Thực hiện cải cách tiền lương sẽ giải quyết nhiều cái khó của giáo viên

Trang Hà |

Hiện nhiều giáo viên trên cả nước mong muốn việc cải cách tiền lương sớm đi vào thực tiễn, đảm bảo vấn đề lương được thỏa đáng.

Đau lòng giáo viên nghỉ việc vì lương không đủ sống

“Bao giờ giáo viên có thể sống bằng lương?" là câu hỏi khiến nhiều thầy cô giáo trăn trở. Nỗi vất vả của người giáo viên khó có thể diễn đạt qua một vài câu chữ. Họ đối mặt với nhiều áp lực, từ chất lượng giảng dạy đến đổi mới chương trình rồi phải tìm cách xoay sở sinh hoạt và nuôi dạy con cái trong bối cảnh đồng lương eo hẹp.

Nhiều giáo viên không khỏi xót xa khi thấy chính những đồng nghiệp thân thiết của mình phải rời xa bục giảng, rẽ sang con đường khác vì mối lo cơm áo gạo tiền.

Tâm tư về vấn đề này, thầy Phùng Văn Tráng - giáo viên Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Hậu Giang) cho biết, bản thân đã chứng kiến rất nhiều giáo viên khi không có đủ thu nhập để trang trải cuộc sống phải làm thêm các công việc khác.

Đến giai đoạn áp lực ghì chặt, con cái đi học, bệnh tật ập đến, giáo viên phải tìm cách để giải quyết vấn đề tiền bạc. Lúc bấy giờ, nhiều thầy cô đã nghỉ việc đi xuất khẩu lao động hay làm các công việc khác với mong muốn nâng cao thu nhập.

"Tôi rất buồn khi thầy cô không theo được sự nghiệp giáo dục của mình. Nghề giáo vất vả và nhiều cái khó, thế nhưng nhiều trường hợp, đồng lương vẫn không đủ sống" - thầy Tráng trăn trở.

Chứng kiến nhiều thầy cô giáo trên địa bàn phải tranh thủ các ngày nghỉ, lễ tết để làm thêm, hay trồng lúa, chăn nuôi để có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống, cô Lê Thị Nhung - giáo viên Trường THCS Quang Sơn (Vĩnh Phúc) không khỏi xót xa.

"Giáo viên đối mặt với nhiều áp lực, thế nhưng lương vẫn chưa được cải thiện nhiều. Điều này khiến nhiều thầy cô trăn trở và đến lúc không thể chịu được áp lực phải đành chuyển nghề, rất đau xót" - cô Nhung nói.

Giáo viên hiện nay đối mặt với nhiều áp lực. Ảnh: Trang Hà
Giáo viên hiện nay đối mặt với nhiều áp lực. Ảnh: Trang Hà

Mong chờ cải cách tiền lương

Thông tin cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW dự kiến thực hiện từ 1.7.2024 được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có lực lượng giáo viên phấn khởi, đồng tình.

Một trong những vấn đề mà đội ngũ nhà giáo đặc biệt quan tâm là bảng lương giáo viên khi thực hiện cải cách tiền lương và sau cải cách thì mức lương sẽ tăng, phần nào giải quyết được bất cập về lương hiện nay.

Với thầy Thạch Ngọc Sáng - giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Tiểu Cần (Trà Vinh), làm việc và cống hiến hết mình cũng cần nhận về mức lương và chế độ đãi ngộ tương xứng. Thế nhưng, mức lương hiện nay của giáo viên vẫn chưa đủ sống.

Vì vậy, thầy Sáng và giáo viên cả nước đang trông đợi vào đợt cải cách tiền lương sắp tới. Điều này tạo tinh thần phấn khởi, thúc đẩy tinh thần cống hiến và giúp giáo viên bám trụ với nghề.

Gắn bó với nghề 23 năm, cô Phạm Thị Nga - giáo viên bậc tiểu học tại Hải Dương cho biết, khi làm nghề, áp lực đầu tiên là chế độ chính sách lương bổng của nghề giáo trong 3 năm qua không hề tăng mặc dù nền giáo dục nước ta thay đổi liên tục từ chương trình giảng dạy, thi cử.

Người giáo viên phải đảm bảo rất nhiều khối lượng công việc mà không có sự khuyến khích trong khi nhu cầu về đời sống, sinh hoạt ngày càng leo thang. Vì vậy, cô Nga rất kỳ vọng vào đợt cải cách tiền lương tới đây.

"Thực hiện cải cách tiền lương sẽ giải quyết nhiều cái khó của giáo viên, vừa giải quyết về vấn đề vật chất, vừa động viên về tinh thần. Đó là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, là động lực để chúng tôi tiếp bước trên sự nghiệp trồng người của mình" - cô Nga nói.

Dự kiến sau cải cách tiền lương năm 2024, lương nhà giáo sẽ được ưu tiên xếp cao nhất trong thang bảng lương khối hành chính sự nghiệp. Đối với giáo viên là viên chức, dự kiến từ năm 2025, lương giáo viên sẽ được tăng bình quân 7% mỗi năm, cho đến khi mức lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.

Trang Hà
TIN LIÊN QUAN

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội có tăng khi cải cách tiền lương không?

Minh Hương |

Nếu cải cách tiền lương làm tăng lương thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng sẽ tăng lên.

Hợp thức hóa dạy thêm, giáo viên có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Danh Trang |

Khi dạy thêm được quy định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cá nhân, tổ chức muốn đầu tư kinh doanh hay tham gia thị trường dạy thêm phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh.

Lợi ích kép từ việc hợp thức hóa dạy thêm học thêm

Hồng Nhung |

Giáo viên có thêm cơ hội trau dồi kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, tăng thu nhập chính đáng; học sinh được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức; phụ huynh yên tâm làm việc là "lợi ích kép" của việc hợp thức hóa dạy thêm học thêm.

Qua thời điểm khó khăn, hướng dẫn viên du lịch chạy không ngày nghỉ

MINH HÀ |

Trải qua thời điểm đóng cửa vì dịch Covid-19, đến nay ngành du lịch đã có nhiều khởi sắc, nhiều hướng dẫn viên chạy xô không ngày nghỉ.

Hợp thức hóa dạy thêm giúp giáo viên nâng cao chuyên môn, tăng thu nhập

Trang Hà |

Đề xuất đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện đang là điểm nóng trong dư luận. Xoay quanh vấn đề này, PGS.TS Phạm Mạnh Hà - chuyên gia giáo dục, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã có cuộc trò chuyện cùng Lao Động.

Nhiều xe "hãng" đón trả khách sai quy định gây mất an toàn giao thông ở TPHCM

Nhóm PV |

Tình trạng xe của các nhà xe chạy tuyến cố định, xe hợp đồng đón, trả khách sai quy định trên một số tuyến đường nội đô và quốc lộ trên địa bàn thành phố TPHCM  vẫn diễn ra tràn lan, gây mất an toàn giao thông.

Xe máy có nguy cơ giảm tuổi thọ nếu lắp camera hành trình

Xuân Mai - Hải Danh |

Trước đề xuất lắp camera hành trình cho xe máy của Bộ Công An tại Dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, nhiều chuyên gia cho biết, việc gắn thêm camera hành trình có nhiều tác động xấu đến tuổi thọ của xe.

TPHCM xử lý nghiêm cán bộ nhũng nhiễu, chậm giải quyết thủ tục hành chính

Huyền Trân |

TPHCM sẽ kiên quyết xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, làm phát sinh thêm thủ tục hành chính hoặc nhiều lần để xảy ra tình trạng chậm trễ trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội có tăng khi cải cách tiền lương không?

Minh Hương |

Nếu cải cách tiền lương làm tăng lương thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng sẽ tăng lên.

Hợp thức hóa dạy thêm, giáo viên có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Danh Trang |

Khi dạy thêm được quy định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cá nhân, tổ chức muốn đầu tư kinh doanh hay tham gia thị trường dạy thêm phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh.

Lợi ích kép từ việc hợp thức hóa dạy thêm học thêm

Hồng Nhung |

Giáo viên có thêm cơ hội trau dồi kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, tăng thu nhập chính đáng; học sinh được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức; phụ huynh yên tâm làm việc là "lợi ích kép" của việc hợp thức hóa dạy thêm học thêm.