Bộ Công Thương đề xuất cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ các dự án điện

Cường Ngô |

Theo Bộ Công Thương, giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt điện năng. Chính vì vậy, Bộ đã đưa ra loạt giải pháp, nhằm khắc phục nguy cơ thiếu điện, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội.

Nhiều dự án chậm tiến độ, nguy cơ thiếu điện

Sáng 7.9, tại Nhà Quốc hội, ông Phùng Quốc Hiển - Phó Chủ tịch Quốc hội đã chủ trì phiên giải trình "Thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội" giữa Thường trực Ủy ban Kinh tế với Bộ Công Thương và một số đơn vị liên quan.

Báo cáo tại phiên giải trình, ông Trần Tuấn Anh – Bộ trưởng Bộ Công Thương - cho biết, ngành điện, nòng cốt là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cùng với Tổng công ty phát điện của các tập đoàn: Dầu khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam trong thời gian qua đã cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu điện.

Tốc độ tăng trưởng điện sản xuất giai đoạn 2011-2019 là 10,1%/năm, điện thương phẩm giai đoạn 2011-2019 tăng trưởng bình quân 10,5 %/năm, công suất phụ tải lớn nhất toàn hệ thống (Pmax) năm 2019 đạt 38.249 MW.

Phiên giải trình về giải pháp phát triển điện lực. Ảnh: C.ngô
Phiên giải trình về giải pháp phát triển điện lực. Ảnh: Cường Ngô

Tổn thất điện năng của hệ thống điện Việt Nam giảm từ mức 12,23% năm 2003 xuống còn 10,15% vào năm 2010 và đến năm 2019 giảm còn 6,5%, vượt trước 1 năm so với lộ trình của kế hoạch 5 năm 2016-2020 được Thủ tướng Chính phủ giao.

Mặc dù ngành điện lực đã đạt được một số thành tựu nhất định, đáp ứng yêu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, ông Trần Tuấn Anh cho biết, các dự án nguồn điện, đặc biệt là các dự án ngoài EVN thường bị chậm so với quy hoạch, kế hoạch ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc đảm bảo cung ứng điện trong thời gian tới.

Nhiều dự án điện BOT bị chậm tiến độ do thời gian chuẩn bị đầu tư, đàm phán bộ hợp đồng BOT kéo dài, như Vân Phong I, Vĩnh Tân III, Nghi Sơn II, Vũng Áng II, Nam Định I…

"Việc các địa phương không tuân thủ nghiêm túc Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia sẽ làm cho hệ thống điện phát triển mất cân đối, ảnh hưởng tới độ tin cậy, ổn định và hiệu quả của ngành điện” - Bộ trưởng Bộ Công Thương báo cáo trước Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh báo cáo tại phiên giải trình. Ảnh: C.Ngô

Về phát triển lưới điện, theo ông Trần Tuấn Anh cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

"Đây là khó khăn vướng mắc lớn nhất, ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình triển khai các dự án lưới điện truyền tải" - người đứng đầu Bộ Công Thương cho hay.

Về phát triển năng lượng tái tạo, cũng có nhiều rào cản về cơ chế bù giá. Bởi hiện nay, giá điện từ nguồn năng lượng tái tạo hiện cao hơn so với nguồn điện từ nguồn năng lượng truyền thống. EVN đang được nhà nước giao thực hiện mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án điện năng lượng tái tạo với mức giá do nhà nước quy định.

Như vậy, chi phí bù giá cho năng lượng tái tạo đang được hòa chung với chi phí của ngành điện, chưa tách rõ ràng trong hóa đơn tiền điện. Khi tỷ trọng năng lượng tái tạo tăng lên thì thành phần bù giá sẽ ngày càng tăng và ảnh hưởng lớn đến chi phí giá thành ngành điện.

Bộ Công Thương đưa ra nhiều giải pháp

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, trong bối cảnh tăng tưởng nhu cầu điện năng luôn ở mức cao, ngành điện đã có nhiều cố gắng trong phát triển và cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu điện phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước.

Tuy vậy, trong quá trình phát triển, ngành điện cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức và còn tồn tại những hạn chế. Những hạn chế này là nguyên nhân dẫn tới trong giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt điện năng.

Để khắc phục nguy cơ thiếu điện, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành tham mưu chiến lược phát triển ngành điện, các cơ chế đặc thù áp dụng cho các dự án điện cấp bách, cụ thể hóa các chính sách, giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm đảm bảo tiến độ các dự án điện, đảm bảo cân đối cung cầu điện.

Đồng thời đưa ra một số các giải pháp: Một là bổ sung các nguồn điện gió, điện mặt trời vào vận hành giai đoạn 2021-2025. Hai là bổ sung thêm các nguồn điện khí sử dụng LNG. Ba là tăng cường nhập khẩu điện từ Lào, xem xét nhập khẩu thêm điện năng từ Trung Quốc. Bốn là bổ sung và xây dựng lưới điện đồng bộ để giải phóng công suất các nguồn điện. Năm là có các giải pháp khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Nguy cơ thiếu điện trong tương lai, Bộ Công Thương tìm giải pháp

Phạm Dung |

Giai đoạn 2021-2025, chúng ta đứng trước nguy cơ thiếu điện do nhu cầu sử dụng điện năng tăng cao trong khi nhiều dự án điện chậm tiến độ.

Tổng công ty Điện lực Hà Nội: Áp dụng nền tảng số trong dịch vụ khách hàng

ANH HUY |

Tổng công ty Điện lực Hà Nội đã triển khai đưa các ứng dụng khoa học công nghệ và nền tảng số vào khâu dịch vụ điện với mong muốn hỗ trợ khách hàng trên địa bàn Hà Nội.

Hàng trăm nhân viên điện lực hiến máu cứu người giữa mùa dịch COVID-19

PHÚC ĐẠT |

Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế đã tổ chức hiến máu góp phần đáp ứng nhu cầu máu, tiểu cầu phục vụ điều trị, chữa bệnh giữa mùa dịch COVID-19.

Khánh thành trụ sở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc

THEO TTXVN |

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, trưa 17.1, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin Pyo đã cắt băng khánh thành trụ sở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc, một biểu tượng cho quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Nguy cơ thiếu điện trong tương lai, Bộ Công Thương tìm giải pháp

Phạm Dung |

Giai đoạn 2021-2025, chúng ta đứng trước nguy cơ thiếu điện do nhu cầu sử dụng điện năng tăng cao trong khi nhiều dự án điện chậm tiến độ.

Tổng công ty Điện lực Hà Nội: Áp dụng nền tảng số trong dịch vụ khách hàng

ANH HUY |

Tổng công ty Điện lực Hà Nội đã triển khai đưa các ứng dụng khoa học công nghệ và nền tảng số vào khâu dịch vụ điện với mong muốn hỗ trợ khách hàng trên địa bàn Hà Nội.

Hàng trăm nhân viên điện lực hiến máu cứu người giữa mùa dịch COVID-19

PHÚC ĐẠT |

Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế đã tổ chức hiến máu góp phần đáp ứng nhu cầu máu, tiểu cầu phục vụ điều trị, chữa bệnh giữa mùa dịch COVID-19.