Nguy cơ thiếu điện trong tương lai, Bộ Công Thương tìm giải pháp

Phạm Dung |

Giai đoạn 2021-2025, chúng ta đứng trước nguy cơ thiếu điện do nhu cầu sử dụng điện năng tăng cao trong khi nhiều dự án điện chậm tiến độ.

Nguy cơ thiếu điện vì các dự án chậm tiến độ

Theo báo cáo của bộ Công Thương về "thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội", do nhiều nguồn điện lớn bị chậm tiến độ, nên vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với công tác cung ứng điện trong giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, các dự án nguồn điện, đặc biệt là các dự án ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thường bị chậm so với quy hoạch, kế hoạch ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc đảm bảo cung ứng điện trong thời gian tới: Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, giai đoạn 2016-2030 có tổng cộng 116 dự án nguồn điện cần được đầu tư và đưa vào vận hành.

Sau 4 năm thực hiện, nhiều dự án đã không được thực hiện như: Quốc hội thông qua chủ trương dừng thực hiện các dự án Điện hạt nhân tại Ninh Thuận (4.600MW); các dự án điện than ở Bạc Liêu, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Long An, Tiền Giang, trong khi nhiều địa phương khác đề nghị bổ sung các trung tâm điện khí mới như Bạc Liêu, Bà Rịa Vũng Tàu, Ninh Thuận...

Nhiều dự án điện BOT bị chậm tiến độ do thời gian chuẩn bị đầu tư, đàm phán bộ hợp đồng BOT kéo dài (Vân Phong I, Vĩnh Tân III, Nghi Sơn II, Vũng Áng II, Nam Định I…).

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia là Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc các địa phương không tuân thủ nghiêm túc Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia sẽ làm cho hệ thống điện phát triển mất cân đối, ảnh hưởng tới độ tin cậy, ổn định và hiệu quả của ngành điện vì trong Quy hoạch điện quốc gia đã chỉ rõ danh mục các dự án được đầu tư theo từng năm, đảm bảo cân đối cung cầu điện trên từng vùng miền, ưu tiên các dự án gần tâm phụ tải để tăng cường an ninh cung cấp, giảm chi phí đầu tư lưới và giảm tổn thất truyền tải.

Bộ đề ra nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện

Theo Bộ Công Thương để đảm bảo cân đối cung cầu điện từ năm 2021, cần nghiên cứu các giải pháp vận hành để sử dụng tối đa các nguồn điện hiện có và giải pháp tăng cường phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo do có thể triển khai xây dựng nhanh.

Theo đó, Bộ đề xuất chuyển đổi nhiên liệu cho Nhiệt điện Hiệp Phước 375MW từ sử dụng FO sang sử dụng LNG.

Tiếp tục khai thác hợp lý các nguồn điện mặt trời và điện gió. Các nguồn điện này cần được bổ sung sớm để đưa vào vận hành trong các năm từ 2021 - 2023 để bù lại phần điện năng không cung cấp được của các nhà máy nhiệt điện bị chậm tiến độ.

Tiếp tục ký kết các hợp đồng mua bán điện để nhập khẩu điện từ Lào phù hợp với Biên bản ghi nhớ đã ký giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào. Đảm bảo tổng công suất nhập khẩu từ Lào năm 2025 khoảng 3.000MW.

Ngoài ra, Bộ đề xuất xem xét tăng sản lượng nhập điện qua cấp điện áp 220 kV từ Trung Quốc.

Tăng cường việc tuyên truyền, triển khai các phương pháp sử dụng tiết kiệm điện.

Dự kiến đến năm 2030, nhiệt điện than đạt khoảng gần 50 ngàn MW chiếm khoảng 33,6% tổng công suất lắp đặt nguồn điện (giảm 9% so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh), nhiệt điện khí đạt khoảng 27,8 ngàn MW, chiếm 19% (tăng 4% so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh), thủy điện lớn trên 30 MW đạt khoảng 19,2 ngàn MW chiếm 13%, thủy điện nhỏ và năng lượng tái tạo đạt khoảng 38,3 ngàn MW chiếm 27% (cao hơn Quy hoạch điện VII điều chỉnh 6%).

Về cơ cấu điện năng, nhiệt điện than chiếm 42% (thấp hơn Quy hoạch điện VII điều chỉnh 11%), nhiệt điện khí chiếm 27,5% (tăng 10% so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh), thủy điện chiếm 12,5%, thủy điện nhỏ và NLTT chiếm 14% (cao hơn Quy hoạch điện VII điều chỉnh 4%), nhập khẩu điện 4% (tăng 3% so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh). Tổng điện năng của điện gió và điện mặt trời đến năm 2030 đạt 55 tỷ kWh (vượt mục tiêu tại Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo 4 tỷ kWh).

Phạm Dung
TIN LIÊN QUAN

Bộ Công Thương sẽ xem xét giảm bớt số bậc thang giá điện

Cường Ngô |

Trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện Bộ Công Thương khẳng định sẽ tiếp tục nghiên cứu giảm bớt số bậc thang giá điện, để phù hợp với mức độ sử dụng điện và đảm bảo chi phí tiền điện của đa số các khách hàng sử dụng điện không tăng.

Phương án giá điện 5 bậc phải đảm bảo giá điện bình quân không đổi

Văn Nguyễn |

Phương án giá điện 5 bậc thang mà Bộ Công Thương vừa đề xuất được nhìn nhận có nhiều cải tiến so với phương án 6 bậc hiện nay. Tuy nhiên theo các chuyên gia năng lượng, phương án này vẫn chưa chứng minh được sự cốt lõi là phải đảm bảo giá điện bình quân không thay đổi.

Chưa thể xóa bỏ cơ chế giá điện bậc thang

Văn Nguyễn |

Mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải thừa nhận rằng, cơ chế biểu giá sinh hoạt nhiều bậc thang gây phức tạp trong công việc thanh toán tiền điện và khó nhận được sự thông cảm, đồng thuận của người dân. Thực tế này đặt ra cơ chế giá điện sinh hoạt mới cần được điều chỉnh phù hợp theo sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, nhưng vẫn đảm bảo minh bạch, hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Quách Thu Phương: Nhiều sự thật về hôn nhân ngoài đời còn đau đớn hơn phim

NHÓM PV |

Diễn viên Quách Thu Phương trở lại màn ảnh sau 13 năm vắng bóng. Chị chia sẻ, đã từng phải vượt qua trầm cảm, stress để tìm lại mình. Cà phê chiều thứ 7 của báo Lao Động có cuộc trò chuyện với nữ diễn viên về hôn nhân, sự khác biệt của hôn nhân ngoài đời và trên phim.

Lý do nhiều hồ thủy điện vẫn thiếu nước nghiêm trọng dù đã có mưa lớn

MINH HÀ |

Những ngày qua, khu vực Bắc Bộ đã xảy ra mưa lớn diện rộng, có nơi trên 100mm, nhưng lượng nước đổ về các hồ chứa thủy điện cũng không đáng kể, vẫn thiếu hụt nghiêm trọng.

Cuộc sống hiện tại của Hồng Phượng sau khi rời khỏi nhà cậu là cố NSƯT Vũ Linh

ĐÔNG DU |

Ca sĩ Hồng Phượng cho biết, hiện tại, cô đang đối diện với rất nhiều áp lực sau khi rời khỏi nhà của cậu ruột là cố nghệ sĩ Vũ Linh. Nữ ca sĩ nói, cô đang là người vô gia cư.

Trao trả chiếc đồng hồ Patek Philippe bị mất tại sân bay Phú Quốc

NGUYÊN ANH |

Chiếc đồng hồ đeo tay hiệu Patek Philippe trị giá 11.124 USD (khoảng 278 triệu đồng) bị mất vào tháng 12.2022 tại sân bay Phú Quốc đã được bàn giao lại cho chủ nhân.

Hơn 4.000 học sinh giành suất vào trường THPT có tỉ lệ chọi 1/12

Vân Trang |

Ngày 17.6, hơn 4.112 học sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Bộ Công Thương sẽ xem xét giảm bớt số bậc thang giá điện

Cường Ngô |

Trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện Bộ Công Thương khẳng định sẽ tiếp tục nghiên cứu giảm bớt số bậc thang giá điện, để phù hợp với mức độ sử dụng điện và đảm bảo chi phí tiền điện của đa số các khách hàng sử dụng điện không tăng.

Phương án giá điện 5 bậc phải đảm bảo giá điện bình quân không đổi

Văn Nguyễn |

Phương án giá điện 5 bậc thang mà Bộ Công Thương vừa đề xuất được nhìn nhận có nhiều cải tiến so với phương án 6 bậc hiện nay. Tuy nhiên theo các chuyên gia năng lượng, phương án này vẫn chưa chứng minh được sự cốt lõi là phải đảm bảo giá điện bình quân không thay đổi.

Chưa thể xóa bỏ cơ chế giá điện bậc thang

Văn Nguyễn |

Mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải thừa nhận rằng, cơ chế biểu giá sinh hoạt nhiều bậc thang gây phức tạp trong công việc thanh toán tiền điện và khó nhận được sự thông cảm, đồng thuận của người dân. Thực tế này đặt ra cơ chế giá điện sinh hoạt mới cần được điều chỉnh phù hợp theo sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, nhưng vẫn đảm bảo minh bạch, hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người dân.