Vận động khách đi phà mặc áo phao

PHƯƠNG ANH |

Huyện Kế Sách là một trong những địa phương có kênh rạch dày đặc nên số lượng các tàu khách qua sông nhiều nhất tỉnh Sóc Trăng. Mùa mưa bão, các lực lượng chức năng địa phương tăng cường công tác quản lý, triển khai các giải pháp đảm bảo đặc biệt là tại các bến đò khách ngang sông để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy.

Đặt an toàn lên hàng đầu

Bến phà liên tỉnh Sóc Trăng - Trà Vinh của gia đình ông Hứa Văn Lến (xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) được cấp phép hoạt động 17 năm nay. Trung bình mỗi ngày có khoảng 100 lượt khách qua lại. Để đảm bảo an toàn cho hành khách, chủ phương tiện thường xuyên tu bổ phà và tự giác không vận chuyển khách trong những lúc mưa lớn, gây mất an toàn giao thông...

Ông Lê Thanh Trung - Quản lý phà xã An Lạc Tây (Kế Sách, Sóc Trăng) cho biết: “Là tàu khách liên tỉnh qua sông Hậu rộng lớn, thời gian di chuyển cũng lâu hơn nên phải luôn đặt an toàn của bà con và nhân viên lên hàng đầu. Vì thế, chúng tôi thường xuyên kiểm tra và thay mới áo phao, phao cứu sinh. Khi khách xuống phà thì tuyên truyền cho mọi người mặc áo phao. Nếu khách đông thì đợi chuyến sau chứ không chở quá số người quy định. Khi chuẩn bị rời bến mà trời mưa giông thì đợi chứ không chạy, còn lỡ lúc đang di chuyển trên sông mà sóng to gió lớn thì chủ động cặp bến để neo đậu, tránh trú cho an toàn”.

Còn tàu khách của Nguyễn Văn Toàn, xã An Lạc Tây (Kế Sách, Sóc Trăng) cũng được trang bị đầy đủ các phương tiện cứu hộ và các loại giấy tờ liên quan như giấy phép hoạt động, chứng chỉ chuyên môn, niêm yết giá đặc biệt luôn đăng kiểm phương tiện đúng kỳ hạn. Nhờ đó, hơn 10 năm qua, bến đò luôn bảo đảm an toàn tuyệt đối, không để xảy ra vụ tai nạn giao thông nào.

Anh Nguyễn Văn Toàn cho biết: “Chúng tôi thường xuyên được lực lượng cảnh sát giao thông, các đoàn kiểm tra, chính quyền địa phương nhắc nhở nên nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) nhất là mùa mưa bão”.

Vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ

Tuy nhiên, theo các chủ phà, một thực tế vẫn còn tồn tại tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT là mặc dù các tàu trang bị đầy đủ phương tiện và nhắc nhở về các quy định an toàn thủy nội địa, song một số hành khách vẫn chưa tự giác mặc áo phao.

Tình trạng người tham gia trên tàu khách chưa mặc áo phao vẫn còn diễn. Ảnh: Phương Anh
Tình trạng người tham gia trên tàu khách chưa mặc áo phao vẫn còn diễn ra. Ảnh: Phương Anh

Anh Nguyễn Văn Toàn - chủ tàu khách xã An Lạc Tây (Kế Sách, Sóc Trăng) - thừa nhận, đây là thực trạng chung tại nhiều bến đò chở khách ngang sông. “Bà con có tâm lý đã biết bơi và thời gian qua phà nhanh nên không cần mặc áo phao. Vì vậy mỗi khi lên tàu chúng tôi phải tích cực tuyên truyền để người dân hiểu và tự giác thực hiện quy định, nhất là trong những ngày mực nước sông dâng cao khi đến mùa mưa bão”, anh Toàn cho biết.

Hiện nay, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) có 29 bến khách ngang sông được cấp phép hoạt động trong đó 7 bến liên tỉnh và 22 bến nội địa. So với những những năm trước đây, tình hình ATGT trên địa bàn đã được cải thiện đáng kể. Từ đầu năm 2023 đến nay trên địa bàn chưa ghi nhận vụ tai nạn giao thông đường thủy nào. Tuy nhiên với tình hình thời tiết mưa bão thất thường, việc đảm bảo ATGT đường thủy cần được chú trọng hơn nữa đặc biệt là thường xuyên kiểm tra các bến đò ngang của lực lượng chức năng.

Ông Võ Thành Bâu - Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban ATGT huyện Kế Sách (Sóc Trăng) - thông tin: “Để đảm bảo ATGT tại các bến phà, Ban ATGT huyện đã xây dựng kế hoạch và phối hợp lực lượng chức năng, chính quyền địa phương thực đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền pháp luật về trật tự ATGT đường thủy nội địa. Kết hợp với việc kiểm tra 2 lượt (đi - về) đồng thời xử lý đối với các lỗi vi phạm nhằm đảm bảo an toàn cho người dân, học sinh khi tham gia giao thông qua các bến trong mùa mưa bão”.

PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Hàng trăm em học sinh Khmer Sóc Trăng nhận quà trước thềm năm học mới

PHƯƠNG ANH |

Sáng ngày 13.8, tại Chùa Quan Âm Đông Hải (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng), đoàn từ thiện đến từ Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bến Tre phối hợp với UBND thị xã Vĩnh Châu tổ chức phát quà cho học sinh dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn trước thềm năm học 2023-2024.

Sóc Trăng biểu dương 40 điển hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

PHƯƠNG ANH |

Chiều 11.8, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Công an tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến công nhân, viên chức, lao động trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2018-2023 và tổng kết mô hình “Đảm bảo an ninh trật tự” tại Khu công nghiệp An Nghiệp.

Biến lá bồ đề thành tranh, 9X Sóc Trăng giải quyết việc làm cho hàng chục lao động

PHƯƠNG ANH |

Từ những chiếc lá bồ đề bình thường, sau khi qua các công đoạn xử lý, Đặng Duy Khánh (28 tuổi, ngụ xã Vĩnh Hiệp, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) đã biến thành những bức tranh sinh động và tinh xảo mang đậm nét Phật giáo.

Liên kết, đa dạng sản phẩm để vực dậy làng nghề trăm năm ở Sóc Trăng

Phương Anh |

Làng nghề đan đát Phú Tân, huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) có khoảng trăm năm. Trước đây, bà con phải vận chuyển ra trung tâm thành phố Sóc Trăng hay đi bán dạo ở các địa phương lân cận nên đôi khi thu nhập bấp bênh. 2 năm trở lại đây, người làm nghề ai cũng phấn khởi, vui mừng vì sản phẩm được bao tiêu và còn được xuất khẩu.

Không còn kéo cày, con trâu vẫn là “đầu cơ nghiệp” ở Sóc Trăng

Phương Anh |

Làn sóng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp khiến hình ảnh “con trâu đi trước cái cày theo sau” dần không còn nữa. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, con trâu vẫn được người dân nuôi dưỡng như một loài vật có giá trị kinh tế cao. Tại các huyện Thạnh Trị, Trần Đề của tỉnh Sóc Trăng, nhiều hộ vươn lên khá giàu cũng từ nuôi trâu thương phẩm.

Bắt đối tượng bắt cóc bé trai ở Long Biên đòi 15 tỉ đồng tiền chuộc

Khánh Linh |

Bé trai đi xe đạp ở khu đô thị quận Long Biên (Hà Nội), bất ngờ bị người đàn ông bắt cóc đưa vào ôtô và đòi gia đình nạn nhân hơn 10 tỉ đồng nếu muốn chuộc con. Tuy nhiên, nghi phạm đã bị bắt sau 10 tiếng gây án.

Mục tiêu thị trường chứng khoán chinh phục ngưỡng 1.300 điểm

Gia Miêu |

Đà tăng điểm của thị trường chứng khoán vẫn được duy trì nhưng nhìn chung thị trường đang có sự phân hóa rất rõ rệt trong các nhóm ngành.

Hơn 3,3 triệu người được nhận tháng lương hưu tăng thêm đầu tiên

LƯƠNG HẠNH |

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, đơn vị này bắt đầu thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH của tháng 8.2023 và truy trả số tiền chênh lệch tăng thêm của tháng 7.2023 theo mức mới cho hơn 3,3 triệu người hưởng trên toàn quốc vào ngày 14.8.

Hàng trăm em học sinh Khmer Sóc Trăng nhận quà trước thềm năm học mới

PHƯƠNG ANH |

Sáng ngày 13.8, tại Chùa Quan Âm Đông Hải (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng), đoàn từ thiện đến từ Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bến Tre phối hợp với UBND thị xã Vĩnh Châu tổ chức phát quà cho học sinh dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn trước thềm năm học 2023-2024.

Sóc Trăng biểu dương 40 điển hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

PHƯƠNG ANH |

Chiều 11.8, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Công an tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến công nhân, viên chức, lao động trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2018-2023 và tổng kết mô hình “Đảm bảo an ninh trật tự” tại Khu công nghiệp An Nghiệp.

Biến lá bồ đề thành tranh, 9X Sóc Trăng giải quyết việc làm cho hàng chục lao động

PHƯƠNG ANH |

Từ những chiếc lá bồ đề bình thường, sau khi qua các công đoạn xử lý, Đặng Duy Khánh (28 tuổi, ngụ xã Vĩnh Hiệp, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) đã biến thành những bức tranh sinh động và tinh xảo mang đậm nét Phật giáo.

Liên kết, đa dạng sản phẩm để vực dậy làng nghề trăm năm ở Sóc Trăng

Phương Anh |

Làng nghề đan đát Phú Tân, huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) có khoảng trăm năm. Trước đây, bà con phải vận chuyển ra trung tâm thành phố Sóc Trăng hay đi bán dạo ở các địa phương lân cận nên đôi khi thu nhập bấp bênh. 2 năm trở lại đây, người làm nghề ai cũng phấn khởi, vui mừng vì sản phẩm được bao tiêu và còn được xuất khẩu.

Không còn kéo cày, con trâu vẫn là “đầu cơ nghiệp” ở Sóc Trăng

Phương Anh |

Làn sóng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp khiến hình ảnh “con trâu đi trước cái cày theo sau” dần không còn nữa. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, con trâu vẫn được người dân nuôi dưỡng như một loài vật có giá trị kinh tế cao. Tại các huyện Thạnh Trị, Trần Đề của tỉnh Sóc Trăng, nhiều hộ vươn lên khá giàu cũng từ nuôi trâu thương phẩm.