Vang danh làng rèn Phúc Sen

Trần Trọng |

Nghề rèn tại xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng có từ hàng trăm năm nay. Nơi đây mệnh danh là “xưởng rèn thủ công” lớn nhất miền Bắc. Với kinh nghiệm được truyền từ đời này qua đời khác, đôi bàn tay tài hoa và bí quyết riêng thì những người thợ đã biến từ một thanh sắt vô tri trở thành những vật dụng bền chắc vang danh khắp vùng.

Làng nghề trăm năm tuổi

Dọc theo Quốc lộ 3, từ TP.Cao Bằng vào các huyện miền đông của tỉnh Cao Bằng, chỉ mới đặt chân tới xã Phúc Sen, tiếng quai búa đã vang lên khắp bản làng. Theo lời kể của những người cao tuổi trong làng, nghề rèn ở nơi đây đã có từ rất lâu và không ai biết từ bao giờ. Các thành viên trong nhà cứ thế nối nghiệp của cha ông từ đời này qua đời khác.

Ấy vậy mà trải qua hàng trăm năm nhưng nghề rèn truyền thống của đồng bào Nùng An nơi đây không bị mai một như nhiều làng nghề truyền thống khác, mà còn phát triển từng ngày.

Đến nay, xã Phúc Sen sau khi sát nhập có 11 xóm với 1.010 hộ dân sinh sống, trong đó có hơn 200 hộ đang hoạt động sản xuất nghề rèn. Vào thời điểm nghề truyền thống phồn thịnh nhất (chưa sát nhập) thì có đến hơn nửa xóm rèn dao, búa.

Theo chỉ dẫn của người dân, PV ghé thăm lò rèn Minh Tuấn của ông Nông Văn Tuấn (SN 1976) - nghệ nhân được phong danh hiệu duy nhất của làng nghề truyền thống này. Khi chúng tôi đến, tiếng búa tiếng đe vang lên liên tục, 3 thành viên trong gia đình đang cần mẫn tán mỏng thanh sắt để tạo nên hình hài ban đầu của dao Phúc Sen.

Ông Nông Văn Tuấn nói với PV: “Để có được một con dao hoàn chỉnh gồm rất nhiều công đoạn, nhưng có bốn công đoạn chính: Cắt và dùng búa đập thành hình định trước, tôi thép, ram thép và mài thành phẩm. Trong đó, hai quá trình tôi thép và ram thép mới là hai công đoạn chính tạo nên thương hiệu dao Phúc Sen nổi tiếng. Về hình thức, dao Phúc Sen có thể không được đẹp và bóng bảy. Nhưng về chất lượng lại luôn vượt trội về độ sắc bén và bền chắc”.

Tôi thép là quá trình nung nóng, giữ nhiệt và làm nguội nhanh thép nhằm mục đích nâng cao độ cứng và tính mài mòn cho dao, nâng cao độ bền cho dao. Điều đặc biệt chính là nước để tôi dao ở đây bao gồm rất nhiều thành phần và đó chính là bí quyết thành công của làng nghề nơi đây.

Đối với ram thép là phương pháp nung nóng thép đã qua tôi dưới nhiệt độ giới hạn, chỉ có những người thợ giỏi và lành nghề mới có thể nhận biết được nhiệt độ giới hạn bằng cách nhìn vào mầu đỏ của thép trong lò, sau đó giữ nhiệt độ một thời gian rồi làm nguội.

Hiện nay, đã có nhiều công nghệ, máy móc hỗ trợ người thợ rèn trong phần lớn quá trình tạo ra một con dao nhưng đối với làng nghề rèn Phúc Sen thì việc này rất hạn chế. Bởi việc dựa dẫm hoàn toàn vào máy móc sẽ khiến chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng. Theo ông Tuấn: “Đơn cử như quá trình tán mỏng sắt và tạo hình làm thủ công vô cùng vất vả, nhưng khi dùng máy thì kết cấu của sắt sẽ bị thay đổi quá nhanh khiến tuổi thọ của dao sẽ giảm đi”.

Ở làng nghề truyền thống này, hình ảnh những người phụ nữ làm thợ phụ cho chồng ở lò rèn dao cũng rất quen thuộc. Không chỉ chăm lo đồng áng, các bà các chị còn ra lò rèn cùng quai búa, công việc tưởng chừng chỉ dành riêng cho đấng mày râu, nhưng những người phụ nữ ở đây vẫn rất uyển chuyển, chắc chắn trong từng quai búa. Có lẽ, ít nơi nào mà người phụ nữ dẻo dai và khỏe mạnh như ở Phúc Sen.

Ông Nông Văn Tuấn - nghệ nhân được phong danh hiệu duy nhất của làng nghề rèn Phúc Sen. Ảnh: Trần Trọng
Ông Nông Văn Tuấn - nghệ nhân được phong danh hiệu duy nhất của làng nghề rèn Phúc Sen. Ảnh: Trần Trọng

An cư lạc nghiệp nhờ nghề rèn

Quá trình học tập và nắm giữ được cách tạo nên con dao Phúc Sen cần nhiều thời gian. Đối với bản thân ông Tuấn đã được ông nội và bố truyền đạt cách rèn dao từ khi lên 13 tuổi, đến 15 tuổi ông đã nắm được các kỹ thuật cơ bản và có thể làm thợ chính. Từ đó đến nay đã hơn 30 năm ông học hỏi, gắn bó và phát triển nghề rèn.

Với tình yêu nồng cháy và mong muốn phát triển nghề truyền thống của dân tộc, ông Tuấn đã mang sản phẩm của mình đến các cuộc thi, các chương trình trưng bày sản phẩm làng nghề và đạt được nhiều thành quả như: Được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân làng nghề Việt Nam cùng nhiều bằng khen, chứng nhận của tỉnh, huyện; vào tháng 12.2020, sản phẩm dao của lò rèn Minh Tuấn cũng đã được chứng nhận là sản phẩm OCOP.

Theo người dân, đã có một thời gian, các làng nghề rèn ở Phúc Sen chao đảo trước sự xuất hiện ồ ạt của các loại dao, kéo nhập ngoại từ Trung Quốc, Thái Lan với mẫu mã đẹp, màu trắng sáng, giá rẻ hơn. Bên cạnh đó, xã hội phát triển tạo ra nhiều ngành nghề nhẹ nhàng hơn khiến cho một bộ phận người dân thay đổi công việc hay đi làm ăn ở nơi khác.

Thế nhưng, phần lớn người dân nơi đây bằng sự kiên trì, không từ bỏ nghề truyền thống của cha ông với những giá trị cốt lõi về chất lượng thì đến nay sản phẩm dao Phúc Sen đã tạo nên thương hiệu riêng, có chỗ đứng nhất định, được người dân thập phương và du khách đón nhận.

Chẳng thế mà nghề rèn đã đưa những người dân nơi đây thoát khỏi đói nghèo, học tập được nhiều công nghệ và tri thức mới. Lẫn trong những nếp nhà truyền thống, đâu đó ở Phúc Sen, đã mọc lên những ngôi nhà xây, kiên cố chắc chắn.

Phúc Sen còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng phong cảnh non nước hữu tình, nằm trong khu vực Công viên địa chất non nước Cao Bằng. Người dân sinh sống ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Nùng An. Cho tới nay, ở Phúc Sen vẫn còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đáng quý. Và tiêu biểu nhất trong số đó, chính là nghề rèn dao của đồng bào nơi đây.

Trao đổi với PV, bà Nông Thị Dung - Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Sen cho hay: “Nghề rèn này đã có từ rất lâu, nhờ đấy mà người dân tại địa phương có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống bởi sản xuất nông nghiệp tại đây còn nhiều khó khăn. Đặc biệt, địa phương đã được công nhận làng nghề, trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh quảng bá gắn liền nghề rèn cùng với địa danh và làng nghề khác phát triển ngành du lịch công đồng”.

Trần Trọng
TIN LIÊN QUAN

Độc đáo làng nghề nhiếp ảnh

Bài và ảnh minh hòa |

Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 15km về phía Tây, làng Lai Xá (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội) được biết đến là ngôi làng có niềm đam mê đặc biệt với bộ môn nghệ thuật nhiếp ảnh. Ở đây, từ các bạn trẻ cho đến cụ già tóc trắng, ai cũng thành thạo công việc chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc quý giá của thời gian.

Xem công đoạn sản xuất bánh Trung thu tại làng nghề nổi tiếng ở Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Cứ mỗi dịp gần Rằm tháng 8, làng nghề Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm) lại tất bật từ sáng đến tối để cho ra những mẻ bánh Trung thu mang đậm hương vị truyền thống nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng.

Mãn nhãn với các sản phẩm thủ công tinh xảo của làng nghề Việt

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Trong khuôn khổ chương trình triển lãm "Vẻ đẹp của Làng nghề Việt" diễn ra ở thành phố Buôn Ma Thuột, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những tinh hoa của các dân tộc, vùng miền trên cả nước.

Kinh doanh èo uột, khách sạn rao bán nhiều vẫn khó kiếm người mua

Bảo Chương |

Mặc dù tình hình khách du lịch quốc tế đã có nhiều sự cải thiện nhưng hiện nay nhiều khách sạn ở trung tâm TP.Hồ Chí Minh phải rao bán hoặc cho thuê lại, không ít nơi đang được cải tạo thành văn phòng vì kết quả hoạt động kinh doanh thua lỗ.

Hàng quán mọc lên như nấm bên trong công viên Thủ Lệ

PHƯƠNG ANH |

Là một trong ba công viên gắn liền với người dân Hà Nội từ nhiều năm về trước, tình trạng hàng quán được đặt dày đặc trong không gian của công viên Thủ Lệ (vườn bách thú) đang khiến nhiều người dân bức xúc. 

Vụ việc 4 tiếp viên hàng không: Có thể khởi kiện người dùng hình ảnh

Việt Dũng |

Các chuyên gia luật cho rằng, những cá nhân, tổ chức nhân vụ việc 4 tiếp viên hàng không, sử dụng hình ảnh của họ để xuyên tạc, có thể bị xử lý theo pháp luật.

Gian nan vận động hiến tạng, hồi sinh những ca bệnh ngấp nghé cửa tử

Thùy Linh |

Danh sách chờ ghép tạng tại Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia luôn có khoảng 3000 bệnh nhân. Đây là những ca bệnh nặng, ngấp nghé "cửa tử", nếu như không có nguồn tạng hiến từ người cho chết não thì họ sẽ không có cơ hội sống. 

Chứng khoán: Áp lực chốt lời được dự báo diễn ra mạnh

Gia Miêu |

Áp lực chốt lời được dự báo sẽ diễn ra mạnh trong phiên giao dịch chứng khoán cuối tuần, tuy nhiên khả năng cao chỉ số tiếp tục duy trì đà tăng nhờ nhóm cổ phiếu trụ.

Độc đáo làng nghề nhiếp ảnh

Bài và ảnh minh hòa |

Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 15km về phía Tây, làng Lai Xá (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội) được biết đến là ngôi làng có niềm đam mê đặc biệt với bộ môn nghệ thuật nhiếp ảnh. Ở đây, từ các bạn trẻ cho đến cụ già tóc trắng, ai cũng thành thạo công việc chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc quý giá của thời gian.

Xem công đoạn sản xuất bánh Trung thu tại làng nghề nổi tiếng ở Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Cứ mỗi dịp gần Rằm tháng 8, làng nghề Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm) lại tất bật từ sáng đến tối để cho ra những mẻ bánh Trung thu mang đậm hương vị truyền thống nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng.

Mãn nhãn với các sản phẩm thủ công tinh xảo của làng nghề Việt

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Trong khuôn khổ chương trình triển lãm "Vẻ đẹp của Làng nghề Việt" diễn ra ở thành phố Buôn Ma Thuột, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những tinh hoa của các dân tộc, vùng miền trên cả nước.