Cần chính sách hỗ trợ dài hạn và công bằng cho các hãng bay Việt

Đặng Tiến |

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, năm 2021 dự báo doanh thu các hãng hàng không Việt Nam vẫn tiếp tục giảm sâu và đối diện nguy cơ cạn kiệt dòng tiền. Nhiều chuyên gia cho rằng, cần có chính sách hỗ trợ dài hạn và công bằng cho các hãng hàng không thay vì các gói hỗ trợ ngắn hạn, quy mô nhỏ.

Nên có sự công bằng giữa các hãng bay

Mặc dù được đánh giá là quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh, nhưng trước nguy cơ tiềm ẩn của COVID-19, các hãng hàng không Việt Nam vẫn vô cùng thận trọng trong các hoạt động vận chuyển. Và nhu cầu đi lại của người dân hồi phục nhanh chóng sau mỗi đợt dịch bệnh nhưng việc đóng băng mạng bay quốc tế, trong khi mạng bay nội địa hoạt động cầm chừng để theo dõi diễn biến của dịch bệnh, đã khiến cho thị trường hàng không Việt rơi vào tình trạng thừa cung ứng.

Tính đến hiện tại, tổng số tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam là khoảng 230 tàu, tăng 24 tàu so với năm 2019, tương ứng tăng khoảng 10% đội tàu bay.

Tổng số ghế cung ứng trong tháng 4.2021 ước tính bằng 137% so cùng kỳ 2019, trong khi đó sức mua (tổng doanh thu của thị trường) ước tính chỉ bằng 76% so với năm 2019.

Theo tính toán của các chuyên gia trong ngành, toàn ngành hàng không đang dư thừa xấp xỉ 58 tàu bay, chiếm 26% tổng số máy bay các hãng. Để duy trì hoạt động các hãng bay Việt đã tập trung khai thác tối đa thị trường nội địa. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, hiệu quả khai thác giảm sút, nguồn lực dư thừa nên hiệu quả vận tải hành khách của các hãng đều có xu hướng lỗ, doanh thu trung bình sụt giảm.

Mới đây, văn bản của Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA) gửi Bộ KHĐT cho hay, khi Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) sau khi được Chính phủ cấp gói hỗ trợ tín dụng đã có tác động tốt tới hoạt động của VNA.

Theo đại diện VABA, với chính sách giảm 50% giá, phí dịch vụ cất hạ cánh, điều hành đi và đến với các hãng hàng không, riêng VNA đã giảm được 155 tỉ đồng. Chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu hàng không cũng đã giúp hãng giảm chi phí 164 tỉ đồng.

Dự kiến năm 2021, chi phí được giảm bớt theo quy định hiện hành là khoảng 430 tỉ đồng. Cùng đó, với Bamboo Airways, tổng số tiền mà hãng được hưởng từ các khoản giảm trừ này là 120 tỉ đồng (chiếm khoảng 1,4% tổng chi phí hoạt động của hãng của năm 2020). Chính sách tái cơ cấu nợ cũng liên quan tới trị giá tín dụng ở quy mô hạn chế và mức giảm lãi suất khá thấp với Bamboo Airways là 0,5-1% và thời gian áp dụng 6 tháng.

Theo đó, VABA đề nghị Chính phủ tiếp tục mở rộng hình thức hỗ trợ này cho các hãng hàng không như Vietjet đề nghị được vay tín dụng 4.000-5.000 tỉ đồng trong 3 năm (2021-2023) và được hỗ trợ lãi suất khoảng 4% cho khoản này; Bamboo Airways đề nghị được vay dài hạn 5.000 tỉ đồng với lãi suất ưu đãi dưới hình thức tái cấp vốn lãi suất 0% và 5.000 tỉ đồng vay dài hạn khác từ các ngân hàng thương mại với lãi suất được hỗ trợ.

VABA cũng kiến nghị Chính phủ tiếp tục giảm sâu hơn thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay xuống mức 900-1.000 đồng/lít; gia hạn thời hạn nộp các loại thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập cá nhân… giảm 50% mức giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay và giá dịch vụ điều hành bay đi, đến đối với các chuyến bay nội địa từ tháng 10.2020 cho đến hết tháng 12.2021, áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng đối với các dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá từ tháng 10.2020 đến hết tháng 12.2021…

Đòn bẩy từ Chính phủ

Việc dư thừa nguồn lực kéo theo sự cạnh tranh gay gắt giữa các hãng bằng hình thức giảm giá, phá giá và bán dưới giá thành để thu hút khách, giành thị phần.

Theo báo cáo, giá vé bình quân của các hãng hàng không trong tháng 4.2021 chỉ bằng 55% cùng kỳ 2019. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ khiến các hãng hàng không của Việt Nam tiếp tục lâm vào tình cảnh thua lỗ trầm trọng trong hoạt động vận tải hàng không, suy giảm sức khoẻ tài chính, giảm dần khả năng cạnh tranh đặc biệt với các hãng hàng không nước ngoài và đe dọa sự phát triển bền vững của ngành, đồng thời tạo ra sự phát triển mất cân đối giữa ngành hàng không và các ngành vận tải khác.

Tại Việt Nam, ngành hàng không đóng góp vai trò kết nối giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới, trong đó ngành du lịch đóng góp 8,8% GDP của quốc gia.

Tại Việt Nam, các hỗ trợ của Chính phủ đối với ngành hàng không bao gồm: Chính sách giảm 50% giá cất cánh, hạ cánh tàu bay và giá dịch vụ điều hành bay đi, đến đối với các chuyến bay nội địa; Áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay bằng 70% mức thuế quy định và tiếp tục gia hạn cho đến năm 2021; Áp dụng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cơ cấu lại thời hạn trả nợ vay, miễn giảm lãi phí vay, tháo gỡ các khó khăn về vốn…

Căn cứ các nghị quyết về những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho VNA của Quốc hội và Chính phủ, trong đó Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng (TCTD) cho VNA vay.

Theo đó, tổng số tiền tái cấp vốn đối với TCTD tối đa là 4.000 tỉ đồng. Lãi suất tái cấp vốn 0%/năm, áp dụng đối với thời hạn tái cấp vốn và thời hạn gia hạn tái cấp vốn. Lãi suất tái cấp vốn đối với nợ quá hạn bằng 150% lãi suất tái cấp vốn do NHNN công bố trong từng thời kỳ tại thời điểm khoản tái cấp vốn chuyển nợ quá hạn; không tính lãi đối với nợ quá hạn.

Theo ông Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, việc Quốc hội ban hành nghị quyết cho VNA được vay 4.000 tỉ đồng, lãi suất ưu đãi 4%/năm theo chính sách tái cấp vốn của NHNN, thông qua một tổ chức tín dụng của Nhà nước và đồng ý để VNA phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn thêm 8.000 tỉ đồng, giao Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) mua cổ phần thuộc quyền mua của Nhà nước là cơ chế bình thường.

Theo ông Kiên, VNA có 86% vốn nhà nước, tài sản là của toàn dân, Chính phủ có trách nhiệm quản lý và sử dụng tài sản có hiệu quả. Bất kỳ một doanh nghiệp nào gặp khó khăn thì chủ sở hữu cũng phải cứu doanh nghiệp của mình, khác với các chính sách hỗ trợ chung cho toàn ngành.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Cảng hàng không Nội Bài: Siết quy định, hành khách vẫn chủ quan với dịch

Đặng Tiến - Đình Hải |

Dù Cảng hàng không quốc tế Nội Bài yêu cầu tất cả hành khách phải thực hiện đeo khẩu trang, khai báo y tế trực tuyến và đo thân nhiệt trước khi làm thủ tục lên tàu bay, tuy nhiên vẫn nhiều hành khách vẫn chủ quan không đeo khẩu trang khi vào khu vực hạn chế của sân bay.

Hàng không Việt chuẩn bị các đường bay quốc tế

Đặng Tiến |

Kế hoạch triển khai các chuyến bay quốc tế thường lệ có chở khách vào Việt Nam của Cục Hàng không được xây dựng trên cơ sở thực hiện “mục tiêu kép” và đáp ứng nhu cầu đi lại của công dân. Trong khi đó, phương án triển khai nhiệm vụ bay quốc tế đã được các hãng bay Việt lên kế hoạch kỹ lưỡng đến từng chi tiết.

Hàng không Việt Nam đối diện lỗ thêm 15.000 tỉ đồng

Minh Hạnh |

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, dự báo năm 2021, doanh thu các hãng hàng không Việt vẫn tiếp tục giảm sâu và đối diện nguy cơ cạn kiệt dòng tiền. Ước tính trong năm nay, các hãng hàng không Việt Nam có thể lỗ thêm 15.000 tỉ đồng.

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam: 40% lao động làm việc bán thời gian

Bảo Hân |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, hiện có 20% lao động tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương, 40% lao động làm việc bán thời gian.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Cảng hàng không Nội Bài: Siết quy định, hành khách vẫn chủ quan với dịch

Đặng Tiến - Đình Hải |

Dù Cảng hàng không quốc tế Nội Bài yêu cầu tất cả hành khách phải thực hiện đeo khẩu trang, khai báo y tế trực tuyến và đo thân nhiệt trước khi làm thủ tục lên tàu bay, tuy nhiên vẫn nhiều hành khách vẫn chủ quan không đeo khẩu trang khi vào khu vực hạn chế của sân bay.

Hàng không Việt chuẩn bị các đường bay quốc tế

Đặng Tiến |

Kế hoạch triển khai các chuyến bay quốc tế thường lệ có chở khách vào Việt Nam của Cục Hàng không được xây dựng trên cơ sở thực hiện “mục tiêu kép” và đáp ứng nhu cầu đi lại của công dân. Trong khi đó, phương án triển khai nhiệm vụ bay quốc tế đã được các hãng bay Việt lên kế hoạch kỹ lưỡng đến từng chi tiết.

Hàng không Việt Nam đối diện lỗ thêm 15.000 tỉ đồng

Minh Hạnh |

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, dự báo năm 2021, doanh thu các hãng hàng không Việt vẫn tiếp tục giảm sâu và đối diện nguy cơ cạn kiệt dòng tiền. Ước tính trong năm nay, các hãng hàng không Việt Nam có thể lỗ thêm 15.000 tỉ đồng.

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam: 40% lao động làm việc bán thời gian

Bảo Hân |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, hiện có 20% lao động tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương, 40% lao động làm việc bán thời gian.