Chương trình, SGK mới được thực nghiệm như thế nào?

Bích Hà (thực hiện) |

Ngày 14.8 tới, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành phiên giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông (GDPT). Việc biên soạn, thực nghiệm chương trình, sách giáo khoa mới... là những nội dung nhận được sự quan tâm. Báo Lao Động có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Văn Khánh, Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội xung quanh các nội dung này.

Được biết ông là Chủ biên Chương trình môn Vật lí, thành viên Ban Phát triển chương trình GDPT tổng thể. Xin ông cho biết các chương trình đã được thực nghiệm trước khi triển khai như thế nào?

- Những ngày qua có ý kiến phát biểu trong một hội nghị phê bình Bộ GDĐT không tổ chức thực nghiệm, đã vội triển khai chương trình GDPT mới. Nhưng bạn đọc chỉ cần gõ lên mạng cụm từ “thực nghiệm chương trình mới”, trong vòng vài chục giây, đã có thể thấy ý kiến đó không đúng sự thật.

Chiều ngày 3.5.2018, Bộ GDĐT đã công bố kết quả thực nghiệm và khảo sát ý kiến giáo viên, cán bộ quản lý về dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình GDPT mới. Việc thực nghiệm được tiến hành trong một tháng với 6.200 tiết ở cả ba cấp học, tại 48 trường của 6 tỉnh, thành phố có tính chất đại diện cho các vùng kinh tế - xã hội trong cả nước, gồm: Hà Nội, Lào Cai, Bình Định, Lâm Đồng, Cần Thơ và Bà Rịa - Vũng Tàu.

PGS.TS Nguyến Văn Khánh, Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp
PGS.TS Nguyễn Văn Khánh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Việc thực nghiệm chương trình được thực hiện dưới 3 hình thức: Ban Phát triển chương trình trực tiếp khảo sát điều kiện dạy học ở các trường, lấy phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên về chương trình các môn học và tổ chức dạy thử một số bài học. Mục đích thực nghiệm là đánh giá tác động và kiểm nghiệm mức độ phù hợp, tính khả thi của dự thảo các chương trình môn học đối với cơ sở GDPT, đồng thời cung cấp thông tin góp phần hoàn thiện dự thảo chương trình trước khi trình các Hội đồng Quốc gia Thẩm định. Nếu so với thời gian nghiên cứu đánh giá tác động của một dự án luật thì thời gian thực nghiệm chương trình như vậy không phải là ít.

Quyết định số 404/TTg-QĐ ngày 27.3.2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông đã quy định tại điểm c, khoản 4, Điều 1: “Chương trình phải được lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân và được thực nghiệm nhằm bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm, tính khả thi và độ tin cậy".

Điều 5, Thông tư số 14 ngày 6.6.2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia Thẩm định chương trình giáo dục phổ thông cũng nêu rõ: “Quy trình xây dựng chương trình giáo dục phổ thông thực hiện theo quy định về quy trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định sau: 1. Tổ chức thực nghiệm chương trình; 2. Thẩm định chương trình; 3. Ban hành chương trình.” Bộ GDĐT không thể làm trái quy định của Thủ tướng Chính phủ và thông tư của Bộ.

Còn bộ SGK Khoa học tự nhiên (Cánh Diều) mà ông là đồng Chủ biên và bộ sách Vật lí mà ông là Chủ biên có được thực nghiệm trước khi triển khai ở các trường phổ thông không?

- Việc thực nghiệm SGK được coi là điều kiện tiên quyết để thẩm định SGK. Điều đó đã được quy định tại Quyết định 404 của Thủ tướng Chính phủ và các Thông tư số 33/2017, 05/2022 của Bộ GDĐT. Nếu không tổ chức dạy thực nghiệm theo đúng quy định thì không một bộ SGK nào được thẩm định.

Nhưng có ý kiến cho rằng thời gian, thời lượng thực nghiệm chương trình và SGK đều ngắn. Ý kiến ông thế nào?

- Có một số ý kiến muốn dạy thực nghiệm chương trình, SGK trong vòng 3 năm như chương trình 2006. Nhưng Nghị quyết 88 ngày 28.11.2014 của Quốc hội yêu cầu đến năm học 2018 – 2019 phải triển khai SGK theo chương trình mới; tức là chỉ trong vòng hơn 3 năm, vừa phải biên soạn, thẩm định, ban hành chương trình GDPT, vừa phải biên soạn, thẩm định, phê duyệt, xuất bản, phát hành SGK, tập huấn giáo viên và bắt đầu sử dụng SGK mới.

Trên thực tế, từ khi Bộ GDĐT thành lập các Ban Phát triển chương trình GDPT (năm 2017), chúng tôi làm việc ngày đêm, nhưng cũng phải mất 2 năm, chương trình mới được hoàn thành, thẩm định và ban hành. Sau khi chương trình được ban hành, để biên soạn SGK lớp 1 – lớp học đầu tiên theo chương trình mới – cũng mất thêm gần 2 năm.

Về thời lượng dạy thực nghiệm SGK, theo quy định của Bộ GDĐT, mỗi bản mẫu SGK phải được dạy thực nghiệm 2 lần ở các địa bàn bảo đảm tính đại diện vùng miền. Đối với các môn học, hoạt động giáo dục có từ 105 tiết/năm học trở lên, tổ chức thực nghiệm mỗi lần ít nhất 10% tổng số tiết; đối với các môn học, hoạt động giáo dục có từ 70 tiết/năm học đến dưới 105 tiết/năm học, tổ chức thực nghiệm mỗi lần ít nhất 15% tổng số tiết; đối với các môn học, hoạt động giáo dục còn lại, tổ chức thực nghiệm mỗi lần 20% tổng số tiết.

Một lí do khác khiến chúng ta không thể kéo dài thực nghiệm đến ba năm như chương trình 2006 là nếu thực nghiệm ba năm liền tại một số trường, phụ huynh học sinh ở những trường đó sẽ lo con em mình không được học chương trình, có thể gặp khó khăn khi thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp.

Xin cảm ơn ông!

Bích Hà (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Sinh viên ngành Tài chính doanh nghiệp có cơ hội việc làm rộng mở

trà my |

Tài chính doanh nghiệp đang là một trong những ngành học được nhiều người quan tâm bởi cơ hội việc làm mở rộng sau khi ra trường.

Lịch tựu trường năm học 2023 - 2024 của 63 tỉnh thành

Vân Trang |

Báo Lao Động cập nhật lịch tựu trường năm học 2023 - 2024 của 63 tỉnh thành trên cả nước.

Những lí do Bộ GDĐT không nên biên soạn thêm 1 bộ SGK

Trà My (thực hiện) |

Đề xuất để Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa (SGK) được đưa ra trong bối cảnh Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai năm thứ ba, ở cả 3 cấp. Đề xuất này nhận được nhiều ý kiến trái chiều, sự quan tâm từ dư luận xã hội.

Lưu ý quan trọng trước khi đăng kí xe từ ngày 15.8

LÂM ANH |

Từ ngày 15.8 tới đây, Thông tư số 24/2023/TT-BCA bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, có nhiều điểm mới về việc đăng kí xe được quy định trong nội dung Thông tư số 24 mà người dân cần lưu ý.

Quỹ bình ổn đầy tiền nhưng quyết không chi khiến giá dầu tăng mạnh

Cường Ngô |

Số dư Quỹ bình ổn xăng dầu tính tới ngày 31.7 là hơn 7.438 tỉ đồng. Trong khi đó, giá xăng dầu trong 2 phiên điều chỉnh liên tiếp gần đây tăng mạnh, khoảng 2.500 đồng một lít, tùy loại.

Giáo viên kiến nghị điều gì đến Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn?

Trà my |

Thu nhập, thăng hạng giáo viên,... là một trong hàng nghìn câu hỏi của giáo viên gửi đến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, nhiều giáo viên còn băn khoăn một số điểm ở Chương trình giáo dục phổ thông mới.

TPHCM phát triển đô thị quanh ga Metro, nút giao Vành đai 3

MINH QUÂN |

TPHCM sẽ áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù trong Nghị quyết 98 để quy hoạch, phát triển đô thị quanh các nhà ga Metro, nút giao Vành đai 3, giúp khai thác hiệu quả quỹ đất tạo nguồn vốn đầu tư hạ tầng.

Chuyên gia dự báo khó khăn của ngành dệt may đang đến hồi kết

Đức Mạnh |

Chuyên gia dự báo những khó khăn của ngành dệt may đang đi đến hồi kết và nhóm xơ sợi là phân khúc đầu tiên thể hiện sự phục hồi. Đồng thời, nhu cầu cho sản phẩm thuộc phân khúc thượng nguồn sẽ tích cực hơn kể từ quý II/2023.

Sinh viên ngành Tài chính doanh nghiệp có cơ hội việc làm rộng mở

trà my |

Tài chính doanh nghiệp đang là một trong những ngành học được nhiều người quan tâm bởi cơ hội việc làm mở rộng sau khi ra trường.

Lịch tựu trường năm học 2023 - 2024 của 63 tỉnh thành

Vân Trang |

Báo Lao Động cập nhật lịch tựu trường năm học 2023 - 2024 của 63 tỉnh thành trên cả nước.

Những lí do Bộ GDĐT không nên biên soạn thêm 1 bộ SGK

Trà My (thực hiện) |

Đề xuất để Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa (SGK) được đưa ra trong bối cảnh Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai năm thứ ba, ở cả 3 cấp. Đề xuất này nhận được nhiều ý kiến trái chiều, sự quan tâm từ dư luận xã hội.