TPHCM sẽ chi gần 250 tỉ đồng nâng tĩnh không 2 cầu bắc qua sông Sài Gòn

MINH QUÂN |

TPHCM - Hai cầu Bình Triệu 1 và Bình Phước 1 bắc qua sông Sài Gòn sẽ được nâng tĩnh không lên 7m, tổng mức đầu tư gần 250 tỉ đồng, hoàn thành năm 2024 giúp tàu thuyền lưu thông dễ dàng, thúc đẩy phát triển giao thông thủy.

Theo Sở Giao thông vận tải (GTVT) TPHCM, hai dự án nâng tĩnh không cầu Bình Triệu 1 (tổng vốn hơn 133 tỉ đồng) và cầu Bình Phước 1 (tổng vốn gần 112 tỉ đồng) sẽ trình HĐND TPHCM thông qua chủ trương đầu tư vào kỳ họp trong tháng 3 này.

Nếu được thông qua, cả hai cây cầu sẽ được nâng tĩnh không lên 7 m, triển khai trong năm nay và hoàn thành năm 2024.

Cầu Bình Phước 1 nằm trên Quốc lộ 1, bắc qua sông Sài Gòn, (nối Thành phố Thủ Đức với quận 12) thông xe năm 2003, dài gần 480m, rộng hơn 11m. Tuy nhiên do tĩnh không cầu chỉ khoảng 6 m gây khó khăm cho tàu thuyền qua lại.

Tháng 8.2022, dầm thép nhịp chính cầu Bình Phước 1 bị cong vênh, biến dạng do bị phương tiện đường thủy va chạm. Đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra được phương tiện gây ra sự cố và tiến hành sửa chữa cầu. Để đảm bảo an toàn, xe trọng tải lớn vẫn bị cấm đi qua cầu Bình Phước 1.

Cầu Bình Triệu 1 tĩnh không thấp gây khó khăn cho phương tiện đường thủy.  Ảnh: Chân Phúc
Cầu Bình Triệu 1 tĩnh không thấp gây khó khăn cho phương tiện đường thủy. Ảnh: Chân Phúc

Tương tự, cầu Bình Triệu 1 bắc qua sông Sài Gòn nối Thủ Đức với quận Bình Thạnh xây trước năm 1975, được sửa chữa và mở rộng năm 2010. Tĩnh không cầu chỉ 5,5m gây khó khăn rất lớn trong vận chuyển hành khách cũng như hàng hóa bằng đường thủy nội địa.

Sông Sài Gòn là tuyến vận tải đường thủy nội địa quan trọng trong mạng lưới giao thông thủy tại khu vực Đông Nam bộ, phục vụ vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương đến các cảng biển khu vực TPHCM và khu bến Cái Mép (cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu).

Tuy nhiên, do tĩnh không thấp, nhiều cầu bắc qua sông Sài Gòn đang là trở ngại với tàu thuyền, kìm hãm phát triển đường thủy.

Theo đánh giá của Sở GTVT TPHCM, thành phố có tiềm năng, lợi thế lớn về hệ thống sông ngòi với 110 tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy, bao gồm tuyến đường thủy nội địa, tuyến hàng hải (tổng chiều dài hơn 975km) cùng hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa và bến thủy nội địa rải khắp trên địa bàn.

Thời gian qua, nhiều tuyến đường sông, biển đã được khai thác vận chuyển hành khách, hàng hóa, phát triển du lịch... nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng, nguyên nhân một phần do tĩnh không cầu thấp.

Cụ thể, trong 92 tuyến đường thủy nội địa địa phương và 5 tuyến đường thủy nội địa quốc gia, có tổng cộng 218 cầu thì 102 cầu không đảm bảo tĩnh không, khẩu độ cần có.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Giao thông thủy TPHCM cạnh tranh với đường bộ

MINH QUÂN |

TPHCM có 110 tuyến sông, kênh, rạch với tổng chiều dài gần 1.000km, cùng với hệ thống cảng biển, bến thủy nội địa rải đều được xem là lợi thế phát triển giao thông thủy nhưng đầu tư lĩnh vực này chưa tương xứng. Do đó, sắp tới TPHCM sẽ chi hàng chục nghìn tỉ đồng khai thác tối đa tiềm năng giao thông thủy, giúp chia lửa và hướng tới cạnh tranh với đường bộ trong tương lai.

TPHCM đến thời phát triển giao thông thủy: Giao thông thủy giảm gánh nặng cho vận tải đường bộ

MINH QUÂN |

TPHCM đang đẩy mạnh giao thông đường thủy với kỳ vọng giúp giảm gánh nặng cho vận tải đường bộ, giảm ùn tắc trong nội thành. Trong đó, tuyến buýt sông, phà biển được khai thác thời gian qua giúp người dân có thêm lựa chọn đi lại, từ đó góp phần phát triển giao thông công cộng và hạn chế xe cá nhân.

Dầm cầu Bình Phước 1 bị tông hư hỏng, 10 ngày vẫn chưa tìm được "thủ phạm"

MINH QUÂN |

TPHCM – Dầm thép cầu Bình Phước 1 trên quốc lộ 1 (nối Thành phố Thủ Đức với quận 12) cong vênh, biến dạng do bị phương tiện đường thủy va chạm, xảy ra 10 ngày qua nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa tìm được phương tiện gây ra sự cố.

Bức xúc vì cọc giải phóng mặt bằng cao tốc bị dời, dân không nhận đền bù

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Công tác kiểm đếm giải phóng mặt bằng đã xong, nhưng bất ngờ chủ đầu tư lại dịch chuyển các cọc giải phóng mặt bằng cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh. Người dân không biết, chính quyền địa phương cũng không hay, nên người dân “quay xe”, nhất quyết không nhận tiền đền bù.

Chứng khoán: Nhịp giảm điểm đang xuất hiện trở lại

Gia Miêu |

Xu hướng hồi phục lên ngưỡng kháng cự 1.070-1.080 điểm là khá mong manh do dòng tiền chưa có dấu hiệu quay trở lại thị trường chứng khoán.

Mặt bằng khối đế chung cư vắng khách thuê

Thu Giang |

Do nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân giảm mạnh đã khiến mặt bằng khối đế tại nhiều khu chung cư, căn hộ cao cấp TP. Hà Nội rơi vào cảnh ảm đạm, vắng vẻ khách thuê.

Bí thư Bắc Ninh chỉ đạo, doanh nghiệp mong sớm gỡ vướng dự án Cụm công nghiệp làng nghề

Vân Trường |

Đại diện Tập đoàn Hanaka cho biết, mong từng ngày được bàn giao nốt mặt bằng để hoàn thiện Dự án Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá, góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề.

Lắp thiết bị báo cháy từ xa: “Tôi chưa nghe thấy ai yêu cầu”

Kim Sơn |

Mặc dù đã quá hạn phải lắp thiết bị giám sát, truyền tin tự động qua mạng tới Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an) về tình trạng của hệ thống phòng cháy, cũng như sự cố cháy nổ, tuy nhiên, nhiều chung cư chưa tiến hành lắp đặt; thậm chí có nơi còn chưa nghe nói tới quy định này.

Giao thông thủy TPHCM cạnh tranh với đường bộ

MINH QUÂN |

TPHCM có 110 tuyến sông, kênh, rạch với tổng chiều dài gần 1.000km, cùng với hệ thống cảng biển, bến thủy nội địa rải đều được xem là lợi thế phát triển giao thông thủy nhưng đầu tư lĩnh vực này chưa tương xứng. Do đó, sắp tới TPHCM sẽ chi hàng chục nghìn tỉ đồng khai thác tối đa tiềm năng giao thông thủy, giúp chia lửa và hướng tới cạnh tranh với đường bộ trong tương lai.

TPHCM đến thời phát triển giao thông thủy: Giao thông thủy giảm gánh nặng cho vận tải đường bộ

MINH QUÂN |

TPHCM đang đẩy mạnh giao thông đường thủy với kỳ vọng giúp giảm gánh nặng cho vận tải đường bộ, giảm ùn tắc trong nội thành. Trong đó, tuyến buýt sông, phà biển được khai thác thời gian qua giúp người dân có thêm lựa chọn đi lại, từ đó góp phần phát triển giao thông công cộng và hạn chế xe cá nhân.

Dầm cầu Bình Phước 1 bị tông hư hỏng, 10 ngày vẫn chưa tìm được "thủ phạm"

MINH QUÂN |

TPHCM – Dầm thép cầu Bình Phước 1 trên quốc lộ 1 (nối Thành phố Thủ Đức với quận 12) cong vênh, biến dạng do bị phương tiện đường thủy va chạm, xảy ra 10 ngày qua nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa tìm được phương tiện gây ra sự cố.