Hà Tĩnh: Lửa nghề ở làng rèn nức tiếng một thời đang dần lụi tắt

Hoàng Nguyên |

Vài chục năm trở về trước, nghề rèn rất nổi tiếng, đem lại sự thịnh vượng cho người dân làng Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh). Thế nhưng, thời cuộc thay đổi khiến nghề rèn tại đây không còn thịnh, những lò than trên đà nguy cơ bị lụi tắt.

Cuối năm 2022, trở lại làng rèn tại phường Trung Lương (thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) nổi danh, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì không khí có phần trầm lắng. Không còn rền vang tiếng nện sắt, tiếng búa đập choang choang phát ra từ những lò rèn như độ chục năm về trước, làng rèn ở phường Trung Lương đìu hiu hẳn. Bây giờ, nối nghề này ở đây chỉ còn ít hộ, hoạt động một cách riêng lẻ.

Anh Chu Văn Lĩnh, trú tổ dân phố Tân Miếu, phường Trung Lương cho biết, từ thời cha ông, nơi đây là cái nôi sản xuất nông cụ như dao, rạ, cuốc, xẻng, cày, bừa... Thời chống Pháp thì sản xuất thêm vũ khí như mã tấu, kiếm, súng kíp phục vụ kháng chiến.

Công việc vất vả, thu nhập thấp, sản phẩm khó tiêu thụ...là nguyên nhân làm cho nghề rèn tại phường Trung Lương ngày càng mai một. Ảnh: Hoàng Nguyên
Công việc vất vả, thu nhập thấp, sản phẩm khó tiêu thụ... là nguyên nhân làm cho nghề rèn tại phường Trung Lương ngày càng mai một. Ảnh: Hoàng Nguyên

“Trước đây, có hàng trăm hộ theo nghề rèn. Cứ cha rèn là con trẻ ngồi sau để học nghề. Khắp cái xóm Miếu này không ai là không biết làm nghề rèn. Chính tôi đây cũng thoắt cái đã có 20 năm theo nghề”, anh Lĩnh tự hào.

Theo những người thợ lành nghề, bí quyết để đồ rèn ở Trung Lương có chất lượng tốt nằm ở khâu tuyển chọn nguyên liệu. Phải chọn sắt mềm, thép chịu lực tốt, gỗ làm chuôi chịu được nhiệt. Bên cạnh đó, than cũng phải loại chuẩn, không bị ẩm thì thành phẩm mới bền và có độ sắc cao.

Ngoài ra, những loại dao do làng nghề ở đây sản xuất được cấu tạo bởi 3 lớp: lõi thép và 2 lớp sắt bên ngoài. Đây là một đặc trưng giúp dao càng dùng càng bén, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Do sự thay đổi của thị trường, những mặt hàng có nguồn gốc làm bằng sắt, thép, inox nhập ngoại về rất đa dạng; nền nông nghiệp bước vào thời kỳ cơ giới hóa cao nên làng rèn nơi đây chỉ còn sản xuất một số đồ dùng nhà bếp, những nông cụ khác chỉ làm khi được đặt hàng.

“Nghề rèn vất vả, công sức bỏ ra nhiều, một ngày làm việc có thể từ 10 - 12 tiếng nặng nhọc trong khi thu nhập lại không cao hơn được những nghề khác nên muốn truyền nghề lại cũng không còn mấy ai hứng thú, đặc biệt là thế hệ trẻ sau này”, anh Thương Hữu Bình- tổ dân phố Tân Miếu chia sẻ.

Ông Nguyễn Công Lộc - Chủ tịch UBND phường Trung Lương cho biết, nghề rèn tại địa phương hiện không còn “vàng son” như trước do nhiều nguyên nhân từ thị trường, từ nhu cầu của người dân, quy luật phát triển của thời đại. Lớp trẻ ở lại để nối nghề không còn ai mặn mà.

“Chính quyền địa phương cũng đã tạo điều kiện tốt nhất có thể như hỗ trợ vay vốn, giới thiệu sản phẩm, tham gia các hội chợ… Tuy nhiên về lâu dài thì nghề rèn rất khó phát triển trong giai đoạn hiện nay”, ông Lộc thông tin thêm.

Hoàng Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Hà Tĩnh: Khổ vì chuồng trại nuôi lợn xả thải gây ô nhiễm

MINH LÝ |

Một số trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, thường xuyên xả chất thải ra nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường, ruộng đồng không thể canh tác, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Hà Tĩnh: Tổng kiểm tra an toàn phòng cháy, phạt hơn 2 tỉ đồng

TRẦN TUẤN |

Sau 2 tháng tổng rà soát, kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH), lực lượng chức năng Hà Tĩnh đã xử phạt hành chính gần 480 trường hợp với số tiền hơn 2 tỉ đồng.

Hà Tĩnh không nhập khẩu, tiêu thụ bò tồn dư chất cấm

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Tại phiên chất vấn của kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Hà Tĩnh diễn ra chiều 15 và sáng 16.12, đại biểu đã đặt câu hỏi về việc có hay không bò vỗ béo, tồn dư chất cấm nhập khẩu vào tiêu thụ ở địa bàn Hà Tĩnh, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng?

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Hà Tĩnh: Khổ vì chuồng trại nuôi lợn xả thải gây ô nhiễm

MINH LÝ |

Một số trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, thường xuyên xả chất thải ra nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường, ruộng đồng không thể canh tác, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Hà Tĩnh: Tổng kiểm tra an toàn phòng cháy, phạt hơn 2 tỉ đồng

TRẦN TUẤN |

Sau 2 tháng tổng rà soát, kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH), lực lượng chức năng Hà Tĩnh đã xử phạt hành chính gần 480 trường hợp với số tiền hơn 2 tỉ đồng.

Hà Tĩnh không nhập khẩu, tiêu thụ bò tồn dư chất cấm

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Tại phiên chất vấn của kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Hà Tĩnh diễn ra chiều 15 và sáng 16.12, đại biểu đã đặt câu hỏi về việc có hay không bò vỗ béo, tồn dư chất cấm nhập khẩu vào tiêu thụ ở địa bàn Hà Tĩnh, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng?