Biến động tỉ giá khiến doanh nghiệp lo lắng

THU GIANG |

Nhiều doanh nghiệp (DN) đang phải ứng phó với các yếu tố bất định khi biến động tỉ giá có tác động lớn đến những khoản nợ vay, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt là nhóm DN xuất nhập khẩu.

Nhiều biến động 

Là một đại gia trong ngành sữa, với tỉ trọng chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 60% giá vốn và phụ thuộc vào nhập khẩu, các khoản lỗ chênh lệch tỉ giá quý II/2022 của Vinamilk đang rơi vào mức xấp xỉ 46 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ khoảng 2 tỉ đồng. Được biết, việc tỉ giá biến động đang trực tiếp ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của nhiều DN. Về lý thuyết, khi đồng nội tệ mất giá sẽ có lợi cho hoạt động xuất khẩu vì hàng hóa rẻ đi và dễ cạnh tranh hơn, nhưng tác động tiêu cực đến hoạt động nhập khẩu khi hàng hóa đắt đỏ hơn với người tiêu dùng trong nước.

Phía DN xuất khẩu tôm lớn thứ ba Việt Nam với 3 thị trường chính gồm châu Âu, Mỹ và Nhật Bản là Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta cũng vừa ghi nhận kết quả kinh doanh quý II/2022 tăng trưởng mạnh, với doanh thu và lợi nhuận trước thuế tăng lần lượt 21% và 45% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lãnh đạo của Sao Ta đã nhận định, yếu tố lạm phát đã khiến sức cầu không như ý muốn và giá tiêu thụ khó cải thiện. Cùng với đó, tôm giá rẻ từ Ecuador và Ấn Độ đang cạnh tranh mạnh thị phần ở Mỹ và có tác động tiêu cực tới mặt bằng giá chung.

Nhiều doanh đang phải ứng phó với các yếu tố bất định khi biến động tỉ giá có tác động lớn đến những khoản nợ vay, hoạt động kinh doanh. Ảnh: NH
Nhiều doanh đang phải ứng phó với các yếu tố bất định khi biến động tỉ giá có tác động lớn đến những khoản nợ vay, hoạt động kinh doanh. Ảnh: NH

Với sự biến động của tỉ giá, đơn vị bán lẻ với nguồn hàng nhập khẩu như Digiworld, lại cho rằng, có thể chuyển mức tăng giá cho người tiêu dùng, trong khi doanh số bán ra không chịu nhiều ảnh hưởng. Theo đại diện công ty này, với người mua iPhone, việc giá sản phẩm tăng 2% do biến động tỉ giá sẽ không ảnh hưởng tới quyết định mua của họ. Trong trường hợp khách hàng buộc phải mua mới do sản phẩm đang dùng hỏng hóc vì đây cũng là mặt hàng với nhu cầu thiết yếu.

DN đối mặt với yếu tố khó lường 

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, môi trường đầu tư vĩ mô với các yếu tố khó lường như biến động tỉ giá tiền tệ có thể mang đến “mẻ cá” lớn cho một số DN, nhưng cũng gây khó cho không ít lĩnh vực.

Số liệu từ Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) cho thấy, 6 tháng đầu năm 2022 các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã có tổng cộng 80 lần tăng lãi suất, vượt qua số lần tăng lãi suất ở một số năm lãi suất bùng lên tương tự như năm 2011 (56 lần) hay năm 2006 (65 lần). Trong khi các quốc gia phát triển chỉ tăng 20 lần, không quá nhiều nhưng bước tăng lớn, thì các nước đang phát triển dè dặt quan sát và tăng nhỏ giọt, đã có tổng cộng 60 đợt tăng lãi suất.

Lần đầu sau gần 20 năm, đồng EURO đã trở về ngang giá USD vào giữa tháng 7 và chỉ hồi phục nhờ quyết định mạnh tay nâng lãi suất điều hành thêm 0,5 điểm phần trăm của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Tuy nhiên, một tuần sau đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tiếp tục tăng 0,75 điểm phần trăm lần thứ ba liên tiếp. Trong quý II/2022, euro (EUR) và yên Nhật (JPY) cũng lần lượt mất giá 5,18% và 5,54% so với USD. Tỉ giá USD/VND quý II tăng 1,92%, mức tăng đáng kể nếu so với xu hướng đi ngang của tỉ giá các năm gần đây nhưng vẫn rất khiêm tốn so với nhiều đồng tiền.

Ông Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, việc đồng nội tệ mất giá không hẳn là tốt cho xuất khẩu, bởi nhiều DN xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Đối với các DN có khoản vay nợ lớn bằng USD, mức tăng nhẹ của tỉ giá USD/VND cũng tăng thêm gánh nặng chi phí lớn. Dù vậy, nhiều DN đã đẩy nhanh tiến độ chi trả nợ vay khi lường trước xu thế tăng của USD để giảm bớt chi phí lãi vay và tỉ giá.

Nguyên nhân khiến các DN phải ghi nhận các khoản lãi/lỗ chênh lệch tỉ giá thường đến từ việc tỉ giá thay đổi giữa thời gian ghi nhận giao dịch và thời gian thanh toán thực tế. Phần lớn các giao dịch thương mại được thực hiện bằng USD, nên các bước nhảy của tỉ giá USD/VND đều có thể phát sinh các khoản lãi/lỗ.

THU GIANG
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế 24h: Tỉ giá tăng nóng; Tôm hùm vàng cực hiếm xuất hiện ở Việt Nam

Khương Duy |

Tỉ giá tăng nóng, lên mức cao nhất 2 năm; Giảm thuế để hạ nhiệt giá xăng: Đừng lo giảm nghìn tỉ mà quên hệ lụy khác; Tôm hùm vàng cực hiếm xuất hiện ở Việt Nam... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Tỉ giá tăng nóng, lên mức cao nhất 2 năm

Lam Duy |

Các dữ liệu thống kê thị trường của Công ty Chứng khoán Bảo Việt cho thấy, trong tuần thứ 4 của tháng 6.2022, tỉ giá trung tâm tăng 16 đồng, từ 23.089 VND/USD lên mức 23.105 VND/USD. Trong khi đó, tỉ giá tại các ngân hàng thương mại kết thúc tuần cũng tăng 21 đồng, từ mức 23.231 VND/USD lên mức 23.252 VND/USD.

Loạt thương vụ chốt deal tỉ USD, nguồn cung USD dồi dào giúp tỉ giá ổn định

Trà My |

Nguồn cung USD dồi dào từ hàng loạt thương vụ bán vốn cho nhà đầu tư ngoại đã giúp tỉ giá ngoại tệ duy trì ở mức thấp.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Kinh tế 24h: Tỉ giá tăng nóng; Tôm hùm vàng cực hiếm xuất hiện ở Việt Nam

Khương Duy |

Tỉ giá tăng nóng, lên mức cao nhất 2 năm; Giảm thuế để hạ nhiệt giá xăng: Đừng lo giảm nghìn tỉ mà quên hệ lụy khác; Tôm hùm vàng cực hiếm xuất hiện ở Việt Nam... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Tỉ giá tăng nóng, lên mức cao nhất 2 năm

Lam Duy |

Các dữ liệu thống kê thị trường của Công ty Chứng khoán Bảo Việt cho thấy, trong tuần thứ 4 của tháng 6.2022, tỉ giá trung tâm tăng 16 đồng, từ 23.089 VND/USD lên mức 23.105 VND/USD. Trong khi đó, tỉ giá tại các ngân hàng thương mại kết thúc tuần cũng tăng 21 đồng, từ mức 23.231 VND/USD lên mức 23.252 VND/USD.

Loạt thương vụ chốt deal tỉ USD, nguồn cung USD dồi dào giúp tỉ giá ổn định

Trà My |

Nguồn cung USD dồi dào từ hàng loạt thương vụ bán vốn cho nhà đầu tư ngoại đã giúp tỉ giá ngoại tệ duy trì ở mức thấp.