Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam áp dụng hiệu quả tín dụng chính sách

Minh Ngọc |

Câu chuyện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giảm nghèo bền vững là một hành trình gian nan và tâm huyết của các cấp ủy chính quyền địa phương, cùng sự chung tay, đồng lòng của hệ thống chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam trong chặng đường phát triển 20 năm qua.

Động lực thoát nghèo bền vững

Việc phát triển kinh tế ở xã Trà Tân (huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) là “bài toán” khó khăn khi giao thông chưa thuận tiện, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại đây vẫn đang còn duy trì tập quán “tự cung, tự cấp”, tập trung sản xuất với quy nhỏ.

Công việc hỗ trợ người dân giảm nghèo của NHCSXH tỉnh Quảng Nam vì thế chỉ có thể thực hiện hiệu quả với việc phát huy tốt phương thức quản lý vốn riêng có, với sự vào cuộc của 4 tổ chức chính trị - xã hội cùng các tổ tiết kiệm và vay vốn và hệ thống điểm giao dịch cấp xã. Đặc biệt từ sau khi Chỉ thị số 40-CT/TW đi vào đời sống đã tạo động lực mới cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Ông Đinh Văn Hoàng - Tổ trưởng Tổ tiết tiết kiệm thôn 1 (xã Trà Tân) cho biết, thôn 1 những năm 2000 có 100 % là hộ nghèo, trong đó 85% gia đình thiếu đói giáp hạt. Bản thân ông cũng từng là hộ nghèo trước năm 2008, cho đến khi ông được chính quyền và NHCSXH huyện Bắc Trà My cho vay vốn chính sách để trồng keo, chăn nuôi bò.

Theo ông Hoàng, con đường giảm nghèo này không dễ dàng khi phải trải qua cả chục năm với nhiều vòng quay từ vốn vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, rồi đến hộ mới thoát nghèo. Chính từ sự trải nghiệm và thấu hiểu đó nên khi nhận bàn giao vị trí Tổ trưởng Tổ tiết kiệm vay vốn, công tác tuyên truyền và vận động người nghèo và đối tượng chính sách khác tham gia vay vốn làm kinh tế luôn được ông Hoàng đặt lên hàng đầu.

Đến nay, tổ tiết kiệm và vay vốn thôn 1 đã có 75% hộ thoát nghèo và không phát sinh hộ tài nghèo. Nhiều hộ nghèo đã ổn định kinh tế, là tấm gương vượt khó điển hình của xã.

Các chương trình tín dụng chính sách kịp thời giải ngân đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ SXKD của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Minh Ngọc
Các chương trình tín dụng chính sách kịp thời giải ngân đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ SXKD của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Minh Ngọc
Không chỉ mở rộng con đường giảm nghèo về kinh tế, sự hoàn thiện dần của các chính sách tín dụng cũng đã giúp những người dân yếu thế mở ra con đường thoát nghèo bằng tri thức cho con cái mình.

Bà Dương Thị Phượng (thôn Xuân Điền, xã Tam Phước, huyện Phú Ninh) luôn biết ơn Đảng, Nhà nước, NHCSXH, chính quyền địa phương đã giúp gia đình bà tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ để nuôi 5 người con học đại học, trở thành người có ích cho xã hội.

Tập trung nguồn lực thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách

Trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 vừa qua, chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam cũng đã nhanh chóng giải ngân các nguồn vốn hỗ trợ khôi phục sản xuất đã góp phần tạo việc làm, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương. Cơ sở chế biến trà nhài Best One của chị Bùi Thị Tuyết Nhung (phường An Phú, TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) cũng là một điểm sáng khi ra đời vào tháng 9.2019 trước thời gian dịch COVID-19 bùng phát không lâu.

Được NHCSXH TP.Tam Kỳ xem xét cho vay 100 triệu đồng theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, cơ sở chị Nhung đã có thêm nguồn lực tài chính, không bị gián đoạn sản xuất trong giai đoạn dịch bệnh, tạo việc làm cho 8 lao động thường xuyên với thu nhập ổn định 5,5 triệu đồng/người/tháng, chưa kể việc tạo thu nhập cho nông dân ở vùng nguyên liệu.

Những minh chứng trên chính là điểm nhấn nổi bật trong hành trình 20 năm đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách khác của chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam. Từ 2 chương trình tín dụng ban đầu nhận bàn giao năm 2003, đến nay, chi nhánh NHCSXH tỉnh đã và đang triển khai thực hiện 19 chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh, với hơn 805 nghìn lượt hộ vay vốn, doanh số cho vay đạt trên 17 nghìn tỉ đồng.

Đặc biệt, nguồn vốn chính sách này đã giúp đỡ gần 8 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo, thu hút, tạo việc làm cho gần 243 nghìn lao động (gần 3 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài), tạo điều kiện cho hơn 114 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, xây dựng hơn 251 nghìn công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, hơn 20 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo, hỗ trợ xây dựng hơn 1 nghìn căn nhà ở xã hội theo Nghị định 100/NĐ-CP.

Từ đó, góp phần quan trọng vào việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững của tỉnh, góp phần giảm số xã thuộc vùng khó khăn từ 116 xã vào cuối năm 2007 xuống còn 59 xã, giảm tỉ lệ hộ nghèo giai đoạn 2001 - 2005 từ 23,27% xuống 10,94%, giai đoạn 2005 - 2010 từ 30,29% xuống 12,21%, giai đoạn 2011 - 2015 từ 24,18% xuống 10,03%, giai đoạn 2016 - 2021 giảm từ 12,9% xuống còn 4,4% cuối năm 2021. Mặc dù, tỉ lệ hộ nghèo cuối năm 2021 chỉ còn 4,4%, song thực tế cho thấy, phần đông các hộ nghèo này thuộc lõi nghèo, tập trung phần lớn ở các huyện miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số.

Nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW đến nay là hơn 413 tỉ đồng, nâng tổng nguồn vốn ủy thác địa phương đến nay đạt hơn 487 tỉ đồng. Cùng với nguồn đối ứng từ NHCSXH vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm, duy trì và mở rộng việc làm các đối tượng thụ hưởng, nhất là người lao động tại các xã ra khỏi vùng khó khăn, phụ nữ khởi nghiệp, thanh niên lập nghiệp...

Để giải quyết vấn đề này, chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam đã đặt mục tiêu cho giai đoạn tới, đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được vay vốn các chương trình tín dụng chính sách và tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ NHCSXH cung cấp.

Qua đó phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ bình quân từ 8 - 10%/năm, tiếp tục tham mưu cấp ủy chính quyền địa phương chuyển vốn ủy thác qua NHCSXH tăng tối thiểu 20%. Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam cũng đề nghị Chính phủ quan tâm cân đối nguồn vốn phù hợp, đáp ứng đủ để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách liên quan đến các chương trình mục tiêu quốc gia, xem xét ban hành cơ chế tín dụng đối với hộ có mức sống trung bình, nhằm góp phần tạo điều kiện cho đối tượng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi phát triển kinh tế, ổn định đời sống, quan tâm cân đối, bổ sung nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng cho NHCSXH theo kế hoạch xây dựng, nhất là chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm.

Minh Ngọc
TIN LIÊN QUAN

20 năm làm tín dụng chính sách xã hội bằng cả trái tim

Thái Hòa |

20 năm mang nguồn vốn ưu đãi đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là hành trình đầy gian khó, thấm đẫm những giọt mồ hôi của hàng nghìn lượt cán bộ, nhân viên, người lao động trong hệ thống.

Hà Nội: Hàng nghìn hộ thoát nghèo nhờ vốn tín dụng chính sách xã hội

Hà Thái |

20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, hàng nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Cần có đột phá mới trong triển khai tín dụng chính sách

Văn Hưng Yên |

Trong giai đoạn 2016 – 2021, tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đã đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn đặc biệt tập trung ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Nguồn vốn đã trở thành chủ công hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đạt hiệu quả cao. Hoạt động này có ý nghĩa sâu sắc về mặt kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2021 của các tỉnh đặc biệt khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

20 năm làm tín dụng chính sách xã hội bằng cả trái tim

Thái Hòa |

20 năm mang nguồn vốn ưu đãi đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là hành trình đầy gian khó, thấm đẫm những giọt mồ hôi của hàng nghìn lượt cán bộ, nhân viên, người lao động trong hệ thống.

Hà Nội: Hàng nghìn hộ thoát nghèo nhờ vốn tín dụng chính sách xã hội

Hà Thái |

20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, hàng nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Cần có đột phá mới trong triển khai tín dụng chính sách

Văn Hưng Yên |

Trong giai đoạn 2016 – 2021, tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đã đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn đặc biệt tập trung ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Nguồn vốn đã trở thành chủ công hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đạt hiệu quả cao. Hoạt động này có ý nghĩa sâu sắc về mặt kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2021 của các tỉnh đặc biệt khu vực miền Trung và Tây Nguyên.