Nhiều ý kiến trái chiều về đề xuất nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp

Thanh Hằng |

Đề xuất cấp giấy chứng nhận nghề nghiệp cho giáo viên được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) lấy ý kiến mới đây đang nhận về nhiều tranh luận trái chiều. Trong đó đa số ý kiến phản đối và cho rằng, quy định là không cần thiết, tạo thêm gánh nặng và áp lực cho nhà giáo.

Không thật sự cần thiết

Tiếp nhận thông tin này, cô Nguyễn Phương Mai - giáo viên Trường THPT Tứ Kỳ (Hải Dương) - bày tỏ sự khó hiểu và cảm thấy yêu cầu giáo viên phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp là không phù hợp.

Theo nữ giáo viên, bằng tốt nghiệp sư phạm do các trường đào tạo cấp cho giáo viên đã là một "giấy chứng nhận nghề nghiệp".
Bên cạnh đó, trong quá trình học tập và công tác, giáo viên cũng phải học thêm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, như vậy đã đủ chứng minh năng lực của giáo viên.
Đồng quan điểm, nhiều giáo viên cũng thẳng thắn bày tỏ sự không đồng tình với quy định nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp. Họ cho rằng, trước khi ra trường đi dạy, giáo viên đã được đào tạo đạt chuẩn nên việc cấp thêm giấy chứng nhận là điều không cần thiết. Hơn nữa, việc thêm giấy chứng nhận rất dễ gây khó khăn cho giáo viên, có nguy cơ xuất hiện tiêu cực, tạo thêm áp lực, gánh nặng vô hình.

Cô Trần Hoài Bắc - giáo viên bậc THCS ở Nghệ An - bày tỏ sự bối rối, hoang mang và cho rằng, đề xuất này gây mất thời gian, tạo thêm áp lực cho nhà giáo.

“Giáo viên không phải là ngành nghề nhàn hạ, công việc thường xuyên phải đi sớm về muộn, tối còn phải tất bật chuẩn bị hồ sơ bài giảng cho ngày hôm sau. Bao nhiêu công việc ngổn ngang cần làm khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo viên chúng tôi vừa phải nghiên cứu sách mới vừa phải tìm tòi thay đổi phương pháp dạy hiệu quả. Bây giờ còn phải chạy theo các yêu cầu tiêu chí để xét đạt chứng nhận nghề nghiệp, điều này rất áp lực cho giáo viên" - Cô Bắc bộc bạch.

Giáo viên không phải là “thợ dạy”

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động về vấn đề này, TS Vũ Thu Hương - chuyên gia giáo dục - cho rằng, công nhận chứng chỉ nghề nghiệp sẽ đánh giá được kiến thức chuyên môn của giáo viên, nhưng nghề giáo là ngành nghề cần sự giao lưu tiếp xúc giữa người với người và không nên chỉ đào tạo ra những người “thợ dạy”.

“Nghề giáo khác với các ngành nghề mang tính đặc thù như luật sư, kỹ sư thiết kế, xây dựng... Họ có thể hành nghề độc lập nên cần có chứng chỉ hành nghề để chứng minh trình độ năng lực làm việc. Nhưng một người giáo viên tốt phải đáp ứng nghiệp vụ sư phạm - tổng thể những kiến thức, kỹ năng giảng dạy, xử lý tình huống tối thiểu. Và một tờ giấy chứng nhận không thể nào đánh giá hết được những điều này.

Hơn nữa, việc cấp giấy chứng nhận nghề nghiệp cho giáo viên cũng vô tình lại gây thêm khó khăn cho sinh viên mới ra trường khi đi xin việc làm, họ sẽ phải gồng mình trước những tiêu chí xét đạt chứng nhận” - TS Hương nói.

Theo chuyên gia giáo dục Vũ Thu Hương, nên để các cơ sở giáo dục tự đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên như hiện nay. Đồng thời, cần có những quy định cụ thể, chặt chẽ về trình độ chuyên môn cho từng cấp học, từng phân môn, bộ môn.

Đặc biệt, cần tổ chức việc xét tuyển, tuyển dụng nghiêm túc, chặt chẽ để chọn ra đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất, năng lực, đảm bảo chất lượng giảng dạy thay vì phải phát sinh thêm chứng nhận nghề nghiệp gây tốn kém và không thực sự cần thiết.

Thanh Hằng
TIN LIÊN QUAN

Chứng nhận nghề nghiệp của nhà giáo cần làm tốt hay có thể huỷ bỏ?

Tường Vân thực hiện |

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang trong quá trình lắng nghe ý kiến đóng góp, phản biện để xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo. Theo đó, dự kiến, nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp. Giấy chứng nhận này được cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp miễn phí và có giá trị sử dụng trong toàn quốc. Báo Lao Động đã có buổi trò chuyện cùng TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) xoay quanh vấn đề này.

Nhà giáo phải có chứng nhận nghề nghiệp - một giấy phép con không cần thiết

Trà My |

Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến đưa vào dự thảo Luật Nhà giáo quy định nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp. Giấy chứng nhận này được cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp miễn phí và có giá trị sử dụng trong toàn quốc. Nhiều ý kiến cho rằng, đây như một giấy phép con, vô lý và không cần thiết.

Giáo viên băn khoăn về đề xuất nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp

Mi Vân |

Nhiều ý kiến giáo viên cho rằng, giấy chứng nhận nghề nghiệp không cần thiết, gây lãng phí, phiền phức cho thầy cô giáo.

Đời bi kịch của bị hại vụ lừa đảo tại Tập đoàn Sen Tài Thu

NHÓM PHÓNG VIÊN THỜI SỰ |

Nhiều bị hại trong vụ án lừa đảo tại Tập đoàn Sen Tài Thu hiện rơi vào tình cảnh khốn đốn, gia đình tan nát, vợ chồng bất hòa.

Khoản phải thu của Tập đoàn Lộc Trời với Công ty Hưng Phước tăng tới 2.367 lần

Ngọc Thiện |

Khoản tiền Tập đoàn Lộc Trời phải thu của Công ty CP Lương thực Hưng Phước tăng từ 248 triệu đồng lên tới 587,8 tỉ đồng (gấp 2.367 lần so với đầu năm 2023). Ngoài ra, Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) vẫn còn hơn 1.222 tỉ đồng tồn kho thành phẩm.

Tìm thấy manh mối vụ mất tích máy bay bí ẩn nhất mọi thời đại

Song Minh |

Vụ mất tích máy bay bí ẩn nhất mọi thời đại vừa được các nhà thám hiểm tuyên bố đã tìm thấy manh mối.

Chợ lá dong độc nhất Hà Thành nhộn nhịp khi Tết đến

THẾ ĐẠI |

Từ nhiều năm nay, chợ lá dong phố Trần Quý Cáp (phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội) cứ mỗi độ Tết đến lại tấp nập. Những bó lá xanh mướt, lạt gói bánh chưng là những mặt hàng bày bán tại nơi đây.

Hình ảnh Táo Quân 2024 và câu chuyện về chung cư mini

Anh Trang |

Chương trình Táo Quân 2024 có nhiều thay đổi từ mô tuýp tới nghệ sĩ tham gia.

Chứng nhận nghề nghiệp của nhà giáo cần làm tốt hay có thể huỷ bỏ?

Tường Vân thực hiện |

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang trong quá trình lắng nghe ý kiến đóng góp, phản biện để xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo. Theo đó, dự kiến, nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp. Giấy chứng nhận này được cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp miễn phí và có giá trị sử dụng trong toàn quốc. Báo Lao Động đã có buổi trò chuyện cùng TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) xoay quanh vấn đề này.

Nhà giáo phải có chứng nhận nghề nghiệp - một giấy phép con không cần thiết

Trà My |

Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến đưa vào dự thảo Luật Nhà giáo quy định nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp. Giấy chứng nhận này được cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp miễn phí và có giá trị sử dụng trong toàn quốc. Nhiều ý kiến cho rằng, đây như một giấy phép con, vô lý và không cần thiết.

Giáo viên băn khoăn về đề xuất nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp

Mi Vân |

Nhiều ý kiến giáo viên cho rằng, giấy chứng nhận nghề nghiệp không cần thiết, gây lãng phí, phiền phức cho thầy cô giáo.