, công tác quản lý nợ công đã đạt được một số kết quả nổi bật: An toàn nợ công được đảm bảo trong phạm vi mức trần, ngưỡng cảnh báo được Quốc hội phê duyệt, ước đến cuối năm 2023, nợ công/GDP khoảng 40-41%, nợ Chính phủ/GDP khoảng 37-38%, nợ Chính phủ bảo lãnh/GDP khoảng 3-4%, nợ chính quyền địa phương/GDP dưới 1%; Đảm bảo huy động vốn vay cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển; Thực hiện thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn, góp phần cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia.

Đặc biệt, năm 2022, trong bối cảnh nhiều quốc gia bị hạ bậc tín nhiệm, Việt Nam được 2 tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s và S&P nâng hạng tín nhiệm quốc gia, tổ chức Fitch giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm.

Ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại. Ảnh: Bộ Tài chính.
Ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại. Ảnh: Bộ Tài chính.

Đây là những tín hiệu tích cực, khẳng định sự đánh giá cao của các tổ chức quốc tế về khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam và khả năng tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn, hành động, chính sách kịp thời, hiệu quả của Chính phủ.

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia từ WB đều chung quan điểm cho rằng, công tác quản lý nợ công tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi cần có một chiến lược quản lý nợ công toàn diện.

Ông Andrea Coppola - Chuyên gia kinh tế trưởng WB tại Việt Nam ghi nhận tiến độ đạt được trong công tác quản lý nợ công của Việt Nam trong thời gian qua và cho rằng, Việt Nam đã có những cải cách quan trọng về quản lý nợ công, trong đó bao gồm tăng cường khung pháp lý, quản lý thể chế liên quan quản lý nợ công.

Đại diện WB nhìn nhận, thời gian tới, Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức do độ mở nền kinh tế cao nên dễ chịu tác động từ cú sốc bên ngoài; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường gây sức ép lên tài chính ngân sách.

Mặt khác, Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình, trong thời gian tới, khoản vay ODA sẽ tiến tới kết thúc, tỷ trọng vay ưu đãi và vay theo điều kiện thị trường tăng, dẫn đến chi phí vay vốn tăng lên, đặc biệt trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn duy trì ở mức cao...

Một thách thức khác là công tác tổ chức quản lý nợ tại Việt Nam còn nhiều phân tán, trong khi một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia đã thiết lập ra cơ quan quản lý nợ trong đó ra quyết định nợ dựa trên phân tích danh mục nợ, chi phí và rủi ro. Do đó, cải cách thể chế sẽ tạo điều kiện cho công tác huy động nợ, trên cơ sở đó hỗ trợ phát triển thị trường trong nước hiệu quả, góp phần quản lý ngân sách hiệu quả.

Phía Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, trong thời gian tới, Bộ Tài chính đã đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nhằm triển khai hiệu quả kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2024-2025, như: Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý ngân sách nhà nước, đầu tư công, đồng bộ với hoàn thiện khuôn khổ quản lý nợ công; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công để nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn; tiếp tục nghiên cứu để phát triển đa dạng sản phẩm, hàng hóa trên thị trường trái phiếu Chính phủ, phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư,...

TRÍ MINH
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 458/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023 và Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2023-2025.

Chưa cần thiết nâng trần nợ công

Cao Nguyên |

Theo quy định hiện nay, trần nợ công hằng năm không được vượt quá 60% GDP, ngưỡng cảnh báo là 55% GDP. Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, nền kinh tế cần thêm các gói hỗ trợ từ Chính phủ nên có nhiều ý kiến đề xuất tăng trần nợ công lên mức 65%. Nhưng thực tế, hiện nay nợ công vẫn còn cách ngưỡng an toàn khoảng 16% GDP nếu tính theo GDP mới năm 2020, vì vậy, có nâng trần nợ công hay không là một phương án cần phải tính toán.

Loại bỏ các dự án không cần thiết, kém hiệu quả, đảm bảo an toàn nợ công

Ái Vân |

Kiên quyết loại bỏ các dự án không thật sự cần thiết, kém hiệu quả; đảm bảo an toàn nợ công... là một trong những nội dung chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ.

Các quan chức nhận "cảm ơn" trăm nghìn USD và hàng tỉ đồng từ Việt Á thế nào?

Việt Dũng |

Trong đại án Việt Á, Cơ quan Cảnh sát điều tra cáo buộc, cựu trợ lý Phó Thủ tướng, cựu Thư ký Bộ trưởng, người được cảm ơn 200.000 USD, người được tặng tiền tỉ để thanh toán việc mua siêu xe.

Tô phở dát vàng gần 4 triệu đồng ở TPHCM đắt hay rẻ?

Như Quỳnh - Anh Tú |

Phở dát vàng ở TPHCM gây xôn xao thời gian qua khi nhiều ý kiến nhìn nhận đây là cơ hội nâng tầm ẩm thực Việt, số khác cho rằng giá quá đắt.

Resort được tháo dỡ, biển Nha Trang trở nên thông thoáng

Hữu Long |

Nha Trang - Khu nghỉ dưỡng Ana Mandra (resort Ana Mandara) trên đường Trần Phú đã được tháo dỡ. Riêng phần đất của dự án hiện hữu sẽ được phục vụ công cộng. Sau khoảng thời gian chủ đầu tư tháo dỡ các công trình chắn biển, đến nay hiện trạng nơi đây trở nên thông thoáng.

Bờ biển dài vẫn phải nhập khẩu muối do không thực hiện đúng quyết định của Thủ tướng

Phan Anh - Kim Khánh |

Dù có đường bờ biển dài nhưng mỗi năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu từ 500-600.000 tấn muối. Diện tích làm muối của nước ta cũng giảm nhanh chóng qua các năm.

Vì sao đại án Việt Á có 38 người bị đề nghị truy tố?

Việt Dũng |

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an trong bản kết luận có nêu việc không xử lý với một số cá nhân có hành vi vi phạm liên quan đến đại án Việt Á, cũng như việc tách hồ sơ, để làm rõ tiếp các sai phạm.

Thủ tướng phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 458/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023 và Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2023-2025.

Chưa cần thiết nâng trần nợ công

Cao Nguyên |

Theo quy định hiện nay, trần nợ công hằng năm không được vượt quá 60% GDP, ngưỡng cảnh báo là 55% GDP. Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, nền kinh tế cần thêm các gói hỗ trợ từ Chính phủ nên có nhiều ý kiến đề xuất tăng trần nợ công lên mức 65%. Nhưng thực tế, hiện nay nợ công vẫn còn cách ngưỡng an toàn khoảng 16% GDP nếu tính theo GDP mới năm 2020, vì vậy, có nâng trần nợ công hay không là một phương án cần phải tính toán.

Loại bỏ các dự án không cần thiết, kém hiệu quả, đảm bảo an toàn nợ công

Ái Vân |

Kiên quyết loại bỏ các dự án không thật sự cần thiết, kém hiệu quả; đảm bảo an toàn nợ công... là một trong những nội dung chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ.