Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tự chủ sẽ giúp đại học Việt Nam phát triển mạnh

Bích Hà |

Ngày 9.12, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (Trường Đại học Việt - Pháp) tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập. Dự lễ kỉ niệm có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và nhiều quan khách.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã dành nhiều thời gian nói đến vấn đề tự chủ đại học.

 
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại sự kiện.

“Tại Pháp, Châu Âu và thế giới, việc đổi mới mô hình quản trị đại học là bình thường nhưng ở Việt Nam, điều đó có ý nghĩa bước ngoặt vì trước đó các trường đại học của Việt Nam thường trực thuộc các bộ, ngành, các tỉnh và được quản trị gần giống cơ quan hành chính.

Những mô hình quản trị ban đầu như Trường Đại học Việt Pháp, Đại học Việt Đức và một số trường đại học khác ở Việt Nam đã mở ra cách nhìn nhận mới không chỉ trong cơ quan nhà nước mà trong toàn xã hội về sự cần thiết, có thể nói là không thể thiếu được của việc tự chủ đại học”- Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Dẫn ví dụ việc Trường Đại học Việt - Pháp được tăng cường tự chủ đã giúp trường có những bước tiến quan trọng trong 10 năm qua.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng việc tự chủ không chỉ để giảm bớt sự can thiệp mang tính hành chính của các cơ quan nhà nước vào môi trường đào tạo, nghiên cứu mà còn đổi mới cơ chế quản lý bản thân bên trong trường đại học, để tự chủ được đưa xuống tận từng khoa, giáo viên và tận sinh viên.

“Kết quả cho đến ngày hôm nay không chỉ mấy chục trường đại học ở Việt Nam tiếp tục thực hiện mà Quốc hội mới đây đã thông qua Luật Giáo dục đại học sửa đổi và tinh thần tự chủ đại học đã được luật hóa. Tới đây, đại học Việt Nam chắc chắn sẽ có những bước thay đổi mạnh mẽ hơn”- Phó Thủ tướng nói.

Thừa nhận Việt Nam dù đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ trong những năm gần đây, nhưng vẫn chỉ là nước đang phát triển, có mức thu nhập trung bình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh các trường đại học phải đầu tư nhiều hơn cho việc nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

“Cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra và việc tranh thủ lợi thế của cuộc cách mạng này sẽ thuộc về những nước có tiềm lực khoa học, công nghệ và có nền giáo dục phát triển. Việt Nam vẫn còn rất hạn chế về tiềm lực khoa học, công nghệ và giáo dục của Việt Nam, trực tiếp là giáo dục đại học chỉ ở mức 70 trên thế giới. Chúng ta không có con đường nào khác là tập trung hơn nữa vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, vào phát triển khoa học công nghệ. Và khi đó sứ mạng của các trường đại học là rất lớn” – Phó Thủ tướng nói thêm.

Trường Đại học Việt-Pháp được thành lập theo Quyết định số 2067/QĐ-TTg năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ trong khuôn khổ Hiệp định liên Chính phủ giữa Việt Nam và Pháp ký ngày 12.11.2009. Trường được xây dựng theo mô hình mới với kỳ vọng trở thành một trường Đại học xuất sắc đẳng cấp quốc tế.

Tại Trường Đại học Việt-Pháp, toàn bộ khóa học được giảng dạy bằng tiếng Anh. Nhà trường luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các chương trình trao đổi, thực tập tại hơn 200 trường đại học, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm, doanh nghiệp thuộc 20 quốc gia có nền khoa học.

Thống kê những năm gần đây, 42% sinh viên tốt nghiệp của trường tiếp tục học lên thạc sĩ, tiến sĩ; 57% cử nhân có việc làm tại các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Nhận thù lao hằng tháng từ nhà xuất bản, Giám đốc Sở GDĐT nói gì?

M.Quân |

Ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.Hồ Chí Minh cho rằng khi làm bất cứ một bộ sách hay sản phẩm nào, đều phải có nhuận bút hay thù lao bồi dưỡng cho những người thực hiện.

Việt Nam không có tên ở xếp hạng PISA: Bài học để tránh giáo dục "nhồi sọ"

Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền |

Việc Việt Nam không có tên trong bảng xếp hạng PISA của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nhận được sự quan tâm của dư luận trong tuần qua. Lao Động giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh ngành Giáo dục học, Đại học Newcastle (Australia), phân tích về những nguyên nhân và điểm mạnh, hạn chế của giáo dục Việt Nam nhìn từ sự kiện này.

Nhiều nơi xảy ra gian lận, trường đại học "mất quyền"tự in phôi chứng chỉ

Bích Hà |

Việc in phôi chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo in theo số lượng đã đăng ký, thay vì giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học như trước đây.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Nhận thù lao hằng tháng từ nhà xuất bản, Giám đốc Sở GDĐT nói gì?

M.Quân |

Ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.Hồ Chí Minh cho rằng khi làm bất cứ một bộ sách hay sản phẩm nào, đều phải có nhuận bút hay thù lao bồi dưỡng cho những người thực hiện.

Việt Nam không có tên ở xếp hạng PISA: Bài học để tránh giáo dục "nhồi sọ"

Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền |

Việc Việt Nam không có tên trong bảng xếp hạng PISA của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nhận được sự quan tâm của dư luận trong tuần qua. Lao Động giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh ngành Giáo dục học, Đại học Newcastle (Australia), phân tích về những nguyên nhân và điểm mạnh, hạn chế của giáo dục Việt Nam nhìn từ sự kiện này.

Nhiều nơi xảy ra gian lận, trường đại học "mất quyền"tự in phôi chứng chỉ

Bích Hà |

Việc in phôi chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo in theo số lượng đã đăng ký, thay vì giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học như trước đây.