SGK Ngữ văn Cánh Diều giúp khắc phục triệt để dạy, học theo văn mẫu

Trà My |

Sau một thời gian đưa vào chương trình giảng dạy, Sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn lớp 7 thuộc bộ Cánh Diều đã được các giáo viên đánh giá rất cao, đi đúng tinh thần đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Với triết lý “Đưa cuộc sống vào bài học, mang bài học vào cuộc sống” xuyên suốt, bộ SGK lớp 3, 7 và 10 tiếp tục được đánh giá thay đổi được cách tiếp cận của môn Ngữ văn.

Trao đổi với Lao Động việc đổi mới SGK Ngữ văn, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn cho biết:

“Bộ SGK Ngữ văn Cánh Diều lớp 7 đã thực hiện đúng yêu cầu dạy học và phát triển năng lực. Trong đó, hướng học sinh tới cách đọc hiểu văn bản theo thể loại. Giáo viên có thể tổ chức dạy học theo chuyên đề thể loại như: dạy cụm truyện, thơ, kí, văn nghị luận... Ở mỗi cụm, không cần dạy nhiều văn bản mà chỉ cần dạy sâu 1 văn bản, sau đó hướng dẫn các em học văn bản tương tự cùng thể loại”.

Đánh giá về bộ SGK Ngữ văn lớp 7 của bộ sách Cánh Diều, cô Ngô Thị Lê - Giáo viên Trường THPT Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng) đưa ra quan điểm:

“Bộ sách Cánh Diều đã thay đổi cách dạy và học. Từ đó, làm thay đổi tư duy kiểm tra, đánh giá với học sinh. Trong bộ sách này, ưu điểm của nó là đã đảm bảo tỉ lệ hài hoà giữa các loại văn bản như: Văn bản về văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin. Bên cạnh đó, sách giáo khoa Ngữ văn 7 bộ Cánh Diều cân bằng được các yếu tố về thực hành và cả lý thuyết”.

Cô Lê nhấn mạnh ưu điểm vượt trội của việc khắc phục dạy và học văn mẫu từ bộ sách.

“Trước đây, học sinh thường rất nản để học thuộc từng đoạn văn hay cả bài văn mẫu để kiểm tra. Tuy nhiên, ở bộ sách này, việc dạy học giúp các em hiểu về bản chất, tăng tính thực hành đã làm các em yêu thích môn học này hơn. Đồng thời, học sinh có thể sáng tạo, tư duy theo năng lực cá nhân của các em qua mỗi bài học. Do đó, việc học Văn trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều” - cô Lê chia sẻ.

Đồng tình với cô Lê, cô Nguyễn Thị Mát - Phó Hiệu trưởng Trường THCS sở Gia Hòa (Hải Dương) cho biết, năm học 2022-2023, nhà trường đề xuất lựa chọn hầu hết các môn trong bộ sách Cánh Diều.

Trên cương vị là giáo viên dạy môn Ngữ văn, cô Mát nhận xét, bộ sách này có nhiều ưu điểm và rất phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh.

“Kiến thức môn Ngữ văn lớp 7 trong bộ sách Cánh Diều không quá nặng, phù hợp với giáo viên và học sinh của trường. Bài học trong sách với nội dung gần gũi, thiết thực và huy động các vốn kiến thức nhằm giúp các em giải quyết các vấn đề. Đối với sách này, phần phương pháp dạy học sẽ được chú trọng hơn, không mang tính nhồi nhét và tránh được tình trạng dạy, học kiểu mẫu” - cô Mát nói.

Ngoài những ưu điểm về nội dung, cô Lê và cô Mát đều cho rằng bộ SGK Cánh Diều khối 7 đã kế thừa được một số văn bản hay của sách cũ. Đồng thời, về phần hình thức thiết kế rất phong phú.

“Sách được thiết kế với màu sắc tươi mới, rõ ràng. Ngoài kênh chữ, kênh hình cũng trở thành nội dung được đưa vào dạy học. Trong tương lai, bộ sách này sẽ phát huy được nhiều ưu điểm, đưa giáo viên dạy học đúng với yêu cầu mới: hiện đại và khả thi theo đúng chương trình mới” - cô Lê nhận định.

Trà My
TIN LIÊN QUAN

Đảm bảo học sinh có đủ SGK Cánh Diều trước thềm năm học mới

Vân Trang |

Sách giáo khoa (SGK) Cánh Diều đã có mặt tại khắp các cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu của học sinh.

Chương trình, SGK mới được thực nghiệm như thế nào?

Bích Hà (thực hiện) |

Ngày 14.8 tới, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành phiên giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông (GDPT). Việc biên soạn, thực nghiệm chương trình, sách giáo khoa mới... là những nội dung nhận được sự quan tâm. Báo Lao Động có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Văn Khánh, Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội xung quanh các nội dung này.

Những lí do Bộ GDĐT không nên biên soạn thêm 1 bộ SGK

Trà My (thực hiện) |

Đề xuất để Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa (SGK) được đưa ra trong bối cảnh Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai năm thứ ba, ở cả 3 cấp. Đề xuất này nhận được nhiều ý kiến trái chiều, sự quan tâm từ dư luận xã hội.

Interactive: Giải phóng thủ đô 10.10.1954 - Mốc son lịch sử

VŨ LINH |

Kể từ “Chiếu dời đô” của Vua Lý Thái Tổ năm 1010 đến nay, Thăng Long - Hà Nội đã trải qua và chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử. Quân, dân Hà Nội, thế hệ sau tiếp bước thế hệ trước kiên cường đấu tranh, bền bỉ lao động, sáng tạo, lập nhiều chiến công hiển hách lưu danh muôn đời. Trong tiến trình lịch sử phát triển Thủ đô Hà Nội, ngày 10.10.1954 là một mốc son lịch sử, đánh dấu thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp ở Việt Nam, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước.

Thành lập tổ xác minh đơn tố cáo cắt xén tiền của cầu thủ Bình Thuận

Thanh Vũ |

Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận đã thành lập tổ xác minh và triệu tập những cá nhân liên quan để làm rõ đơn tố cáo của 18 thành viên câu lạc bộ Bình Thuận.

Tập trung nguồn lực chăm lo, đại diện, bảo vệ người lao động

Quế Chi |

Bắc Ninh - Thời gian tới, các cấp công đoàn tỉnh Bắc Ninh cần tập trung nguồn lực làm tốt công tác chăm lo và vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Đây là nhiệm vụ thường xuyên và then chốt của tổ chức Công đoàn; mỗi cấp công đoàn cần làm tốt hơn ở địa bàn mình, ngành mình, đơn vị mình.

Vật vã vượt điểm nghẽn kết nối khu Nam với trung tâm TPHCM

Nguyên Chân |

Cầu Kênh Tẻ, một trong số cây cầu kết nối khu vực phía Nam với trung tâm TPHCM đã bị quá tải, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ vào giờ cao điểm.

Mưa lớn, nhiều hồ đập ở Hà Tĩnh xả tràn

TRẦN TUẤN |

Mưa lớn những ngày qua khiến nhiều hồ đập trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh phải điều tiết xả tràn để đón lũ.

Đảm bảo học sinh có đủ SGK Cánh Diều trước thềm năm học mới

Vân Trang |

Sách giáo khoa (SGK) Cánh Diều đã có mặt tại khắp các cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu của học sinh.

Chương trình, SGK mới được thực nghiệm như thế nào?

Bích Hà (thực hiện) |

Ngày 14.8 tới, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành phiên giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông (GDPT). Việc biên soạn, thực nghiệm chương trình, sách giáo khoa mới... là những nội dung nhận được sự quan tâm. Báo Lao Động có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Văn Khánh, Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội xung quanh các nội dung này.

Những lí do Bộ GDĐT không nên biên soạn thêm 1 bộ SGK

Trà My (thực hiện) |

Đề xuất để Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa (SGK) được đưa ra trong bối cảnh Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai năm thứ ba, ở cả 3 cấp. Đề xuất này nhận được nhiều ý kiến trái chiều, sự quan tâm từ dư luận xã hội.