Những cách chữa “bệnh ngại học” của học sinh sau kỳ nghỉ Tết

Bích Hà |

Ngày 29.1 (mùng 5 Tết Canh Tý) là ngày cuối cùng trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, trước khi giáo viên, học sinh tại các trường học bắt đầu trở lại với công việc học tập, giảng dạy theo thời khóa biểu. Sau kỳ nghỉ Tết kéo dài nhiều ngày, học sinh bắt đầu có tâm lý “ngại học”, uể oải khi quay trở lại trường.

Để kéo học sinh trở lại với “quỹ đạo học tập”, giáo viên đã phải chuẩn bị những bí quyết khác nhau.

Lì xì đầu năm

Để buổi học đầu tiên của năm mới thật vui vẻ và hào hứng, cô Phạm Thái Lê (giáo viên môn Ngữ văn, Trường Marie Curie, Hà Nội) thường lì xì học sinh bằng điểm.

Theo cô, với mỗi bộ môn, giáo viên sẽ có một "chiêu" khác nhau để hấp dẫn trò trở lại quỹ đạo. Nhưng tốt nhất là những ngày đầu năm mới không nên quá căng thẳng việc học, mà phải để việc học trở nên nhẹ nhàng, tạo không khí vui tươi.

Cô Lê cho rằng hãy khuyến khích học trò bằng việc lì xì điểm cho những em chăm ngoan. Việc được điểm cao, được khen trong những ngày đầu năm sẽ tạo động lực để học trò hứng thú hơn với việc học.

 
 
Học sinh hào hứng xếp hàng để chúc tết và nhận lì xì trong ngày đầu đi học trong năm mới.

Nhiều giáo viên khác thì áp dụng “chiêu” lì xì học sinh bằng tiền. Giáo viên chuẩn bị sẵn vài chục phong bao với mệnh giá 5.000 đồng để lì xì cho cả lớp. Tiếp đến, thầy cô khuyến khích ai năng nổ trả lời đúng câu hỏi sẽ nhận được lì xì từ 10.000-20.000 đồng. Khỏi phải nói, suốt tiết học đầu năm, học sinh vô cùng hào hứng, sôi nổi.

Ngoài ra, giáo viên cũng nên dành ít phút để nói chuyện với học sinh về kỷ niệm trong kỳ nghỉ Tết, lắng nghe các em nói về những trải nghiệm Tết của mình. Tiết học đầu năm cần tạo không khí tươi vui, tránh căng thẳng, để học sinh làm quen và dần trở lại với quỹ đạo học tập.

Phụ huynh đồng hành cùng con

Để học sinh hào hứng trở lại trường sau khi nghỉ Tết Nguyên đán, bên cạnh việc giáo viên có phương pháp tạo tiết học thú vị, tươi vui, thì rất cần sự đồng hành của phụ huynh.

Chẳng hạn, khoảng 1-2 ngày cuối kỳ nghỉ Tết, phụ huynh có thể tập thói quen để con đi ngủ đúng giờ, hôm sau dậy và ngủ trưa đúng giấc. Ngoài ra, vào buổi tối, cha mẹ nên dành thời gian hướng dẫn con ngồi vào bàn học.

Ngoài việc soạn sách vở theo thời khóa biểu thì cần kiểm tra xem con có được giao bài tập về nhà hay không và nhắc nhở con hoàn thành. Sau những ngày Tết được vui chơi thoải mái, việc trẻ có tâm lý ngại học sẽ khó tránh và cha mẹ không nên quát nạt, tránh làm trẻ căng thẳng.

Nếu học sinh không có bài tập về nhà trong dịp Tết, để đỡ quên kiến thức, sớm bắt nhịp với việc học, cô Thạch Anh Thư (giáo viên Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) khuyên phụ huynh nên dành một khoảng thời gian cùng con ôn lại công thức, hay các lý thuyết trong sách giáo khoa.

Lúc đầu trẻ có thể chán nản, nhưng quan trọng nhất là hình thành thói quen cho con khi bắt đầu trở lại việc học khi hết kỳ nghỉ Tết.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Ứng phó dịch bệnh do virus Corona, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra công điện khẩn

Đặng Chung |

Để phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công điện gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học, các đơn vị trực thuộc Bộ, yêu cầu tăng cường các biện pháp để ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của dịch bệnh.

Ngăn virus Corona phát tán, sinh viên đi đổ rác cũng phải đo thân nhiệt

Đặng Chung |

Để ngăn chặn việc lây lan virus Corona gây bệnh viêm phổi cấp, các trường học ở Trung Quốc đã trang bị máy đo thân nhiệt và phát khẩu trang miễn phí cho sinh viên, đặc biệt là những lưu học sinh đang ở lại trường trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Nhớ ơn thầy cô ngày trong mùng 3 Tết: Truyền thống cần gìn giữ

An Bình |

Truyền thống của người Việt từ xưa vốn có nét đẹp “tôn sư trọng đạo”. Thầy cô được đặt ngang hàng cung kính như mẹ cha. Chính vì thế, ngày tết cũng có hẳn một ngày riêng dành cho việc tri ân thầy cô và chúc tụng để mong những điều tốt đẹp đến với người thầy của mình.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Ứng phó dịch bệnh do virus Corona, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra công điện khẩn

Đặng Chung |

Để phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công điện gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học, các đơn vị trực thuộc Bộ, yêu cầu tăng cường các biện pháp để ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của dịch bệnh.

Ngăn virus Corona phát tán, sinh viên đi đổ rác cũng phải đo thân nhiệt

Đặng Chung |

Để ngăn chặn việc lây lan virus Corona gây bệnh viêm phổi cấp, các trường học ở Trung Quốc đã trang bị máy đo thân nhiệt và phát khẩu trang miễn phí cho sinh viên, đặc biệt là những lưu học sinh đang ở lại trường trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Nhớ ơn thầy cô ngày trong mùng 3 Tết: Truyền thống cần gìn giữ

An Bình |

Truyền thống của người Việt từ xưa vốn có nét đẹp “tôn sư trọng đạo”. Thầy cô được đặt ngang hàng cung kính như mẹ cha. Chính vì thế, ngày tết cũng có hẳn một ngày riêng dành cho việc tri ân thầy cô và chúc tụng để mong những điều tốt đẹp đến với người thầy của mình.