Bộ Tài chính không đồng tình việc cùng chịu trách nhiệm điều chỉnh giá điện với Bộ Công Thương

Cường Ngô |

Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về điện lực, trong đó có giá điện nên Bộ Tài chính đề nghị không quy định trách nhiệm về phối hợp rà soát khi điều chỉnh giá mặt hàng này.

Góp ý với Bộ Công Thương về dự thảo sửa đổi Quyết định 24 về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Tài chính cho biết, Bộ Công Thương cần xác định rõ chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền của hai bộ trong thực hiện cơ chế điều chỉnh giá điện.

Theo Luật Giá và Luật Điện lực, Bộ Công Thương là đơn vị có trách nhiệm quản lý Nhà nước về hoạt động điện lực, trong đó có giá điện. Cụ thể, Bộ Công Thương chủ trì xây dựng khung giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh, cơ cấu biểu giá; khung giá phát điện, giá bán buôn, truyền tải, dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, phí điều độ vận hành hệ thống điện và phí điều hành giao dịch thị trường điện lực.

Vì thế, cơ quan ngành tài chính chỉ là đơn vị phối hợp trong những trường hợp có biến động bất thường hoặc tác động lớn tới kinh tế. Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương không quy định trách nhiệm phối hợp rà soát khi điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.

Đồng thời, Bộ Công Thương cần chủ động rà soát và có ý kiến với phương án giá bán lẻ điện bình quân do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trình.

Cụ thể, theo dự thảo sửa đổi Quyết định 24 do Bộ Công Thương chủ trì, Bộ Tài chính có trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát với báo cáo tăng, giảm giá của EVN nếu giá bình quân biến động 3-5% và từ 5 đến dưới 10%.

Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 10% trở lên so với giá hiện hành hoặc ngoài khung giá, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, Bộ Tài chính đề nghị quy định theo hướng Bộ Công Thương tiếp nhận, rà soát phương án giá và gửi lấy ý kiến cơ quan ngành tài chính, các đơn vị liên quan.

Ngoài ra, Bộ Tài chính góp ý dự thảo không nên quy định chi tiết các nội dung mang tính chất chuyên môn, như tham gia họp, báo cáo, chủ động có ý kiến gửi cơ quan chủ trì về phương án giá bán lẻ điện bình quân hàng năm.

Hiện Bộ Công Thương đang dự thảo lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan trong dự thảo quyết định thay thế Quyết định số 24 về cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân của Bộ Công Thương vừa gửi Bộ Tư pháp.

Cụ thể, công thức tính giá bán lẻ cho phép thu hồi khoản lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh điện, bao gồm: Chênh lệch tỉ giá trong thực hiện hợp đồng mua bán điện; lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh điện; các chi phí khác chưa được tính vào giá bán lẻ điện nhưng được xác định trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

Theo báo cáo sau kiểm toán, tổng số lỗ năm 2022 của công ty mẹ EVN là hơn 26,5 nghìn tỉ đồng. Kết quả kinh doanh hợp nhất, EVN lỗ 20,7 nghìn tỉ đồng.

Đưa ra đề xuất trên, Bộ Công Thương phân tích, mức điều chỉnh giá điện (tăng 3% từ ngày 4.5) chưa đủ thu hồi chi phí đầu vào hình thành giá, do đó, khoản lỗ năm 2022 và các chi phí khác sẽ tiếp tục bị dồn tích lại trong năm 2023.

Trong khi đó, Quyết định số 24 lại chưa quy định cụ thể về việc xem xét giá thành thực tế sản xuất kinh doanh điện trong tính toán giá điện kế hoạch.

"Điều này gây khó khăn cho EVN trong việc thu hồi chi phí, bù đắp lỗ của năm quá khứ. Việc này phần nào ảnh hưởng đến khả năng phát triển và bảo toàn vốn Nhà nước của EVN nếu hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài", Bộ Công Thương cho hay.

Vì vậy, căn cứ quy định hiện hành tại Luật Giá, Bộ này cho rằng: Giá điện cần đảm bảo bù đắp đủ chi phí thực tế và có lợi nhuận hợp lý.

Tức là, cần hiệu chỉnh công thức tính giá bán điện bình quân để làm rõ hơn yếu tố gắn với giá thành sản xuất kinh doanh điện.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Nếu giao quyền cho EVN điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần thì cần minh bạch

Cường Ngô |

Việc rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện tối thiểu từ 6 tháng xuống 3 tháng một lần theo Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là để "phản ánh kịp thời biến động đầu vào, tránh giật cục". Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, để tránh lạm quyền, cần thành lập Hội đồng năng lượng độc lập, ngoài EVN nhằm đánh giá giá nhiên liệu đầu vào để điều chỉnh đầu ra.

Điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần: Phải công khai, minh bạch, tránh lạm quyền

Cường Ngô |

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, rút ngắn chu kỳ điều chỉnh tối thiểu từ 6 tháng xuống 3 tháng một lần để giá điện phản ánh kịp thời biến động đầu vào, tránh giật cục. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, để tránh lạm quyền, cần thành lập Hội đồng năng lượng độc lập, ngoài EVN nhằm đánh giá nhiên liệu đầu vào để điều chỉnh đầu ra.

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần là phù hợp

PHẠM ĐÔNG |

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, đề xuất điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần thay vì 6 tháng/lần như hiện nay là phù hợp với quy định trong Quyết định 24/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

CDC Nghệ An thực chất nhận bao nhiêu tiền phần trăm từ Việt Á?

Việt Dũng |

Trong hai khoản tiền hơn 1,2 tỉ và hơn 2 tỉ đồng nhận từ Việt Á, lần đầu nữ nhân viên công ty này chỉ đưa cho CDC Nghệ An 750 triệu đồng, còn lần thứ hai cán bộ CDC khai chỉ nhận được 1,4 tỉ đồng.

Xây quán bar không phép trên đồi Pháo Thủ giữa lòng TP Bắc Ninh

Trần Tuấn |

Công ty TNHH Tập đoàn Quốc tế Phượng Hoàng vừa bị UBND thành phố Bắc Ninh xử phạt 130 triệu đồng vì đã tổ chức xây dựng quán bar trên đồi Pháo Thủ khi chưa có giấy phép xây dựng.

4 lần đôn đốc, doanh nghiệp vẫn trây ì tiến độ khiến người dân khổ sở

Lam Thanh |

Thái Nguyên - Cầu tràn Chùa Thông nối giữa xã Bình Sơn và phường Châu Sơn (TP Sông Công) bị chậm tiến độ nhiều tháng nay khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

Chợ chim trời tồn tại hàng chục năm ở Quảng Ngãi

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Tình trạng buôn bán chim trời tồn tại ở TP Quảng Ngãi hàng chục năm. Chim trời bị tận diệt, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái, đa dạng sinh học…

Tai nạn giao thông tăng trong ngày đầu nghỉ lễ Quốc khánh 2.9

Việt Dũng |

Ngày đầu nghỉ lễ Quốc khánh 2.9, lực lượng chức năng ghi nhận, trên toàn quốc đã xảy ra 27 vụ tai nạn giao thông, làm chết 17 người, bị thương 18 người.

Nếu giao quyền cho EVN điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần thì cần minh bạch

Cường Ngô |

Việc rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện tối thiểu từ 6 tháng xuống 3 tháng một lần theo Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là để "phản ánh kịp thời biến động đầu vào, tránh giật cục". Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, để tránh lạm quyền, cần thành lập Hội đồng năng lượng độc lập, ngoài EVN nhằm đánh giá giá nhiên liệu đầu vào để điều chỉnh đầu ra.

Điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần: Phải công khai, minh bạch, tránh lạm quyền

Cường Ngô |

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, rút ngắn chu kỳ điều chỉnh tối thiểu từ 6 tháng xuống 3 tháng một lần để giá điện phản ánh kịp thời biến động đầu vào, tránh giật cục. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, để tránh lạm quyền, cần thành lập Hội đồng năng lượng độc lập, ngoài EVN nhằm đánh giá nhiên liệu đầu vào để điều chỉnh đầu ra.

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần là phù hợp

PHẠM ĐÔNG |

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, đề xuất điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần thay vì 6 tháng/lần như hiện nay là phù hợp với quy định trong Quyết định 24/2017 của Thủ tướng Chính phủ.