Bật mí phương pháp “dao bổ thép” ở làng rèn Đa Sỹ

Nguyễn Thúy |

Làng rèn Đa Sỹ (Hà Đông, Hà Nội) nổi tiếng bền bởi kỹ thuật tôi thép điêu luyện của những người thợ thạo nghề, dày kinh nghiệm. Người dân nơi đây vẫn tự hào bởi khả năng tạo ra những con dao “chặt được cả sắt”.

Đỏ lửa xuyên đêm dịp Tết

Những ngày cuối năm, người thợ ở làng rèn nổi tiếng miền Bắc đang chạy đua với thời gian để cho ra lò những sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp nhất để phục vụ thị trường Tết.

Làng rèn Đa Sỹ tất bật làm ra những con dao, cái kéo phục vụ nhu cầu người dân sử dụng trong dịp Tết. Ảnh: Nguyễn Thúy.
Làng rèn Đa Sỹ tất bật làm ra những con dao, cái kéo phục vụ nhu cầu người dân sử dụng trong dịp Tết. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Gia đình của ông Hữu Hiền (55 tuổi) những ngày này phải dậy làm việc từ lúc 5h sáng để làm việc.

“Tết đến, dao là mặt hàng bán chạy hơn cả. Năm nay, khách hàng đặt hàng trăm con dao nhưng hai vợ chồng vẫn làm không kịp. Trung bình ngày làm từ sáng sớm đến tối cũng chỉ làm ra được khoảng 15 con dao, giá bán từ khoảng 30.000 – 200.000 đồng/chiếc, tùy loại”, ông Hiền nói.

Sắt thép sau khi được cắt thành các mảng miếng thì sẽ được cho vào lò tôi đốt.
Sắt thép sau khi được cắt thành các mảng miếng thì sẽ được cho vào lò tôi đốt. Ảnh: Nguyễn Thúy

Tương tự, tại hộ sản xuất của gia đình của ông Mai Ngọc Thắng, công suất cũng phải tăng lên gấp 3 lần ngày thường. Thế nhưng, hàng làm đến đâu đều được tiêu thụ đến đấy. Thậm chí khách đặt mua cũng phải chờ mới có.

“Những ngày giáp Tết tất bật lắm, có ngày làm hàng trăm con dao cho khách mà vẫn không kịp. Các lò nấu phôi thép gần như đỏ rực cả ngày lẫn đêm để phục vụ các xưởng rèn”, ông Thắng cho biết.

Người thợ rèn trong trang phục bảo hộ kín mít, khẩn trương hoàn thiện sản phẩm. Ảnh: Nguyễn Thúy.
Người thợ rèn trong trang phục bảo hộ kín mít, khẩn trương hoàn thiện sản phẩm. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Bật mí phương pháp “dao bổ thép”

Sản phẩm của làng rèn Đa Sỹ nổi tiếng bền bởi kỹ thuật tôi thép điêu luyện của những người thợ thạo nghề, dày kinh nghiệm. Người dân nơi đây vẫn tự hào bởi khả năng tạo ra những con dao “chặt được cả sắt”.

 
Rất nhiều lần, các lưỡi dao được đưa vào tôi luyện trong lò than để tạo độ cứng. Ảnh: Nguyễn Thúy

Theo người dân trong làng, nguyên liệu chính tạo nên những con dao, chiếc kéo là đều được nhập phôi từ nhíp xe ôtô thải. Loại thép này có độ cứng cao, không dễ sứt mẻ, ít bị ăn mòn và giá thành rẻ.

Công đoạn đầu tiên để tạo ra các con dao, kéo là cắt phôi rồi cho vào lò nung với nhiệt độ hơn 1.000 độ C.

 
Từng công đoạn được thực hiện tỉ mỉ. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Phôi thép nung đến khi chuyển sang màu đỏ trắng, hai người thợ sẽ tiến hành rèn, một người cầm búa nhỏ gõ nhịp dẫn và một người dùng búa to nặng để quai, việc này phải có sự kết hợp nhịp nhàng, ăn ý, nếu không sẽ hỏng sản phẩm và gây nguy hiểm cho người khác.

 
Hai người thợ sẽ dùng búa để dàn mỏng tạo hình sản phẩm. Ảnh: Nguyễn Thúy

Sau khi thành hình, những con dao, kéo sẽ được mài nước, gạt màu, đánh bóng… để mang bán cho người dân có nhu cầu sử dụng.

Mài lưỡi dao là công đoạn cuối cùng. Ảnh: Nguyễn Thúy.
Mài lưỡi dao là công đoạn cuối cùng. Ảnh: Nguyễn Thúy

Là một trong những người có tay nghề tinh xảo ở làng Đa Sỹ, ông Nguyễn Văn Mộc (70 tuổi) cho biết, phương pháp bổ đôi sắt và đưa thép vào rèn sẽ giúp cho dụng cụ có được độ sắc bén hơn.

“Ban đầu, dùng một tấm sắt để làm dao như thông thường. Sau đó, tách đôi tấm sắt mỏng và cho vào giữa một lưỡi thép đặc biệt. Tùy vào công dụng của dao chặt, thái, băm mà sử dụng loại thép phù hợp. Vỏ sắt và lòng thép được đưa vào lò nung nóng cho quện với nhau rồi tiếp tục mang ra rèn. Cuối cùng mới là khâu mài, tra cán”, ông Mộc tiết lộ.

Sản phẩm của làng rèn Đa Sỹ nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc. Ảnh: Nguyễn Thúy.
Sản phẩm của làng rèn Đa Sỹ nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc. Ảnh: Nguyễn Thúy

Hiện nay, sản phẩm của làng rèn Đa Sỹ đa dạng, phong phú về kiểu dáng, chủng loại. Từ các vật dụng nông nghiệp như liềm, cuốc, cày, bừa… đến các chi tiết máy phục vụ sản xuất công nghiệp búa, đục, kéo…

Thương lái khắp miền tìm về tận Đa Sỹ để mua hàng. Ảnh: Nguyễn Thúy.
Thương lái khắp miền tìm về tận Đa Sỹ để mua hàng. Ảnh: Nguyễn Thúy

Đặc biệt là những loại dao chặt, dao bổ... Hầu hết các mặt hàng này đều hiện diện ở khắp mọi nơi từ Bắc chí Nam, thậm chí còn xuất khẩu đi nước ngoài.

Nguyễn Thúy
TIN LIÊN QUAN

Hà Tĩnh: Lửa nghề ở làng rèn nức tiếng một thời đang dần lụi tắt

Hoàng Nguyên |

Vài chục năm trở về trước, nghề rèn rất nổi tiếng, đem lại sự thịnh vượng cho người dân làng Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh). Thế nhưng, thời cuộc thay đổi khiến nghề rèn tại đây không còn thịnh, những lò than trên đà nguy cơ bị lụi tắt.

Vang danh làng rèn Phúc Sen

Trần Trọng |

Nghề rèn tại xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng có từ hàng trăm năm nay. Nơi đây mệnh danh là “xưởng rèn thủ công” lớn nhất miền Bắc. Với kinh nghiệm được truyền từ đời này qua đời khác, đôi bàn tay tài hoa và bí quyết riêng thì những người thợ đã biến từ một thanh sắt vô tri trở thành những vật dụng bền chắc vang danh khắp vùng.

Làng rèn nghìn năm tuổi mòn mỏi chờ đợi xây dựng khu sản xuất tập trung

THU HIỀN - HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Dù thành phố đã quy hoạch đất để các hộ làm rèn làng nghề Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, Hà Đông) chuyển lò, xưởng ra phía ngoài làng, nhưng đến nay điểm công nghiệp rộng 13,09 hécta vẫn chỉ là bãi đất hoang vắng.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Hà Tĩnh: Lửa nghề ở làng rèn nức tiếng một thời đang dần lụi tắt

Hoàng Nguyên |

Vài chục năm trở về trước, nghề rèn rất nổi tiếng, đem lại sự thịnh vượng cho người dân làng Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh). Thế nhưng, thời cuộc thay đổi khiến nghề rèn tại đây không còn thịnh, những lò than trên đà nguy cơ bị lụi tắt.

Vang danh làng rèn Phúc Sen

Trần Trọng |

Nghề rèn tại xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng có từ hàng trăm năm nay. Nơi đây mệnh danh là “xưởng rèn thủ công” lớn nhất miền Bắc. Với kinh nghiệm được truyền từ đời này qua đời khác, đôi bàn tay tài hoa và bí quyết riêng thì những người thợ đã biến từ một thanh sắt vô tri trở thành những vật dụng bền chắc vang danh khắp vùng.

Làng rèn nghìn năm tuổi mòn mỏi chờ đợi xây dựng khu sản xuất tập trung

THU HIỀN - HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Dù thành phố đã quy hoạch đất để các hộ làm rèn làng nghề Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, Hà Đông) chuyển lò, xưởng ra phía ngoài làng, nhưng đến nay điểm công nghiệp rộng 13,09 hécta vẫn chỉ là bãi đất hoang vắng.