Giáo viên mong hợp thức hóa dạy thêm để thoát cảm giác lo âu, thấp thỏm

Thanh Hằng |

Hiện có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh đề xuất đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, phần đông giáo viên, chuyên gia giáo dục cho rằng, điều này là cần thiết để việc dạy thêm của giáo viên được rõ ràng, minh bạch.

Dạy thêm không xấu nếu xuất phát từ nguyện vọng chính đáng

Trước đề xuất đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cô Đặng Thị Mai - giáo viên tiểu học tại Nghệ An cho rằng, nhu cầu học sinh học thêm và giáo viên dạy thêm là có thật. Nếu phụ huynh thấy con yếu môn nào, họ sẽ tìm chỗ dạy và giáo viên phù hợp để rèn thêm môn đó. Việc học thêm cũng là tự nguyện, giáo viên và phụ huynh tự trao đổi với nhau.

“Học sinh trên lớp đông, mức độ tiếp thu kiến thức cũng khác nhau, một tiết học khó có thể quan tâm tới tất cả các em. Thêm vào đó, phụ huynh bận rộn công việc, không thể sát sao việc học của con nhỏ, việc làm bài tập và chuẩn bị bài cho hôm sau gần như phụ thuộc vào ý thức của học sinh để hoàn thành.

Tuy biết dạy thêm chính học sinh của mình là không đúng quy định nhưng vì nhiều lý do mà giáo viên chúng tôi vẫn phải dạy thêm.

Học sinh cần học, giáo viên cần dạy để vừa bồi dưỡng kiến thức cho học sinh vừa có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Giáo viên dạy thêm như tôi bỏ công bỏ sức chính đáng của mình để làm thêm mà cảm giác luôn thấp thỏm, lo âu, sợ bị kiểm tra, kỷ luật” - cô Mai chia sẻ.

Vì vậy, cô Mai mong mỏi đề xuất đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện sớm được thông qua. Lúc bấy giờ, việc dạy thêm của giáo viên được rõ ràng, minh bạch.

Cần có quy định và quản lý rõ ràng về việc dạy thêm

Dạy thêm, học thêm luôn là chủ đề khiến dư luận quan tâm và nhận nhiều ý kiến trái chiều. Bàn về vấn đề này, PGS.TS Phạm Mạnh Hà - chuyên gia giáo dục, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, đề xuất đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện là cần thiết và hợp lý.

Việc dạy và học thêm sẽ thật sự cần thiết khi học sinh tự nguyện đăng ký tham gia học, học vì đam mê yêu thích, vì nhu cầu được trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chứ không phải học vì gánh nặng điểm số hay bất kì lí do nào khác. Dạy thêm, học thêm sẽ chỉ xấu khi có một bộ phận giáo viên ép buộc, lôi kéo, tạo sức ép, dọa nạt học sinh phải học thêm.

Thực tế, việc học thêm, dạy thêm nếu xuất phát từ nguyện vọng chính đáng của người học không đáng bị lên án. Khi phụ huynh cần cho con mình ôn bài, học sinh có mong muốn ôn luyện những kiến thức chưa vững, muốn rèn luyện thêm năng lực nâng cao, sẵn sàng cho các kỳ thi tuyển sinh, kỳ thi chuyển cấp, thi học sinh giỏi... Lúc đó, học sinh, phụ huynh sẽ tìm đến giáo viên như một địa chỉ tin cậy.

PGS
PGS.TS Phạm Mạnh Hà ủng hộ đề xuất đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ảnh: Nhân vật cung cấp

PGS.TS Phạm Mạnh Hà nhận định, để giúp hoạt động dạy thêm, học thêm trở nên đúng nghĩa, cần tránh những tình trạng lợi dụng lớp học này để bắt ép học sinh đi học thêm.

Trước tiên, cần có sự thống nhất giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh trong việc xác định mục đích của việc dạy thêm, học thêm. Đây là giải pháp hỗ trợ học sinh học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng, không phải cách để bắt ép học sinh học thêm để đạt được thành tích cao.

“Song song với đề xuất đưa hoạt động dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải có quy định rõ ràng.

Đồng thời, Bộ cần phải giải trình phương pháp quản lý để chống tiêu cực và đưa hoạt động dạy thêm, học thêm đi đúng hướng, đúng với nhu cầu của giáo viên và học sinh” - PGS Hà nói.

Thanh Hằng
TIN LIÊN QUAN

Phụ huynh cho con đi học thêm từ lớp 1

Trang Hà |

Học thêm là câu chuyện đau đầu của nhiều gia đình, có phụ huynh cho con đi học thêm từ năm lớp 1 vì nhiều lý do.

Hợp thức hóa việc dạy thêm, tăng thu nhập cho giáo viên

Hồng Nhung |

Giáo viên, phụ huynh ủng hộ đề nghị đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì nhiều lý do.

Lý do nhiều người ủng hộ dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Danh Trang |

Nhiều giáo viên, chuyên gia ủng hộ dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện để đảm bảo chất lượng giảng dạy, bảo vệ quyền lợi của học sinh và gia đình.

Người phụ nữ lái ôtô bất ngờ tông vào cột điện, 3 mẹ con bị thương

ĐÌNH TRỌNG |

Tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, xe ôtô đang lưu thông bất ngờ tông vào cột điện. Người dân chạy đến hỗ trợ đưa 2 trẻ em và người phụ nữ cầm lái ra ngoài đi cấp cứu.

Lão nông kể chuyện trồng 10.000 chậu lúa làm Con đường lúa gạo Việt Nam

Tạ Quang |

Hậu Giang - "Con đường lúa gạo Việt Nam" sẽ là mô hình thể hiện quá trình phát triển ngành trồng lúa Việt Nam từ khi làm nông nghiệp sơ khai, nông nghiệp kinh tế tiểu nông, nông nghiệp thời công nghiệp hóa, nông nghiệp hiện đại 4.0.

Học sinh nín thở chờ đợi chốt phương án thi tốt nghiệp THPT với 4 môn

Thanh Hằng |

Đề xuất phương án thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) 2+2 từ năm 2025 nhận được nhiều sự ủng hộ của người học và người dạy.

Nhà văn Y Ban: Đàn bà xấu hay đẹp, tôi đều ám ảnh

NHÓM PV |

Chương trình Cà phê chiều thứ 7 của báo Lao Động có cuộc trò chuyện với nhà văn Y Ban về văn học Việt Nam đương đại đang bị cho là thiếu tác phẩm xứng tầm, thiếu tác giả tài năng.

Bức tranh sinh động về cuộc sống công nhân và vai trò của tổ chức Công đoàn

Mi Lan |

Ngày 26.11, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ diễn ra Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn do Báo Lao Động tổ chức, Tổng LĐLĐVN chủ trì, phối hợp cùng Hội Nhà văn Việt Nam.

Phụ huynh cho con đi học thêm từ lớp 1

Trang Hà |

Học thêm là câu chuyện đau đầu của nhiều gia đình, có phụ huynh cho con đi học thêm từ năm lớp 1 vì nhiều lý do.

Hợp thức hóa việc dạy thêm, tăng thu nhập cho giáo viên

Hồng Nhung |

Giáo viên, phụ huynh ủng hộ đề nghị đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì nhiều lý do.

Lý do nhiều người ủng hộ dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Danh Trang |

Nhiều giáo viên, chuyên gia ủng hộ dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện để đảm bảo chất lượng giảng dạy, bảo vệ quyền lợi của học sinh và gia đình.