Phụ huynh lo sợ con ở độ tuổi mầm non bị trầm cảm

Thiều Trang |

Nhiều phụ huynh có con ở độ tuổi mầm non cho biết, trẻ ở nhà lâu ngày khiến tính tình thay đổi, từ những bé nhanh nhẹn, hoạt bát, giờ trầm tính ít nói, lầm lì và độ nhanh nhẹn cũng dần mất đi.

"Tôi rất sợ con bị trầm cảm"

7 giờ 30, căn phòng nhỏ trên tầng 2 của gia đình chị Nguyễn Thị Ly ở quận Cầu Giấy, Hà Nội ồn ã tiếng khóc đòi mẹ của bé gái 5 tuổi. Chị Ly tất bật chuẩn bị đồ ăn sáng, dỗ dành con rồi vội vã mang con đến nhà ông bà gửi để đi làm.

Bảy tháng qua, khi các trường mầm non đóng cửa do dịch bệnh, gia đình chị Ly phải vất vả xoay xở phương án trông con, tìm đủ mọi cách để con có môi trường học tập, vui chơi an toàn nhất trong mùa dịch. Cuối cùng, vợ chồng chị chọn phương án gửi con bên nhà ông bà nội, cách nhà 7km.

Sáng đưa con đi sớm, tối đón con về muộn, chị Ly thừa nhận bản thân không có nhiều thời gian trò chuyện và chơi cùng con. Thời gian gần đây, chị nhận thấy con gái hay cáu gắt và không thích giao tiếp.

"Con là đứa trẻ cá tính, nhanh nhẹn và thích vui nhộn. Khi chưa có dịch, con rất thích vui đùa, chạy nhảy, hò hét cùng các bạn. Tuy nhiên, do nghỉ dịch ở nhà quá lâu nên tính tình con thay đổi, ít nói, lầm lì và độ nhanh nhẹn cũng dần mất đi.

Ông bà đã nhiều tuổi, không thể học và chơi cùng con trong nhiều giờ. Lúc đó, con sẽ xem tivi, xem điện thoại không kiểm soát. Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, không biết bao giờ các con mới được đến lớp gặp thầy cô, bạn bè. Thật sự, tôi rất sợ con bị trầm cảm" - chị Ly bày tỏ lo lắng.

Nhiều phụ huynh có con ở độ tuổi mầm non cũng cho biết, trẻ ở nhà lâu ngày khiến tính tình thay đổi, từ những bé nhanh nhẹn, hoạt bát, giờ trầm tính hay cáu giận, hờn dỗi, thậm chí gào thét khi không được đáp ứng đúng yêu cầu.

Trẻ mầm non cần được chú trọng phát triển về ngôn ngữ, vận động và cảm xúc

Từng tiếp nhận điều trị nhiều trường hợp trẻ mầm non chậm nói, chậm tương tác trong thời gian dịch bệnh, ThS. BS nội trú Nhi khoa Thiều Thị Huyền Nhung (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho hay, trẻ ở độ tuổi mầm non đang phát triển về các kỹ năng như ngôn ngữ, các hoạt động cá nhân xã hội, tư duy khám phá môi trường xung quanh và làm quen với nền nếp, kỉ luật... Việc ở nhà quá lâu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình phát triển trên.

Theo BS Nhung, ngôn ngữ được hình thành thông qua tương tác xã hội, việc cho trẻ em xem tivi, điện thoại quá nhiều, không vui chơi, nói chuyện, không giao tiếp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tương tác và phát triển ngôn ngữ.

"Nghỉ học kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình phát triển của trẻ. Trong thời gian qua, tôi đã tiếp nhận điều trị nhiều trường hợp trẻ chậm nói, chậm tương tác do nghỉ dịch quá lâu" - BS Nhung nói.

Trẻ cần được hoạt động Ảnh: LN
Trẻ mầm non cần được chú trọng phát triển về ngôn ngữ, vận động, nhận thức, tương tác và cảm xúc. Ảnh: Lan Nhi

ThS. BS nội trú Nhi khoa Thiều Thị Huyền Nhung nhận định, việc đi học hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, phụ huynh cần chủ động quan tâm, theo dõi và chăm sóc sức khỏe của con trẻ. Theo đó, phụ huynh nên dành thời gian chơi và dạy trẻ tích cực tại nhà.

Cha mẹ nên tổ chức các trò chơi vui nhộn, đòi hỏi sự tương tác như ném chuyền, chơi theo lượt, chơi trốn tìm, chơi đuổi bắt... Đồng thời, dạy trẻ phát âm, bắt đầu từ các âm đơn giản như ba, bà, cá, gà, ạ... và vận động môi miệng bằng các trò chơi như thổi bóng, thổi còi, hà hơi, tập hút ống hút…

Bên cạnh đó, phụ huynh nên dạy trẻ các cử chỉ giao tiếp như vẫy tay chào, vỗ tay hoan hô, chỉ tay bằng ngón trỏ, khoanh tay xin đồ, lắc đầu từ chối, gật đầu đồng ý.

BS Nhung cũng lưu ý, phụ huynh cần dạy trẻ nhận biết bản thân (vị trí cơ thể), nhận biết các thành viên gia đình, đồ vật xung quanh, vị trí, con vật... khuyến khích trẻ tự phục vụ cá nhân theo khả năng như tự cầm cốc uống nước, tự xúc ăn, đi dép, cởi quần áo... Đặc biệt hạn chế tối đa xem tivi, điện thoại và các loại màn hình khác.

"Trẻ mầm non cần được chú trọng phát triển về ngôn ngữ, vận động, nhận thức, tương tác và cảm xúc. Vì vậy, phụ huynh cần đồng hành cùng trẻ trong giai đoạn này" - BS Nhung đưa ra lời khuyên.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Bộ GDĐT: Mong các bậc phụ huynh đừng quá gây áp lực cho học sinh

Thiều Trang - Bích Hà |

Tại chương trình gặp mặt - biểu dương học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2021, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn đã ghi nhận, biểu dương các cá nhân, tập thể liên quan đến kết quả đạt được. Bộ trưởng mong rằng, các bậc phụ huynh đừng gây áp lực cho các em và học sinh không tự gây áp lực cho chính mình.

Thầy cô cần tư vấn hỗ trợ tâm lý cho học sinh trong đại dịch COVID-19

Tường Vân |

Đây là nội dung quan trọng được Thứ trưởng Bộ GDĐT Ngô Thị Minh nhấn mạnh tại chương trình tập huấn cho cán bộ, giáo viên về tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

Cô và trò chia sẻ yêu thương, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19

Thiều Trang |

Thông qua những bức tranh, những video tuyên truyền về phòng chống dịch COVID-19, cô và trò Trường Tiểu học Ba Đình (Ba Đình, Hà Nội) mong muốn lan tỏa tinh thần quyết tâm chiến thắng dịch bệnh và bày tỏ sự tri ân tới các lực lượng đang “chiến đấu” nơi tuyến đầu.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Bộ trưởng Bộ GDĐT: Mong các bậc phụ huynh đừng quá gây áp lực cho học sinh

Thiều Trang - Bích Hà |

Tại chương trình gặp mặt - biểu dương học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2021, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn đã ghi nhận, biểu dương các cá nhân, tập thể liên quan đến kết quả đạt được. Bộ trưởng mong rằng, các bậc phụ huynh đừng gây áp lực cho các em và học sinh không tự gây áp lực cho chính mình.

Thầy cô cần tư vấn hỗ trợ tâm lý cho học sinh trong đại dịch COVID-19

Tường Vân |

Đây là nội dung quan trọng được Thứ trưởng Bộ GDĐT Ngô Thị Minh nhấn mạnh tại chương trình tập huấn cho cán bộ, giáo viên về tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

Cô và trò chia sẻ yêu thương, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19

Thiều Trang |

Thông qua những bức tranh, những video tuyên truyền về phòng chống dịch COVID-19, cô và trò Trường Tiểu học Ba Đình (Ba Đình, Hà Nội) mong muốn lan tỏa tinh thần quyết tâm chiến thắng dịch bệnh và bày tỏ sự tri ân tới các lực lượng đang “chiến đấu” nơi tuyến đầu.