Nếu giao quyền cho EVN điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần thì cần minh bạch

Cường Ngô |

Việc rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện tối thiểu từ 6 tháng xuống 3 tháng một lần theo Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là để "phản ánh kịp thời biến động đầu vào, tránh giật cục". Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, để tránh lạm quyền, cần thành lập Hội đồng năng lượng độc lập, ngoài EVN nhằm đánh giá giá nhiên liệu đầu vào để điều chỉnh đầu ra.

Thống nhất về biên độ điều chỉnh tăng giảm và thẩm quyền

EVN vừa có góp ý về dự thảo quyết định thay thế Quyết định 24 của Thủ tướng, quy định về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.

Theo đó, EVN thống nhất phương án Bộ Công Thương đưa ra, đó là giá bán điện bình quân được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu. Chi phí này bao gồm khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện.

Cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân sẽ có tăng, có giảm với biên độ được quy định rõ ràng. Cụ thể, trường hợp giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá, EVN sẽ giảm giá bán ở mức tương ứng, lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.

Trường hợp tăng giá sẽ được áp dụng khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên. Tuy nhiên, thẩm quyền điều chỉnh tăng giá sẽ căn cứ vào mức độ tăng của giá bán điện bình quân.

Cụ thể, nếu giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá, EVN sẽ được quyền điều chỉnh tăng ở mức tương ứng. Sau khi tăng, EVN sẽ lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát.

Nếu giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, Bộ Công Thương sẽ có thẩm quyền quyết định khi nhận đủ hồ sơ phương án giá của EVN.

EVN đồng ý phương án điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần. Ảnh: EVN
EVN đồng ý phương án điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần. Ảnh: EVN

Còn với trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc điều chỉnh ngoài khung giá quy định, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng xem xét, cho ý kiến.

Phải minh bạch, tránh độc quyền

Trao đổi với Lao Động về vấn đề này, chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình cho rằng, tuy đề xuất thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện 3 tháng là theo đúng cơ chế thị trường, nhưng hiện Quyết định 24 của Chính phủ ban hành từ năm 2017 cho phép thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 6 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất cũng chưa thực hiện được vì Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không dám tự điều chỉnh giá điện.

“Về mặt thị trường điện, trong khối ASEAN, số quốc gia điều chỉnh giá điện từ 3-4 tháng chiếm số lượng nhiều nhất. Điều chỉnh giá điện 3 tháng cũng được, nhưng vấn đề đặt ra là phải làm sao để công khai, minh bạch, tránh tình trạng lạm quyền.

Để làm được điều đó, theo tôi, phương án tốt nhất là Việt Nam nên thành lập Hội đồng năng lượng độc lập, ngoài EVN nhằm đánh giá giá nhiên liệu đầu vào để điều chỉnh đầu ra.

Tôi nghĩ rằng, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương nên làm việc, mời thêm những chuyên gia đầu ngành về năng lượng và giá do Chính phủ chỉ định, để quyết định việc điều chỉnh giá điện. Trường hợp, nếu giá than biến động mạnh thì có thể điều chỉnh 3 tháng một lần, còn không thì điều chỉnh 6 tháng 1 lần để tránh giật cục”, chuyên gia Đào Nhật Đình nói.

Bên cạnh đó, theo chuyên gia Đào Nhật Đình, khi điều chỉnh giá điện, cần lấy giá nguyên liệu để làm chuẩn. Ví dụ như Singapore lấy giá gas (xuất ở cảng Singapoore) làm chuẩn, ở Thái Lan do Nhà Vua chỉ định nhưng cũng lấy giá gas làm chuẩn.

Còn ở Việt Nam, tính chất nguyên liệu có đặc thù khác, do vậy, cần lấy giá than của Indonesia làm chuẩn. Than của Indonesia là than nhiệt (phù hợp với nhiệt điện ở Việt Nam), còn than của Austrailia chủ yếu là than đá, không phù hợp với nhiệt điện ở Việt Nam.

“Việc điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần không nhất thiết phải điều chỉnh toàn bộ bảng giá mà có thể đặt ra phụ trợ nhiên liệu, khi nào giá than tăng thì giá điện cũng tăng theo và ngược lại, khi giá than giảm thì giá điện cũng phải giảm theo”, ông Đào Nhật Đình nói.

Nói với Lao Động, PGS.TS kinh tế Đinh Trọng Thịnh - giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho biết, hiện nay thị trường phân phối điện ở Việt Nam vẫn là thị trường độc quyền. Mặc dù có 7 đầu mối kinh doanh điện, nhưng cuối cùng thẩm quyền phân phối điện vẫn nằm trong tay EVN.

"Với tính độc quyền như vậy, việc tính toán giá thành cho các yếu tố đầu ra, đầu vào, lương thưởng... vẫn chưa công khai, minh bạch. Do vậy, nếu giao thẩm quyền cho EVN cứ 3 tháng 1 lần được điều chỉnh giá điện thì cần phải thận trọng trong việc xem xét", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho hay.

GS.TS Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ khi sửa đổi Luật Điện lực. Nhưng GS Trần Đình Long lưu ý, điều đầu tiên là phải tránh độc quyền bán buôn, bán lẻ điện. Do đó, cần phải có ngay thị trường điện cạnh tranh. Thị trường điện cạnh tranh có 3 khâu quan trọng: Phát điện, bán buôn và bán lẻ.

Để có thị trường bán buôn điện cạnh tranh đúng nghĩa, cần có sự xuất hiện của những doanh nghiệp, công ty mua bán điện ngoài EVN để tham gia cạnh tranh.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần: Phải công khai, minh bạch, tránh lạm quyền

Cường Ngô |

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, rút ngắn chu kỳ điều chỉnh tối thiểu từ 6 tháng xuống 3 tháng một lần để giá điện phản ánh kịp thời biến động đầu vào, tránh giật cục. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, để tránh lạm quyền, cần thành lập Hội đồng năng lượng độc lập, ngoài EVN nhằm đánh giá nhiên liệu đầu vào để điều chỉnh đầu ra.

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần là phù hợp

PHẠM ĐÔNG |

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, đề xuất điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần thay vì 6 tháng/lần như hiện nay là phù hợp với quy định trong Quyết định 24/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Sửa luật để giá điện sát thị trường

Cường Ngô |

Bộ Công Thương vừa có tờ trình Chính phủ về sửa đổi Luật Điện lực. Bộ này cho rằng, cần sửa quy định về thẩm quyền ban hành cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện để sát thị trường và dần xóa bù chéo giữa các khách hàng sử dụng.

Điểm chuẩn năm 2023 của tất cả trường đại học trên cả nước

Trang Hà |

Từ 14h ngày 22.8, các trường đại học trên cả nước sẽ công bố điểm chuẩn năm 2023. Báo Lao Động sẽ liên tục cập nhật nhanh nhất danh sách các trường công bố điểm chuẩn để thí sinh tra cứu và tham khảo.

Dự án nhà ở xã hội đầu tiên theo gói tín dụng 120.000 tỉ đồng ở Thái Nguyên

Lam Thanh |

Đây là dự án nhà ở xã hội đầu tiên tại Thái Nguyên đủ điều kiện vay vốn ưu đãi phát triển nhà ở công nhân, nhà ở xã hội theo chương trình tín dụng 120.000 tỉ đồng trong Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ.

Nữ cử nhân mỹ thuật bỏ phố về quê khởi nghiệp giữa vườn dừa

TẠ QUANG - MỸ LY |

Với không gian xanh mát cùng bốn bề ruộng lúa bao la, quán cà phê với hơn 300 cây dừa tại Hậu Giang đang thu hút hàng trăm lượt khách tìm đến trải nghiệm mỗi ngày. Đó là quán cà phê độc đáo của chị Trần Thị Ngọc Diệp (27 tuổi, ngụ tỉnh Hậu Giang).

Học sinh Việt Nam giành 4 huy chương Olympic Vật lý Thiên văn quốc tế

Vân Trang |

Đoàn học sinh Việt Nam đã giành 4 huy chương tại kì thi Olympic Thiên văn và Vật lý Thiên văn quốc tế.

Hệ thống đấu giá biển số gặp lỗi, dân chơi biển số "đứng ngồi không yên"

HẢI DANH - PHÚC ĐẠT |

Sáng nay (ngày 22.8), đã diễn ra phiên đấu giá biển số xe ô tô trực tuyến. Tuy nhiên, theo ghi nhận, ngay từ thời điểm bắt đầu phiên đấu giá đầu tiên nhiều người chơi biển số đẹp đã không thể truy cập được vào hệ thống vì lỗi.

Điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần: Phải công khai, minh bạch, tránh lạm quyền

Cường Ngô |

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, rút ngắn chu kỳ điều chỉnh tối thiểu từ 6 tháng xuống 3 tháng một lần để giá điện phản ánh kịp thời biến động đầu vào, tránh giật cục. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, để tránh lạm quyền, cần thành lập Hội đồng năng lượng độc lập, ngoài EVN nhằm đánh giá nhiên liệu đầu vào để điều chỉnh đầu ra.

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần là phù hợp

PHẠM ĐÔNG |

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, đề xuất điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần thay vì 6 tháng/lần như hiện nay là phù hợp với quy định trong Quyết định 24/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Sửa luật để giá điện sát thị trường

Cường Ngô |

Bộ Công Thương vừa có tờ trình Chính phủ về sửa đổi Luật Điện lực. Bộ này cho rằng, cần sửa quy định về thẩm quyền ban hành cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện để sát thị trường và dần xóa bù chéo giữa các khách hàng sử dụng.