Rót thêm gần 300 tỉ đồng để hoàn thiện trường Đại học Hoa Lư tại Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Sau hơn 15 năm xây dựng dở dang, bỏ hoang gây lãng phí, UBND tỉnh Ninh Bình đã quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án xây dựng trường Đại học Hoa Lư (Ninh Bình) với gần 300 tỉ đồng để hoàn thiện trong năm 2025.

Theo đó, để đảm bảo về tiêu chuẩn cơ sở vật chất, đáp ứng quy định chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học, đồng thời đáp ứng mục tiêu đề án Quy hoạch phát triển trường Đại học Hoa Lư giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Dự án trường Đại học Hoa Lư được xây dựng dở dang và bỏ hoang hơn 15 năm nay. Ảnh: Diệu Anh
Dự án trường Đại học Hoa Lư được xây dựng dở dang và bỏ hoang hơn 15 năm nay. Ảnh: Diệu Anh

UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án xây dựng trường Đại học Hoa Lư với nội dung và quy mô đầu tư xây dựng điều chỉnh, bổ sung gồm: Điều chỉnh quy mô diện tích của dự án từ 25,2ha xuống còn 17,3ha; các hạng mục điều chỉnh khác như, nhà hiệu bộ, hội trường, tổ hợp nhà thư viện - y tế - nhà ăn, giảng đường A+B, xưởng thực hành, nhà thi đấu, sân thể dục thể thao, cổng, tường rào, nhà bảo vệ, bãi đỗ xe, khu quảng trường...

Tổng mức đầu tư của dự án sau điều chỉnh là gần 770 tỉ đồng (tăng gần 300 tỉ đồng so với trước khi điều chỉnh), từ nguồn ngân sách Trung ương, vốn chương trình mục tiêu quốc gia và ngân sách của tỉnh Ninh Bình. Thời gian thực hiện dự án đến hết năm 2025.

Ảnh: Diệu Anh
Dự án xây dựng trường Đại học Hoa Lư là một trong 16 công trình trọng tâm được tỉnh Ninh Bình xác định cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Ảnh: Diệu Anh

Dự án xây dựng trường Đại học Hoa Lư là một trong 16 công trình trọng tâm được tỉnh Ninh Bình xác định cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Dự án đã được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Ninh Bình cho ý kiến về phương án điều chỉnh dự án.

Được biết, trước đó, dự án trường Đại học Hoa Lư được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt đầu tư và triển khai xây dựng từ tháng 7.2007, trên tổng diện tích 25ha (tại xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình) với tổng mức đầu tư là trên 488 tỉ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước. Dự án do Trường Đại học Hoa Lư làm chủ đầu tư, tuy nhiên, do gặp khó khăn về nguồn vốn nên dự án phải tạm dừng thi công hơn 15 năm nay.

Đến năm 2019, dự án này được chuyển về Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Hoàng Anh - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Ninh Bình (chủ đầu tư dự án) cho biết, vào thời điểm năm 2019, khi dự án được bàn giao về cho Ban làm chủ đầu tư, toàn bộ khu đất rộng 25ha của dự án đã được san lấp và xây tường rào bao quanh. Phía bên trong, khu nhà hiệu bộ cao 9 tầng đã hoàn thiện xong phần thô; khu giảng đường A, B đã thi công xong phần móng và đổ cột tầng 1; khu nhà thư viện đã thi công xong phần sàn tầng 1.

UBND tỉnh Ninh Bình quyết định điều chỉnh dự Ảnh: Diệu Anh
UBND tỉnh Ninh Bình đã quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án xây dựng trường Đại học Hoa Lư (Ninh Bình) với gần 300 tỉ đồng để hoàn thiện trong năm 2025. Ảnh: Diệu Anh

Tổng số vốn ngân sách Nhà nước đã bố trí cho dự án là 246,1 tỉ đồng, trong đó, ngân sách Trung ương là trên 92,3 tỉ đồng, ngân sách tỉnh là trên 150,7 tỉ đồng. Số vốn đã bố trí cho dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh Ninh Bình là 453,8 tỉ đồng.

"Hiện tại, chúng tôi đã có thông báo cho đơn vị thi công và các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai thi công những hạng mục dở dang của dự án. Đối với các hạng mục chưa thi công và những hạng mục bổ sung mới sau điều chỉnh, chúng tôi đang tiến hành hoàn thiện các thủ tục theo quy định để tổ chức đấu thầu. Phấn đấu sẽ hoàn thành dự án vào cuối năm 2025" - ông Anh cho hay.

DIỆU ANH
TIN LIÊN QUAN

Trước thềm năm học mới, Ninh Bình và Thanh Hóa thiếu hàng nghìn giáo viên

DIỆU ANH - QUÁCH DU |

Theo rà soát của ngành Giáo dục 2 tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa, hiện nay, trên địa bàn 2 tỉnh này đang thiếu gần 12.000 biên chế giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý so với quy định của Trung ương.

Chậm xử lý, loạt trụ sở công tại Ninh Bình bỏ hoang gây lãng phí

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Theo thống kê của Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình, hiện trên địa bàn tỉnh có 121 trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế... bỏ hoang sau khi sắp xếp lại. Việc xử lý đối với các cơ sở này đang gặp một số khó khăn vướng mắc, dẫn tiến độ xử lý bị chậm, gây lãng phí.

Loay hoay tìm phương án xử lý phố đi bộ "chết yểu" tại thành phố Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Sau hơn 5 năm đưa vào hoạt động, phố đi bộ Ninh Bình rơi vào tình trạng hoang tàn, "chết yểu" vì không có khách, các hoạt động ở đây cũng dừng hoạt động. Mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình đã yêu cầu UBND thành phố Ninh Bình phối hợp với các đơn vị liên quan đánh giá khả năng hoạt động, hiệu quả và đề xuất phương án xử lý đối với tuyến phố đi bộ này.

Máy móc thi công cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu phải nằm chờ vì thiếu mặt bằng

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu có tổng mức đầu tư hơn 17.800 tỉ đồng dài hơn 53 km nối tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã khởi công 2 tháng nay, nhưng hàng loạt máy móc, phương tiện được chủ đầu tư và nhà thầu huy động đến công trường phải nằm chờ, "phơi nắng phơi mưa" vì thiếu mặt bằng để thi công.

Tính toán kỹ độ tuổi nhận trợ cấp hưu trí xã hội

LƯƠNG HẠNH - MINH HỒNG |

Là lao động tự do hơn 40 năm, cuộc sống lam lũ chạy ăn từng bữa để nuôi con khiến ông Phong chưa từng nghĩ đến chuyện đóng bảo hiểm xã hội, hưởng lương hưu. Đến nay, khi không còn sức khỏe, ông lại đếm từng ngày còn lại của cuộc đời để chờ đến tuổi nhận trợ cấp hưu trí xã hội.

Mong lương tối thiểu vùng lên thêm 6% để cuộc sống được cải thiện...

Mạnh Cường - Minh Hương |

Tại cuộc họp phiên thứ Nhất năm 2023 thảo luận, thương lượng về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024 ở Hạ Long (Quảng Ninh), đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất tăng 5-6% mức lương tối thiểu vùng năm 2024.

Huyện Thái Thụy phản hồi sau bài viết âu tàu hơn trăm tỉ bỏ hoang của Báo Lao Động

Lương Hà |

Thái Bình - UBND huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) vừa có công văn phản hồi gửi đến Báo Lao Động sau bài viết "Bến neo đậu tàu thuyền hơn 100 tỉ đồng ở Thái Bình bị bỏ hoang".

Cơ hội lớn cho Thành phố Hồ Chí Minh

MINH QUÂN |

Các cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết 98 của Quốc hội mở ra cơ hội lớn cho TP. Hồ Chí Minh (TPHCM) phát triển. Nhưng với thời hạn 5 năm, việc TPHCM lựa chọn các lĩnh vực, dự án để sớm triển khai là rất cấp bách.

Trước thềm năm học mới, Ninh Bình và Thanh Hóa thiếu hàng nghìn giáo viên

DIỆU ANH - QUÁCH DU |

Theo rà soát của ngành Giáo dục 2 tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa, hiện nay, trên địa bàn 2 tỉnh này đang thiếu gần 12.000 biên chế giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý so với quy định của Trung ương.

Chậm xử lý, loạt trụ sở công tại Ninh Bình bỏ hoang gây lãng phí

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Theo thống kê của Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình, hiện trên địa bàn tỉnh có 121 trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế... bỏ hoang sau khi sắp xếp lại. Việc xử lý đối với các cơ sở này đang gặp một số khó khăn vướng mắc, dẫn tiến độ xử lý bị chậm, gây lãng phí.

Loay hoay tìm phương án xử lý phố đi bộ "chết yểu" tại thành phố Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Sau hơn 5 năm đưa vào hoạt động, phố đi bộ Ninh Bình rơi vào tình trạng hoang tàn, "chết yểu" vì không có khách, các hoạt động ở đây cũng dừng hoạt động. Mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình đã yêu cầu UBND thành phố Ninh Bình phối hợp với các đơn vị liên quan đánh giá khả năng hoạt động, hiệu quả và đề xuất phương án xử lý đối với tuyến phố đi bộ này.