Ước mong của giáo viên vùng khó trước thềm năm mới

CÔ NGUYỄN THỊ MỸ KIỀU - GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS - THPT LÊ HỮU TRÁC (ĐẮK NÔNG) |

Bước sang năm Quý Mão, tôi mong các ban ngành quan tâm hơn nữa đến đời sống của giáo viên vùng sâu, vùng xa; đặc biệt là bổ sung thêm nhân sự để giáo viên bớt khổ.

Tôi là giáo viên vùng sâu vùng xa thuộc tỉnh Đăk Nông. Trường tôi công tác có những anh chị em đồng nghiệp từ khắp mọi miền đất nước lên công tác như: Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam…

Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, ai nấy đều có nỗi niềm riêng. Nhiều năm nay, giáo viên công tác nơi đây hầu như không về quê, một phần vì ngày nghỉ ít mà quê nhà lại xa và một phần nữa là chúng tôi chỉ nhận một tháng lương, thưởng Tết không có nên không đủ trang trải khi về quê. Xa quê, ai cũng man mác nỗi nhớ nhà, nhớ không khí Tết quê hương.

Gắn bó với mảnh đất này lâu năm, giờ có thêm gia đình, chúng tôi xem nơi đây như quê hương thứ hai của mình. Bà con dân bản tuy nghèo và khó khăn nhưng tình cảm nồng ấm nên cũng khiến chúng tôi vơi đi nỗi nhớ nhà.

Tết của giáo viên vùng cao tuy đơn giản nhưng đủ đầy không kém. Những ngày cuối năm giáp Tết, các thầy gói bánh chưng, các cô làm mứt, các em học sinh phụ thầy cô trang trí những cành cây khô với hoa đào hoa mai giả. Chúng tôi hạnh phúc vì những điều giản dị như vậy.

 
Các thầy giáo vùng cao gói bánh chưng dịp Tết. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Năm Nhâm Dần sắp đi qua với bao nỗi niềm, Trường THCS -THPT Lê Hữu Trác nơi tôi công tác được lập lên từ Trường THCS Trần Phú do nhu cầu của địa phương. Số lớp tăng, số học sinh tăng nhưng giáo viên lại không tăng.

Hiện tại trường có 22 lớp (mỗi lớp từ 40 đến 47 học sinh) nhưng chỉ có 23 giáo viên. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi giáo viên phải làm thêm công việc cho một giáo viên nữa (có người phải dạy 42 tiết/tuần chưa kể kiêm nhiệm, không ai dạy dưới 25 tiết/tuần). Công việc gấp đôi, trách nhiệm gấp đôi mà phụ cấp lại ít ỏi.

Thế nhưng, nhìn các em học sinh ham học, những ánh mắt khao khát được đến trường, thầy cô chúng tôi lại lấy đó làm động lực để tiếp tục công tác mỗi ngày. Khó khăn, vất vả, mệt mỏi, áp lực chưa từng vơi nhưng thầy cô giáo vẫn mang trong mình tình yêu thương vô hạn với các em. Tình yêu ấy không vì khó khăn, gian nan, vất vả mà mai một, nó ngày càng lớn dần, trở thành một tình yêu bất diệt trong tim mỗi giáo viên vùng cao.

 
Cô Mỹ Kiều có một tình yêu bất diệt với các em học sinh vùng cao. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bước sang năm mới Quý Mão, tôi chỉ mong sao năm nay mưa thuận gió hòa để bà con có thêm thu nhập, cuộc sống người dân nơi đây càng ngày càng khá hơn, cái nghèo lùi xa để họ có điều kiện quan tâm đến việc học của con em mình, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của xã được phát triển hơn.

Bên cạnh đó, tôi mong các ban ngành quan tâm hơn nữa đến đời sống của giáo viên vùng sâu, vùng xa; đặc biệt là bổ sung thêm nhân sự để giáo viên bớt khổ.

Năm mới sắp đến, tôi xin chúc toàn thể giáo viên sức khỏe, gặt hái được nhiều trái ngọt. Chúng ta hãy cùng nhau cố gắng vì sự nghiệp giáo dục nước nhà.

CÔ NGUYỄN THỊ MỸ KIỀU - GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS - THPT LÊ HỮU TRÁC (ĐẮK NÔNG)
TIN LIÊN QUAN

Học sinh cuối cấp lên phương án học xuyên Tết

Tường Vân |

Không có tâm lí nghỉ xả hơi sau học kỳ đầy căng thẳng, các học sinh cuối cấp lên kế hoạch cho việc học tập trong suốt thời gian nghỉ Tết Nguyên đán.

Giáo dục học sinh yêu Tết cổ truyền, yêu truyền thống văn hoá Việt

Vân Trang |

Gói bánh chưng, viết thư pháp, tham gia các trò chơi dân gian,... Rất nhiều hoạt động thú vị và ý nghĩa được các trường học tổ chức để giáo dục học sinh về văn hóa, Tết cổ truyền.

Giáo dục 24/7: Phụ huynh xin giáo viên giao bài tập Tết cho con

Nhóm PV |

Giáo dục 24/7 ngày 18.1:  Sẽ công nhận chéo kết quả thi đánh giá năng lực để tuyển sinh; Trường học không giao bài tập Tết, phụ huynh xin cô giao bài cho con; Trường Đại học Công nghệ TPHCM lên tiếng về việc sinh viên phải đi thực tập xuyên Tết...

Công trình trái phép mọc nhiều năm nhưng địa phương khó xử lý

Hoài Luân |

Phú Yên - Mặc dù chính quyền địa phương đã lập biên bản nhiều lần đối với trường hợp lấn chiếm, san gạt đất đồi để xây dựng công trình trái phép, tuy nhiên đến nay, việc xử lý vẫn còn nhiều bất cập.

600 tỉ đồng ông Đinh La Thăng gây thiệt hại chưa có cách thu hồi

PHẠM ĐÔNG |

"Ông Đinh La Thăng phải đền bù 600 tỉ đồng, đã đi tù rồi. Đây là bản án khó thi hành nhưng không tuyên không được. Cách nào để bản án thực thi trên thực tế thì chúng tôi chưa nghĩ ra giải pháp", Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cảnh sát hóa trang chặn bắt loạt thanh niên đi xe máy có pô "khạc" ra lửa

Tô Thế |

Hà Nội - Đêm 19.3, rạng sáng 20.3, 4 tổ công tác liên ngành 141 (Công an TP Hà Nội) hóa trang làm nhiệm vụ trên đường Võ Chí Công đã bắt giữ hàng loạt "quái xế" nẹt pô gây náo loạn đường phố.

Thái Bình: Bắt giữ anh vợ trùm giang hồ Đường Nhuệ liên quan đến ma tuý

TRUNG DU |

Nguyễn Văn Bình (47 tuổi, biệt danh Bình "phê") - là anh trai của Nguyễn Thị Dương, anh vợ của Nguyễn Xuân Đường (tức trùm giang hồ Đường Nhuệ) mới bị Công an tỉnh Thái Bình bắt giữ.

Quảng Nam: Để lại thư tuyệt mệnh nhảy cầu, rồi về nhà ngủ

Hoàng Bin |

Người đàn ông ở Quảng Nam để lại lá thư tuyệt mệnh nhảy cầu và nhờ cộng đồng mạng nhắn gửi cho người thân, rồi xuất hiện ở nơi không ngờ.

Học sinh cuối cấp lên phương án học xuyên Tết

Tường Vân |

Không có tâm lí nghỉ xả hơi sau học kỳ đầy căng thẳng, các học sinh cuối cấp lên kế hoạch cho việc học tập trong suốt thời gian nghỉ Tết Nguyên đán.

Giáo dục học sinh yêu Tết cổ truyền, yêu truyền thống văn hoá Việt

Vân Trang |

Gói bánh chưng, viết thư pháp, tham gia các trò chơi dân gian,... Rất nhiều hoạt động thú vị và ý nghĩa được các trường học tổ chức để giáo dục học sinh về văn hóa, Tết cổ truyền.

Giáo dục 24/7: Phụ huynh xin giáo viên giao bài tập Tết cho con

Nhóm PV |

Giáo dục 24/7 ngày 18.1:  Sẽ công nhận chéo kết quả thi đánh giá năng lực để tuyển sinh; Trường học không giao bài tập Tết, phụ huynh xin cô giao bài cho con; Trường Đại học Công nghệ TPHCM lên tiếng về việc sinh viên phải đi thực tập xuyên Tết...