Xóa trắng đường cao tốc tại ĐBSCL: Để giấc mơ thành hiện thực

NGUYỄN PHẤN ĐẤU |

Mội thời gian dài Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như đứng bên ngoài “cuộc chơi” xây dựng đường cao tốc. Cuối năm 2020 nơi đây chỉ có hơn 40km trên tổng số gần 1.200km đường cao tốc trên cả nước. Bước vào năm 2022 mọi chuyện đã khác, hệ thống đường cao tốc đang vươn dài ra khắp miền Tây.

Miền Tây đi trước về sau

Tháng 12.2004, tuyến cao tốc TPHCM - Trung Lương được khởi công trong niềm vui của người dân Tây Nam Bộ. Lần đầu tiên trên cả nước, tuyến đường hiện đại dài hơn 40km, trong đó có hơn 20 km đi trên cầu cạn, được xây dựng chỉ dành cho xe ôtô chạy với vận tốc lên đến 120 km/h.

Tháng 2.2010, tuyến đường hoàn thành đưa vào hoạt động. Không chỉ người dân miền Tây trố mắt thích thú chiêm ngưỡng con đường, mà cả những đám ruộng lúa mùa nơi con đường chạy qua cũng không “ngủ” được vì đèn cao áp trên đường sáng choang, lúa cứ đứng trơ không trổ bông (vì phản ứng quang kỳ), nhà đầu tư sau đó phải bồi thường cho nông dân hàng tỉ đồng. Con đường độc đạo Quốc lộ 1 từ TPHCM đi miền Tây đã xuống cấp, trở nên quá tải, thường xuyên bị ùn tắc giờ đã có cao tốc TPHCM - Trung Lương song hành, lưu thông giữa TPHCM và miền Tây thuận lợi hơn nhiều.

Nhưng chỉ có vậy, suốt 10 năm sau đó, khi cả nước sôi động không khí xây dựng đường cao tốc thì ở ĐBSCL im lìm. Nói cho chính xác, có thêm 1 dự án đường cao tốc được khởi công (cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, dài hơn 50km), nhưng sau khi khởi công dự án đã nằm im kéo dài.

Tháng 9.1945, khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước Việt Nam Dân Chủ Công hòa non trẻ mới ra đời, người dân miền Tây và Nam Bộ đã đi đầu đánh giặc Pháp xâm lược. 9 năm sau một nửa đất nước được độc lập, nhưng người dân miền Tây và Nam Bộ phải tiếp tục chiến đấu kiên cường cho đến năm 1975 để thống nhất đất nước. Vì vậy mà có câu “Nam Bộ đi trước về sau”. Ngẫu nhiên mà trong xây dựng đường cao tốc nhằm hiện đại hóa giao thông, phát triển đất nước, miền Tây cũng “đi trước về sau”.

Mãi đến năm 2021, giao thông miền Tây mới “giật mình” sau “giấc ngủ” dài với dự án Cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi. Tuyến đường có chiều dài hơn 51km, rộng 17m, quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100km/giờ, có điểm đầu kết nối với cầu Vàm Cống (TP.Cần Thơ), điểm cuối nối với tuyến tránh TP.Rạch Giá (thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) và được xây dựng song song với Quốc lộ 80 hiện hữu đã quá tải và xuống cấp.

Kìm hãm sự phát triển toàn vùng

Tại Hội nghị thẩm định Quy hoạch Vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra cuối năm rồi, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã đánh giá: Vùng ĐBSCL có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, trung tâm sản xuất lúa gạo, thủy hải sản và trái cây hàng đầu của cả nước, là khu vực có tầm quan trọng đặc biệt trong bảo đảm an ninh, chính trị, phát triển kinh tế của đất nước.

Những năm qua, vùng ĐBSCL đạt nhiều kết quả tích cực trong phát triển, tuy nhiên, tốc độ phát triển hạ tầng giao thông chưa tương xứng, chưa khai thác hết tiềm năng của vùng.

Còn theo Bí thư Tỉnh ủy Long An - ông Nguyễn Văn Được, một trong những điểm nghẽn lớn nhất đối với vùng ĐBSCL là hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu. Để ĐBSCL phát triển cùng cả nước, cần dành nguồn lực và tập trung ưu tiên phát triển hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng gắn với tầm nhìn chung của toàn vùng ĐBSCL, nhất là hệ thống đường cao tốc.

Cắt băng thông xe cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Ảnh: K.Q
Cắt băng thông xe cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Ảnh: K.Q

Hiện tuyến giao thông đường bộ “xương sống” của vùng ĐBSCL là Quốc lộ 1 đi từ TPHCM qua các địa phương Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và kết thúc ở Cà Mau, dài tổng cộng khoảng 400km.

Trục dọc quan trọng nhất vùng cách đây không lâu còn là “độc đạo”, hiện rất nhiều đoạn chỉ có 2 làn xe ôtô, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Song song và đi cặp bên Quốc lộ 1 là các dự án cao tốc, hiện chỉ mới lưu thông đoạn cao tốc TPHCM - Trung Lương (khoảng 40km).

Trục dọc thứ 2 (mới có cách đây khoảng 10 năm) là tuyến N2 (đường Hồ Chí Minh qua vùng ĐBSCL) chạy qua vùng Đồng Tháp Mười ở phía Tây. Hầu hết tuyến đường chỉ có 2 làn xe, nhiều chỗ đã bị hư hỏng do con đường đi qua vùng đất yếu. Trục dọc còn lại là Quốc lộ 60 bắt đầu ở Tiền Giang, qua cầu Rạch Miễu và các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh. Hầu hết tuyến đường này cũng chỉ có 2 làn xe, qua nhiều cầu…

Cả một vùng đất chiếm 12% diện tích và 19% dân số cả nước; đóng góp 15,4% GDP, khoảng 50% sản lượng lúa và 95% lượng gạo xuất khẩu… mà hạ tầng giao thông bộ còn quá “mỏng” như thế thì không thể đáp ứng được yêu cầu phát triển. Nói cách khác, chính hệ thống giao thông còn lạc hậu, có quá ít đường cao tốc, đã kìm hãm sự phát triển của toàn vùng ĐBSCL những năm qua!

Chạy nhanh cùng cả nước

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khẳng định từ nay đến 2030, hệ thống hạ tầng giao thông của ĐBSCL sẽ có bước phát triển đột phá, vượt bậc, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc, nhằm đưa vùng đất đầy tiềm năng này phát triển cùng cả nước. Theo quy hoạch, hệ thống đường bộ cao tốc vùng ĐBSCL bao gồm 3 trục dọc kết nối các tỉnh/thành trong vùng với TPHCM vùng Đông Nam Bộ và 3 trục ngang nhằm tăng cường kết nối với hệ thống cảng biển trong vùng với các cửa khẩu quốc tế.

Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, hạ tầng giao thông có vai trò đặc biệt quan trọng để phát triển vùng ĐBSCL và ưu tiên số 1 cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông cho khu vực này. Muốn phát triển được vùng ĐBSCL thì việc đầu tiên là cần tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó có hệ thống đường cao tốc.

Chủ trương của Nhà nước đang được cụ thể hóa bằng tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dài hơn 50km dự kiến sẽ thông xe vào dịp 30.4 năm nay. Cùng lúc dự án Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ cũng đã khởi công, dự kiến hoàn thành năm 2023, cùng lúc với cầu Mỹ Thuận 2 bắc qua sông Tiền cũng hoàn thành, giúp thời gian đi lại giữa TPHCM và Tây Đô giảm hơn một nửa so với hiện tại. Rồi các dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, An Hữu - Cao Lãnh, Cao Lãnh - Mỹ An, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng… cũng đang khởi động, dự kiến đến năm 2025 hoặc muộn hơn một chút sẽ đồng loạt hoàn thành, giúp miền Tây “chạy” nhanh cùng cả nước. Xa hơn một chút là các tuyến cao tốc TPHCM - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng dài khoảng 150km; tuyến cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu dài khoảng 212km, quy mô 4 làn xe; tuyến cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh dài khoảng 188km, quy mô 4 làn xe…

Bộ trưởng Bộ GTVT - ông Nguyễn Văn Thể cho biết, trong tương lai gần sẽ ưu tiên đặc biệt cho một số nhóm dự án ở vùng ĐBSCL như: Cao tốc TPHCM đến Cà Mau (trục dọc) và các cao tốc trục ngang như An Hữu - TP.Cao Lãnh, Châu Đốc- Cần Thơ - cảng Trần Đề...

Như vậy, có thể thấy, với quyết tâm của Chính phủ, Bộ GTVT và các địa phương vùng ĐBSCL, trong vòng 5 đến 10 năm tới, vùng ĐBSCL sẽ hoàn chỉnh tuyến cao tốc trục dọc nối TPHCM -Cà Mau và các tuyến cao tốc trục ngang bảo đảm giao thông thuận lợi giữa vùng duyên hải và vùng biên giới. Không chỉ giúp việc kết nối giao thông trong toàn vùng thuận lợi hơn nhiều mà còn tạo điều kiện để vùng ĐBSCL đầu tư các cảng biển nước sâu, giúp các tỉnh trong vùng xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, thay vì phải đưa về TPHCM rất nhiêu khê và tốn nhiều chi phí như hiện nay.

Hệ thống đường bộ cao tốc đang được đầu tư xây dựng đồng loạt và sẽ hoàn chỉnh trong tương lai gần sẽ giúp người dân miền Tây đi lại thuận lợi hơn, vùng ĐBSCL sẽ tiến nhanh hơn cùng cả nước!

NGUYỄN PHẤN ĐẤU
TIN LIÊN QUAN

Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là điểm đến giàu tiềm năng

Thảo Hương |

Theo Tạp chí Travel của Canada, Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những điểm đến xứng đáng được nhiều người ghé thăm.

Kỳ vọng Đồng bằng sông Cửu Long vươn lên mạnh mẽ cùng cả nước

Vương Trần |

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, việc nghiên cứu, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện thật tốt Nghị quyết lần này sẽ góp phần để Đồng bằng sông Cửu Long "đứng dậy" làm chủ và vươn lên mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới cùng cả nước.

Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị về phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Vương Trần |

Hội nghị nhằm quán triệt sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị và cả nước, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - vùng cực Nam của Tổ quốc, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết phát triển vùng ĐBSCL.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là điểm đến giàu tiềm năng

Thảo Hương |

Theo Tạp chí Travel của Canada, Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những điểm đến xứng đáng được nhiều người ghé thăm.

Kỳ vọng Đồng bằng sông Cửu Long vươn lên mạnh mẽ cùng cả nước

Vương Trần |

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, việc nghiên cứu, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện thật tốt Nghị quyết lần này sẽ góp phần để Đồng bằng sông Cửu Long "đứng dậy" làm chủ và vươn lên mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới cùng cả nước.

Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị về phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Vương Trần |

Hội nghị nhằm quán triệt sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị và cả nước, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - vùng cực Nam của Tổ quốc, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết phát triển vùng ĐBSCL.