Biến đổi khí hậu và an ninh lương thực trong thế kỷ 21

Thảo Phương |

Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến an ninh lương thực khiến con người và Trái đất lâm vào thế khó.

Trong khoảng 20 năm đầu của thế kỷ 21, tình trạng đói nghèo trên toàn thế giới vẫn đang nằm ở mức báo động. Năm 2021, Báo cáo Toàn cầu về Khủng hoảng Lương thực cho biết con người đang vượt qua tất cả kỷ lục trước đó theo chiều hướng tiêu cực.

Thực phẩm không được phân phối đồng đều khiến những khu vực nghèo nhất trên thế giới phải đối diện với thảm cảnh chết đói. Liên Hợp Quốc cảnh báo lượng người tử vong vì thiếu lương thực đang tăng lên khi năm 2022 ghi nhận khoảng 828 triệu người bị đói mỗi ngày.

Thiên tai, xung đột, nhiệt độ tăng cao là những vấn đề đáng báo động đối với an ninh lương thực. Giá các loại cây trồng và lúa mì đã tăng đáng kể và sẽ tiếp tục như vậy trong thời gian tới. Để ngăn chặn thảm họa lương thực toàn cầu, nhiều quốc gia đã chi hàng tỉ USD nhưng chỉ nhận về kết quả “quá muộn”.

 
Ước tính có khoảng 828 triệu người bị đói mỗi ngày trong năm 2021. Ảnh: AFP

COVID-19 tiếp tục làm trầm trọng thêm vấn đề, song ngay cả trước đại dịch, nghèo đói, xung đột, dân số gia tăng, bệnh tật và biến đổi khí hậu vẫn luôn là vấn đề chưa được giải quyết.

Theo báo cáo của IPCC (Uỷ ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu), đến năm 2050, sẽ có khoảng 183 triệu người trên bờ vực của nạn đói cấp tính.

Theo báo cáo tại Kenya, người dân nước này đã dùng toàn bộ tiền tiết kiệm cho chăn nuôi. Một người đàn ông cho biết hạn hán đã lấy đi tài sản của gia đình và phải mất nhiều năm để phục hồi. Chính vì vậy họ phải đảm bảo rằng đàn gia súc vẫn sống sót để cung cấp thức ăn.

Xung đột Nga - Ukraina, "mồi lửa" khiến Trái đất tệ hơn

Cuộc chiến tại Ukraina nổ ra đã gây ra lạm phát và mất an ninh lương thực, nhiều dạng thảm họa khí hậu cũng vì vậy mà xảy ra nhiều hơn.

Khi đối diện với khói lửa, nông dân Ukraina vẫn làm việc chăm chỉ bởi quốc gia của họ là nguồn cung cấp chính của ngũ cốc, dầu ăn và các mặt hàng thực phẩm khác cho phần còn lại của thế giới.

Tuy nhiên, xung đột kéo dài vẫn dẫn đến tình trạng an ninh lương thực nghiêm trọng hơn tại Ukraina. Theo đó, nhiều nông dân bị gián đoạn trong mùa trồng trọt nông nghiệp, họ bị phá hoại nhà cửa, tài sản sản xuất, đất nông nghiệp và đường sá.

 
Xung đột Nga - Ukraina khiến vấn đề an ninh lương thực trầm trọng hơn. Ảnh: AFP

Nga và Ukraina xuất khẩu khoảng một phần ba lượng lúa mì và lúa mạch của thế giới. Xung đột đã làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi nó ngăn chặn khoảng 20 triệu tấn ngũ cốc của Ukraina đến Trung Đông, Bắc Phi và một số khu vực của Châu Á.

Gần 90% lúa mì và các loại ngũ cốc khác từ các cánh đồng của Ukraina tới thị trường thế giới đã bị ảnh hưởng. Chi phí của sự gián đoạn chuỗi cung ứng làm chậm quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu. Một số nơi trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động, mạng lưới giao thông tiếp tục bị trì hoãn.

Làm thế nào để ngăn chặn mối đe dọa?

Theo các tổ chức môi trường, Chính phủ nên đánh thuế đối với nhiều doanh nghiệp phát thải carbon để nâng cao nhận thức về vấn khí hậu. Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo và duy trì an ninh lương thực, dinh dưỡng cho mọi đối tượng.

 
Nhiều giải pháp được đề ra nhưng hậu quả tiêu cực vẫn tiếp diễn. Ảnh: AFP

Thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp và hệ thống an ninh lương thực đòi hỏi các khoản đầu tư, chính sách và thể chế phù hợp ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối với những người nông dân, thực hành canh tác thương mại cần hạn chế bởi nó mang lại hậu quả khắc nghiệt đối với môi trường.

Thảo Phương
TIN LIÊN QUAN

Những con số dự đoán về khí hậu trong năm 2023

Thảo Phương |

Tiếp tục ghi nhận kỷ lục về nhiệt độ, sự tăng lên của khí thải hay những dự án tái tạo năng lượng là những vấn đề liên quan đến khí hậu trong năm 2023.

5 đột phá về khí hậu toàn cầu trong năm 2022

Thanh Hà |

Khi năm 2022 khép lại, một lộ trình rõ ràng về khí hậu đã xuất hiện, những đột phá chính sách mới có khả năng mở ra những tiến bộ to lớn trong nỗ lực làm chậm và đảo ngược lại vấn đề nóng lên toàn cầu.

JETP khẳng định nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu

Thanh Hà |

Việc thông qua Thỏa thuận Đối tác về Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) khẳng định cam kết mạnh mẽ, nhất quán và nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Những con số dự đoán về khí hậu trong năm 2023

Thảo Phương |

Tiếp tục ghi nhận kỷ lục về nhiệt độ, sự tăng lên của khí thải hay những dự án tái tạo năng lượng là những vấn đề liên quan đến khí hậu trong năm 2023.

5 đột phá về khí hậu toàn cầu trong năm 2022

Thanh Hà |

Khi năm 2022 khép lại, một lộ trình rõ ràng về khí hậu đã xuất hiện, những đột phá chính sách mới có khả năng mở ra những tiến bộ to lớn trong nỗ lực làm chậm và đảo ngược lại vấn đề nóng lên toàn cầu.

JETP khẳng định nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu

Thanh Hà |

Việc thông qua Thỏa thuận Đối tác về Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) khẳng định cam kết mạnh mẽ, nhất quán và nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu.