Việt Nam không có tên ở xếp hạng PISA: Bài học để tránh giáo dục "nhồi sọ"

Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền |

Việc Việt Nam không có tên trong bảng xếp hạng PISA của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nhận được sự quan tâm của dư luận trong tuần qua. Lao Động giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh ngành Giáo dục học, Đại học Newcastle (Australia), phân tích về những nguyên nhân và điểm mạnh, hạn chế của giáo dục Việt Nam nhìn từ sự kiện này.

PISA không phải cuộc đua cạnh tranh thứ hạng

Trước hết chúng ta cần hiểu rõ PISA là gì? PISA là viết tắt của Program for International Student Assessment, một chương trình đánh giá học sinh quốc tế do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thiết kế và tổ chức dành cho các học sinh phổ thông.

Chương trình kiểm tra đánh giá học sinh này tập trung vào ba môn: Toán, Đọc hiểu và Khoa học. Hình thức đánh giá dựa trên sự lựa chọn ngẫu nhiên học sinh độ tuổi 15 ở các trường của các tỉnh hoặc bang đại diện của mỗi nước.

Tuy nhiên trong thực tế việc lựa chọn học sinh của trường nào lại do mỗi quốc gia đó quyết định cho nên nó thiếu tính khách quan và kết quả của nó không thể nói là đại diện cho học sinh của mỗi quốc gia được.

 
Ông Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh ngành Giáo dục học, Đại học Newcastle (Australia).

Kỳ kiểm tra năm 2018 được thực hiện tại 79 hệ thống giáo dục trên thế giới với 600.000 học sinh tham gia đánh giá và vị trí số 1 là Trung Quốc, sau đó là Singapore. Tuy nhiên như năm 2015, một lần nữa các nhà giáo dục trên thế giới lại đặt nghi vấn về vị trí này của Trung Quốc vì cũng như năm 2015, năm 2018 này, Trung Quốc lại lựa chọn trường học ở các tỉnh có nền kinh tế phát triển và điều kiện giáo dục tốt chứ không phải các trường ở vùng nông thôn, cụ thể đó là 4 tỉnh, thành phố: Thượng Hải, Giang Tô, Triết Giang và Bắc Kinh.

Vì vậy có thế thấy kết quả của chương trình đánh giá không phải là một cuộc thi để cạnh tranh giữa các nước và nó không thể lấy làm cơ sở cho việc đánh giá năng lực của học sinh mỗi quốc gia, mà nó chỉ như một kênh tham khảo, giúp các quốc gia có thể nhìn nhận các điểm mạnh yếu của hệ thống giáo dục, từ đó có định hướng và sách lược để có những điều chỉnh và cải thiện phù hợp.

Tuy nhiên, nếu một số nền giáo dục còn nặng về thành tích thì việc lựa chọn học sinh để làm mẫu đánh giá thiếu khách quan sẽ dẫn đến các kết quả thiếu trung thực.

Trong khi các quốc gia có nền giáo dục tiến bộ chẳng hạn: Mỹ, Anh, Phần Lan, Úc... họ lựa chọn khách quan phân bố mẫu học sinh tham gia cho chương trình đánh giá đồng đều, cả vùng nông thôn các vùng khó khăn, cả trường công lẫn trường tư, vì vậy thứ hạng của các quốc gia này phản ánh chính xác hệ thống giáo dục.

Giáo dục Việt Nam còn chạy theo thành tích

Còn đối với Việt Nam, việc chúng ta không có tên trên bảng xếp hạng PISA đã cho thấy mặt mạnh và yếu của giáo dục. Giáo dục Việt Nam còn đặt nặng về kiến thức mà thiếu chú trọng phát triển các kỹ năng sống của trẻ. Ngay việc học sinh trước khi vào lớp 1 đã phải bị ép buộc đi học thêm các môn Toán và Tập viết, cho thấy định kiến đó còn ăn sâu trong tiềm thức người Việt.

Phụ huynh chúng ta lo sợ con mình không giỏi bằng bạn bằng bè, chứ quên rằng độ tuổi đó cần được chú trọng phát triển các kỹ năng cá nhân như tự vệ sinh, tự ăn uống... để hình thành nên tính tự lập ngay từ nhỏ.

Giáo dục nặng thành tích sẽ làm hạn chế phát triển các kỹ năng xã hội của trẻ và khả năng thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của cuộc sống. Nhiều học sinh chúng ta học hết đại học nhưng vẫn không có những kỹ năng sống cần thiết khi bước vào cuộc sống tự lập. Đa số dựa dẫm vào cha mẹ, điều này trái ngược với trẻ phương Tây. 18 tuổi tự lập và tách ra khỏi bố mẹ. Cho nên trẻ phương Tây rất độc lập và tự tin vì môi trường gia đình và giáo dục giúp chúng phát triển các phẩm chất và năng lực đó.

Tôi nghĩ, từ kết quả đánh giá của OEDC, giáo dục Việt Nam nên thay đổi để giúp học sinh thích ứng với môi trường hội nhập. Nên giảm tải kiến thức và chú trọng hơn đến phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Tránh giáo dục "nhồi sọ", học thuộc và ghi nhớ, thay vào đó cần phải tạo điều kiện phát triển các năng lực cá nhân như khả năng sáng tạo, khả năng phản biện, khả năng giải quyết vấn đề.

Đặc biệt cần phải có các chương trình đào tạo gắn liền với thực tế cuộc sống, giúp hình thành và phát triển các kỹ năng sống của trẻ. Giáo dục gắn liền với các kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế sẽ giúp các em hoà nhập cuộc sống dễ dàng khi chúng rời ghế nhà trường và bước chân vào đời.

Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền
TIN LIÊN QUAN

Lý do Việt Nam "vắng mặt" trên BXH PISA: Vì học sinh quá giỏi học thuật?

Đặng Chung |

Tiến sĩ Lê Thị Mỹ Hà - Giám đốc quốc gia PISA Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GDĐT) đã có những trao đổi với Lao Động về lý do Việt Nam không có tên trong bảng xếp hạng PISA, của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

Bộ Giáo dục nêu lý do Việt Nam có điểm số cao vẫn không có tên trong PISA

HUYÊN NGUYỄN |

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có 2 lý do chính để Diễn đàn Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) chưa đưa kết quả của Việt Nam vào bảng so sánh.

Việt Nam bất ngờ không có tên trong bảng xếp hạng PISA năm 2018

HUYÊN NGUYỄN |

Năm 2018, lần thứ 3 Việt Nam tham gia vào bảng xếp hạng PISA nhưng không có tên trong danh sách xếp hạng vừa được công bố bởi Diễn đàn Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Lý do Việt Nam "vắng mặt" trên BXH PISA: Vì học sinh quá giỏi học thuật?

Đặng Chung |

Tiến sĩ Lê Thị Mỹ Hà - Giám đốc quốc gia PISA Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GDĐT) đã có những trao đổi với Lao Động về lý do Việt Nam không có tên trong bảng xếp hạng PISA, của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

Bộ Giáo dục nêu lý do Việt Nam có điểm số cao vẫn không có tên trong PISA

HUYÊN NGUYỄN |

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có 2 lý do chính để Diễn đàn Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) chưa đưa kết quả của Việt Nam vào bảng so sánh.

Việt Nam bất ngờ không có tên trong bảng xếp hạng PISA năm 2018

HUYÊN NGUYỄN |

Năm 2018, lần thứ 3 Việt Nam tham gia vào bảng xếp hạng PISA nhưng không có tên trong danh sách xếp hạng vừa được công bố bởi Diễn đàn Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).